Xem Nhiều 5/2024 # Cách Trị Bệnh Trĩ Tại Nhà Cực Nhanh Bằng 9 Mẹo Đơn Giản # Top 0 Yêu Thích

Thứ Tư, 02-05-2024

Thực tế chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng những bí kíp rất đơn giản như chườm lạnh, sử dụng dầu oliu và chế độ ăn uống hợp lý. Đây là những mẹo đơn giản, không chỉ có tác dụng nhanh mà còn rất hiệu quả trong phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.

Theo cách nói của dân gian thì bệnh trĩ còn được gọi là bệnh lòi dom. Còn theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì bệnh trĩ xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn bị căng giãn quá mức. Để nhận biết các dấu hiệu bệnh trĩ bệnh nhân không được quên những triệu chứng chính như đại tiện ra máu, sa búi trĩ, ngứa ngáy và sưng hậu môn, …

Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng thì những triệu chứng này sẽ khiến người bệnh đau đớn, đứng ngồi không yên, chất lượng cuộc sống bị giảm sút nghiêm trọng. Thế nên việc sớm điều trị bệnh có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh được sự đụng chạm của dao kéo và không cần tốn nhiều tâm sức hay tiền bạc bởi chỉ cần áp dụng các biện pháp tự nhiên hay dùng một số thuốc không kê toa đúng cách bệnh cũng có thể được chữa khỏi.

Trường hợp nào có thể áp dụng cách trị bệnh bệnh trĩ tại nhà?

Nhắc đến bệnh trĩ có lẽ ai cũng phải đỏ mặt và ngại ngùng vì bệnh xảy ra ở vùng kín. Chính vì vậy mà hầu hết mọi người khi mắc căn bệnh này đều có khuynh hướng giấu bệnh, ngại đi khám bác sĩ. Một số trường hợp lại cho rằng uống nhiều thuốc tây sẽ hại dạ dày, chưa kể đến sự phiền phức mỗi khi chen chúc khám tại bệnh viện. Chính vì vậy mà họ tự tìm cách điều trị bệnh trĩ tại nhà theo kinh nghiệm dân gian hay theo lời mách bảo của người khác.

Tóm lại, bạn có thể tự chữa bệnh trĩ tại nhà nếu rơi vào các trường hợp sau:

Bị trĩ nội, trĩ ngoại độ 1, độ 2

Biểu hiện trĩ chưa nặng, tần suất xuất hiện không thường xuyên, lâu lâu mới bị chảy máu khi đi ngoài.

Búi trĩ chưa sa ra ngoài hoặc sa nhưng có thể tự co lên được ngay sau khi đi đại tiện

Bạn bị bệnh trĩ khi đang mang thai hoặc còn trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ thì cũng nên tìm cách khắc phục bệnh trĩ bằng phương pháp tự nhiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Trường hợp bị trĩ độ 3,4 cũng có thể áp dụng nhưng chỉ mang tính chất hỗ trợ, không giúp khỏi bệnh hoàn toàn

9 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Nếu không được kiểm soát tốt ngay từ đầu, bệnh trĩ cũng có thể dẫn đến các biến chứng như mất máu, sa búi trĩ, hoại tử và thậm chí cả ung thư hậu môn hoặc ung thư đại trực tràng. May mắn thay, bệnh trĩ không khó chữa nếu như người bệnh áp dụng những mẹo sau ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên.

1. Điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng đá lạnh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì chườm đá lạnh rất phù hợp với những đối tượng có vết thương tụ máu. Vì vậy, những ai đang bị bệnh trĩ có thể áp dụng cách chữa này. Khi chườm đá lạnh liên tục trong vài phút thì đá lạnh can thiệp vào quá trình lưu thông máu. Sự can thiệp này có thể giúp giảm viêm, giảm sưng tấy, giảm xuất huyết, giảm đau, giảm co thắt cơ trong một thời gian ngắn. Để chườm lạnh đúng cách thì bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Dùng những viên đá bi cho vào một miếng vải mỏng, Nếu là đá cây thì phải dùng chày đập nhỏ ra. Nhiệt độ nước đá vào khoảng 0-3 độ C. Sau đó, đặt lên hậu môn trong 5 – 10 phút để cảm nhận hiệu quả.

