Xem Nhiều 5/2024 # Trị Nghẹ Mũi Ở Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào An Toàn Và Hiệu Quả Tốt? # Top 1 Yêu Thích

Trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh phải tùy vào nguyên nhân và thể trạng của trẻ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Mặc dù nghẹt mũi ở trẻ không phải là một triệu chứng nặng nhưng nếu không được điều trị nhanh chóng thì dễ chuyển biến thành các bệnh lý viêm đường hô hấp.

Khi mới sinh ra, hệ miễn dịch và cơ quan hô hấp của trẻ sơ sinh còn ở trong giai đoạn đang phát triển. Do đó, bé rất dễ gặp những vấn đề về hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, khó thở, thở khò khè… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do:

Yếu tố sinh lý: lượng dịch nhầy trong hệ hô hấp vẫn chưa được làm sạch hoàn toàn

Trẻ bị mắc các bệnh: cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, viêm tiểu phế quản, hen suyễn, viêm phổi…

Trẻ sơ sinh chưa biết cách tự tống các dịch đờm ra ngoài nên tình trạng nghẹt mũi có thể khiến bé bị khó thở. Nếu trẻ bị nghẹt mũi do yếu tố sinh lý, bé có thể khỏi ngay sau 5 – 7 ngày chữa trị bằng các biện pháp tự nhiên. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đi kèm với các dấu hiệu bất thường: sốt, ho, thở khò khè, hơi thở yếu…thì khả năng bé bị mắc các bệnh về đường hô hấp là khá cao.

Các cách trị nghẹt mũi khó thở ở trẻ sơ sinh

Tùy vào thể trạng và nguyên do gây nghẹt mũi, cha mẹ có thể lựa chọn phương pháp tây y, đông y hay mẹo dân gian để điều trị khò khè nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.

Cách trị nghẹt mũi khó thở ở trẻ sơ sinh bằng tây y

Cha mẹ lưu ý khi điều trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh bằng thuốc tân dược phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc tây y chỉ nên sử dụng điều trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh trong trường hợp nặng, do mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Thông thường, bác sĩ có thể kê đơn cho trẻ sơ sinh một số loại thuốc xịt hoặc nhỏ mũi như Otrivin 0.05%, Nasivin 0,01%… Mỗi một trường hợp cụ thể sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau. Vì thế cha mẹ phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh thuốc gây tác dụng phụ nguy hiểm cho bé.

Thuốc tân dược cũng thường chứa kháng sinh mạnh nên triệu chứng nghẹt mũi sẽ giảm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, cha mẹ không vì thế mà lạm dụng thuốc để đẩy nhanh tiến trình chữa bệnh. Sử dụng quá liều có thể khiến trẻ có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ nguy hiểm như: Ngộ độc thuốc, tim đập nhanh, huyết áp tăng, rối loạn nhận thức.

Mẹo trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh theo dân gian

Trong những trường hợp nhẹ, bác sĩ thường khuyến khích sử dụng cách điều trị bệnh nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh theo dân gian hoặc các biện pháp tự nhiên và khoa học. Cha mẹ có thể làm thông thoáng mũi cho trẻ với các phương thức đơn giản sau:

Dùng nước muối sinh lý: đặt bé nằm nghiêng sang bên trái, nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mũi bên phải. Làm tương tự như vậy với bên ngược lại. Lưu ý rằng: trước khi nhỏ nước muối sinh lý cần làm sạch mũi cho trẻ trước để tránh bị viêm mũi.

Tinh dầu tràm gió: sử dụng tinh dầu tràm gió để xông phòng hoặc thoa một ít vào khăn mùi xoa cho bé ngửi 1-2 lần/ngày. Lưu ý: tránh mua nhầm tinh dầu tràm trà bởi vì tràm trà gây hại cho trẻ sơ sinh.

Gừng và đường phèn: cắt một vài lát gừng ngâm nước sôi pha đường phèn khoảng 15 phút, để cho nguội bớt, còn ấm thì cho trẻ uống 1-2 lần/ngày.