Không nên chườm nhiều lần liên tục, mỗi lần chườm nên cách nhau 30 – 45 phút để không bị phỏng lạnh. Mỗi ngày chỉ nên thực hiện tối đa 4 – 5 lần.

Trước khi chườm lạnh phải đảm bảo hậu môn sạch sẽ và khô ráo.

Lưu ý: Không nên chườm đá lạnh lên hậu môn khi có vết rách hoặc trầy; đang bị nhiễm trùng. Những người dị ứng da khi tiếp xúc nhiệt độ lạnh cũng không nên áp dụng. Bệnh nhân đang bị tiểu đường hoặc vùng da ít cảm nhận sự nóng lạnh nên bỏ qua cách làm này.

2. Mẹo ngâm hậu môn trị trĩ tại nhà

Đây là cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà được nhiều người áp dụng nhất. Theo các bác sĩ chuyên về hậu môn trực tràng thì việc ngâm hậu môn trong nước ấm mang lại rất nhiều lợi ích như cho người bị trĩ như:

Làm giảm triệu chứng sưng và đau ở búi trĩ.

Tăng cường tuần hoàn máu tới các tĩnh mạch, giúp thành tĩnh mạch hậu môn bền chắc, giảm sa búi trĩ.

Ngăn ngừa máu ở búi trĩ không chảy thêm.

Ngâm hậu môn chữa bệnh trĩ có nhiều cách khác nhau như sử dụng nước ấm đơn thuần; hoặc ngâm nước được nấu với muối hạt, rau diếp cá, lá trầu không, lá trà xanh. Những nguyên liệu này đều có khả năng sát trùng, kháng khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn khu trú ở hậu môn không lây sang các vùng xung quanh. … Tuy nhiên bạn phải đảm bảo là những nguyên liệu này phải được lựa chọn kĩ lưỡng và rửa sạch sẽ khi sử dụng.

Sau khi đã chuẩn bị xong thì bạn đổ nước ấm ra chậu, đặt một cái ghế được khoét lỗ và ngồi trên đó. Ngồi trong khoảng 15 – 20 phút để hơi nước phát huy tác dụng. Khi nước đã nguội bớt thì đặt hậu môn vào chậu rồi lau khô. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

3. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng nha đam

Theo một nghiên cứu của các bác sĩ tại bệnh viện Cleveland Clinic – Mỹ thì nha đam có đặc tính kháng viêm tự nhiên. Nó tỏ ra có hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị viêm nhiễm ngoài da và giúp làm giảm các chứng sưng đau và sa trĩ.

Chính vì vậy bạn có thể sử dụng gel nha đam nguyên chất thoa lên khu vực hậu môn, búi trĩ. Đều đặn làm việc này mỗi ngày hai lần, mỗi lần để khoảng 30 phút sẽ thấy bớt ngứa hậu môn, búi trĩ bớt sưng viêm nên cơn đau dịu hẳn.

4. Dùng muối Epsom trị bệnh trĩ tại nhà

Muối Epsom là tên gọi của một loại khoáng chất tự nhiên được khai thác tại con suối Surrey của Anh. Nhờ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, loại muối này được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới không chỉ trong làm đẹp mà con trong điều trị bệnh.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, muối Epsom có khả năng kích thích sản sinh chất serotonin giúp đầu óc được thư giãn, thoải mái. Ngoài ra, loại muối này còn có thuốc tính kháng viêm, giảm đau, giảm ngứa, tăng cường tuần hoàn máu và chống táo bón.

Với tất các những lợi ích trên, người bị trĩ được khuyên nên pha muối Epsom vào trong bồn nước ấm để ngâm mình tắm rửa hàng ngày. Ngoài ra có thể kết hợp muối Epsom với glycerin theo cách sau:

Trộn muối Epsom và glycerin theo tỷ lệ 1:1

Lấy một miếng bông gòn hay miếng gạc nhỏ nhúng vào hỗn hợp này và đắp vào hậu môn

Nằm yên giữ miếng gạc cố định trong 15-20 phút

Thực hiện liên tục 4-5 lần/ ngày cho đến khi cơn đau và các triệu chứng của bệnh trĩ giảm bớt.

5. Cách chữa bệnh trĩ đơn giản từ dầu oliu ( hoặc dầu dừa)

Dùng dầu ô liu là cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản đã được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tương đối tốt. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhờ chứa chất chống oxy hóa và chống viêm tốt nên dầu oliu mới có khả năng tuyệt vời đó. Ngoài ra, nó còn giúp các mạch máu tăng sự đàn hồi, co giãn tốt hơn, tăng khả năng chống chịu, hạn chế sưng đau do trĩ.

Trong khi đó, dầu dừa cũng có đặc tính tương tự. Bạn có thể sử dụng một trong hai loại dầu này để điều trị bệnh trĩ tại nhà theo hướng dẫn sau:

Thứ nhất, dùng trong ăn uống: Bạn nên thay thế dầu ăn động vật bằng dầu oliu/ dầu dừa khi chế biến thức ăn. Ngoài ra, có thể uống trực tiếp dầu mỗi ngày một thìa hoặc trộn trong các món salad ăn cùng.

Thứ hai, dùng dầu bôi lên hậu môn: Cách làm này bạn nên kiên trì mỗi ngày bôi 3 – 4 lần. Lưu ý là cần rửa hậu môn sạch sẽ trước khi bôi để không giảm tác dụng.

6. Tập thể dục đều đặn cũng giúp khắc phục bệnh trĩ

Tập thể dục là một cách khắc phục bệnh trĩ tại nhà đơn giản và đặc biệt rất có lợi cho sức khỏe. Cách khắc phục bệnh trĩ bằng những bài thể dục sẽ phát huy hiệu quả nếu bạn duy trì thói quen này hằng ngày.

Bệnh nhân nên lựa chọn các bài tập vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, đạp xe, yoga, bơi lội,… vừa giúp chữa bệnh trĩ vừa thư giãn tinh thần và nâng cao thể trạng.

– Bài tập số 1:

Nằm ngửa trên một mặt phẳng, chân và tay duỗi thẳng ép sát cơ thể

Nhằm hờ hai mắt lại và hướng mọi sự tập trung về vùng bụng dưới ở khu vực gần xương mu. Đây là nơi tập trung phần lớn tinh khí trong cơ thể người.

Hít một hơi thật sâu và từ từ co thót hậu môn lại. Cùng lúc đó xiết chặt tay, gập 10 đầu ngón chân cho cong hết cỡ về phía đầu gối.

Giữ tư thế trên trong 5 giây rồi từ từ thở ra và đưa cơ thể quay trở về tư thế ban đầu, thả lỏng

Tập luyện tương tự mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 15 phút

Bài tập này có tác dụng nâng cao khả năng co thắt và cải thiện sức bền cho các cơ cạnh hậu môn, làm các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng có độ đàn hồi tốt hơn.

Bạn đứng thẳng, hai chân đứng dạng ra hai bên sao cho ngang bằng với vai, hai tay duỗi thẳng ở tư thế thả lỏng.

Từ từ hạ thấp hai đầu gối xuống giống trong khi lưng vẫn giữ thẳng

Khép miệng lại và đẩy lưỡi sát lên trên vòm miệng để kích thích bài tiết nước bọt

Chờ cho đến khi nước bọt tiết ra đầy khoang miệng bạn hít một hơi thật sâu rồi từ từ nuốt nước bọt. Song song đó, co thóp hậu môn lại, nín thở trong 10 giây.

Cuối cùng từ từ thở ra, thả lỏng cơ hậu môn và quay trở lại tư thế ban đầu

Với bài tập chữa bệnh trĩ tại nhà này chúng ta nên thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút sẽ giúp búi trĩ dần teo nhỏ lại, thành mạch trĩ có khả năng co giãn tốt hơn.

7. Mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà qua con đường ăn uống

Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa nhất định đối với người đang điều trị bệnh trĩ tại nhà. Xây dựng thực đơn hợp lý sẽ giúp làm giảm và đẩy lùi được bệnh trĩ. Các bạn cần chú ý một số điều như sau:

Bổ sung đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong đó ưu tiên ăn nhiều rau quả tươi, các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ ( rau xanh, trái cây), chất sắt ( thịt bò, rau dền, các loại đậu, ngũ cốc, gan…) để chống táo bón và ngăn ngừa biến chứng thiếu máu.

Đừng quên thêm các thực phẩm có tính nhuận tràng như rau diếp cá, khoai lang, chuối chín, đu đủ chín, cà rốt, nha đam, sữa chua,…vào trong thực đơn. Chúng sẽ giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn, tránh được hiện tượng đau và sa búi trĩ mỗi khi đi ngoài.

Uống nhiều nước mỗi ngày để phòng chống táo bón và hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh nước lọc, bạn nên bổ sung các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ như nước ép củ cải trắng, nước chanh, nước cam,…

Kiêng tuyệt đối hoặc hạn chế ăn một số loại thực phẩm sau: ớt, tiêu, các loại quả có tính nóng ( nhãn, mận Hà Nội, vải, xoài,…), đồ ngọt, thịt mỡ. Các loại đồ uống có tính kích thích như rượu, chè, cà phê, nước ngọt cũng không nên sử dụng khi đang chữa bệnh trĩ tại nhà.

8. Điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng các loại thuốc không kê toa

Một số loại thuốc mỡ, kem bôi trĩ, thuốc làm mềm phân hay thuốc kháng viêm không kê toa có thể giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng và khắc phục tình trạng sưng viêm ở búi trĩ. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ, nếu được cho phép có thể dùng các thuốc sau để khắc phục bệnh tại nhà.

Thuốc kháng viêm không steroid ( gọi tắt là NSAID):

Hầu hết bệnh nhân đều đáp ứng tốt với các thuốc Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Ngoài ra có thể dùng kem chứa thành phần hydrocortisone bôi vào hậu môn nhưng không nên thoa kem quá 1 tuần.

Các thuốc làm mềm phần và tăng cường chất xơ như psyllium hoặc methylcellulose có thể giúp giảm táo bón, làm cho phân mềm hơn, và di chuyển dễ dàng hơn trong đường ruột và không gây đau khi đi cầu. Các loại thuốc này rất có ích nếu bạn bị trĩ do táo bón kinh niên.

9. Khắc phục bệnh trĩ bằng cách thay đổi lối sống

Việc lựa chọn lối sống khoa học có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh trĩ và rút ngắn thời gian chữa bệnh tại nhà. Do đó trong đời sống sinh hoạt hàng ngày bạn cần luôn nghi nhớ:

Duy trì cân nặng hợp lý. Mỗi người nên giữ cân nặng phù hợp với chiều cao của cơ thể. Từ đó, sẽ giảm áp lực cho vùng ổ bụng cũng như phần hậu môn, tránh nguy cơ bị bệnh trĩ.

Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Cả hai trạng thái này đều gây áp lực cho phần dưới cơ thể nhiều hơn, nguy cơ tái phát bệnh trĩ là rất cao.

Chữa triệt để bệnh ho hoặc hen suyễn nếu như đang mắc phải. Khi bị ho cơ thể thường gây tức bụng, xương chậu và tác động đến niêm mạc trực tràng.

Không mang vác các đồ vật quá nặng: Nó có thể khiến búi trĩ bị căng và mắc phải những vấn đề nghiêm trọng khác.

Mặc đồ thoáng mát: Mặc quần áo bó sát, chất liệu cứng sẽ khiến hậu môn bị ẩm ướt, cọ xát gây đau đớn và khó chịu. Lời khuyên của các bác sĩ dành cho người bệnh đó là nên lựa chọn quần áo có chất liệu vải thoáng mát từ sợi tự nhiên, vải cotton sẽ tạo sự thoải mái, dễ chịu nhất.

Có một thói quen đi đại tiện khoa học. Đó là ngồi đúng tư thế; không rặn quá mạnh trong thời gian đi cầu; không nhịn đại tiện; không ngồi quá 30 phút trong nhà vệ sinh; vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau mỗi lần đại tiện.

Không rửa hậu môn bằng xà phòng tẩy rửa: Đây cũng là vấn đề quan trọng cần tránh khi điều trị bệnh trĩ tại nhà. Bệnh trĩ rất nhạy cảm, và nước hoa và các hóa chất khác có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Để đảm bảo vệ sinh và không gây kích ứng cho hậu môn thì sau khi đi ngoài xong tốt nhất bạn nên dùng nước rửa cho sạch.

Nguyên tắc cần nhớ khi chữa bệnh trĩ tại nhà

Khi có ý định điều trị bệnh trĩ tại nhà bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:

# Tham khảo ý kiến những người có chuyên môn trước khi áp dụng

Như trên phần đầu bài viết có đề cập, cách chữa bệnh trĩ tại nhà chỉ có hiệu quả tốt nếu áp dụng ngay khi mới bị. Do vậy khi phát hiện ra các triệu chứng nghi ngờ bệnh, bạn cần tới các chuyên khoa hậu môn trực tràng khám để xác định rõ mức độ bệnh của mình đang ở giai đoạn nào. Đồng thời nhờ sự tham vấn của bác sĩ xem liệu với tình trạng bệnh của mình thì có thể trị bệnh trị tại nhà được không rồi mới nên tiến hành áp dụng.

# Kiên trì

Dù an toàn nhưng những mẹo chữa trĩ tự nhiên lại lâu cho kết quả. Thời gian điều trị có thể kéo dài trong một vài tháng hay cả năm tùy theo cơ địa cũng như cách thức thực hiện của mỗi người. Do vậy bạn cần xác định nếu kiên trì được thì mới thực hiện.

# Thực hiện thường xuyên, đều đặn

Khi theo đuổi bất kì phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà nào bạn phải thực hiện thường xuyên, đều đặn thì mới mong có kết quả. Việc bỏ dở giữa chừng hay lâu lâu mới áp dụng một lần vừa tốn thời gian và hiệu quả lại chẳng đi tới đâu, thậm chí bệnh còn phát triển nặng hơn.

# Gặp bác sĩ khi có biểu hiện trở nặng

Không phải cũng đáp ứng tốt được với các chữa bệnh trĩ tại nhà ở trên. Chính vì vậy mới xảy ra trường hợp một số người ngày càng có biểu hiện nặng hơn.

Do đó, trong khoảng thời gian tự chữa bệnh tại nhà, bạn cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của mình. Nếu thấy có bất kì dấu hiệu nào cho thấy bệnh trĩ đang trở nặng thì nên tới bệnh viện để bác sĩ điều trị

Các dấu hiệu của bệnh trĩ nặng bao gồm:

Khi đại tiện thấy máu chảy theo kiểu nhỏ giọt hoặc phun thành tia

Khu vực hậu môn và búi trĩ có biểu hiện nhiễm khuẩn, trầy xước hay chảy máu khi không may va chạm phải

Cảm giác đau đớn xuất hiện thường trực cả ngày lẫn đêm

Búi trĩ lòi hẳn ra ngoài không thể thu lại được.