Mẹo dân gian tuy an toàn với trẻ sơ sinh nhưng thường mất nhiều thời gian để thấy được hiệu quả. Tuy nhiên các mẹo chữa này chỉ có tác dụng trong trường hợp bệnh nhẹ và tùy vào cơ địa của bé. Mẹ lưu ý không nên quá lạm dụng làm theo các mẹo dân gian, nếu thực hiện không đảm bảo vệ sinh có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Cách trị nghẹt mũi khò khè ở trẻ sơ sinh theo đông y

Theo đông y, ngạt mũi biểu trưng cho khí lưu thông kém, phế bị tắc nghẽn và được phân thành nhiều thể với các nguyên tắc điều trị khác nhau:

Thể phong nhiệt: do phong nhiệt uất phế phải tuyên phế, thanh nhiệt, thông khiếu.

Thể thấp nhiệt: do thấp nhiệt trong can đởm, tỳ vị nên cần thanh nhiệt, giải độc.

Thể táo nhiệt: do táo nhiệt thương âm nên phải dưỡng âm, thanh tao, nhuận phế.

Thể hư nhiệt: do can, thận âm hư nên phải thanh nhiệt, hoạt huyết, thông khiếu.

Thể phong hàn: do hàn tà xâm nhập nên phải thông khiếu, tán hàn, giải biểu.

Thuốc đông y sẽ dựa vào căn nguyên của mỗi thể mà kết hợp các dược liệu để điều trị tận gốc chứng nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Đông y cũng trị được bệnh ở trường hợp nặng, mãn tính, hiệu quả tốt như tây y nhưng hầu hết lại không gây tác dụng phụ cho trẻ. Dược liệu trong các bài thuốc cũng đều đến từ tự nhiên và được gia giảm, điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể để trẻ có thể dễ dàng hấp thụ một cách tốt nhất.

Không giống như Tây y hay dân gian chú trọng vào điều trị triệu chứng bệnh, Đông y đi theo quy tắc đẩy lùi căn nguyên, loại bỏ tác nhân gây bệnh để cho hiệu quả tốt nhất. Bệnh được giải quyết từ sâu bên trong kết hợp với nâng cao sức khỏe, bồi bổ cơ thể để đẩy lùi triệu chứng bên ngoài, nhờ vậy cho hiệu quả triệt để, ngăn ngừa tái phát.

Thành phần chính của thuốc đông y là các thảo dược thiên nhiên được kết hợp với nhau theo nguyên tắc tăng dược tính, kìm hãm độc tính nhờ vậy rất toàn khi sử dụng. Đông y không sử dụng tân dược, chất bảo quản trong thành phần của thuốc nên rất an toàn với sức khỏe. Thuốc có thể sử dụng cho mẹ và điều trị cho con thông qua nguồn sữa mẹ.

Chăm sóc và phòng tránh tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp còn yếu nên cha mẹ cần biết cách chăm sóc và phòng tránh tình trạng ngạt mũi để trẻ được phát triển một cách khỏe mạnh nhất.

Mát xa và làm sạch mũi cho trẻ mỗi ngày

Các vi khuẩn thường ký sinh trong mũi họng của trẻ và chờ thời cơ hệ miễn dịch suy yếu để tấn công và gây ra các bệnh về đường hô hấp dưới. Vì vậy cha mẹ cần vệ sinh cho trẻ mỗi ngày để ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn. Để lưu thông các dịch nhầy sinh lý của trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể áp dụng biện pháp mát xa giúp trẻ khơi thông đường thở.

Cách thực hiện: Đặt ngón áp út lên đường sống mũi của trẻ, di chuyển tay nhẹ nhàng từ trên xuống dưới.

Cho trẻ uống nhiều nước

Uống nhiều nước có thể giúp trẻ làm loãng dịch nhầy và từ đó tống dịch ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài uống nước mẹ cũng nên cho trẻ bú nhiều hơn trong ngày khi bị ngạt mũi để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

Để tránh cho vi khuẩn sinh sôi nhiều và hoạt động mạnh mẽ, cha mẹ cần giữ gìn môi trường sống sạch sẽ: thường xuyên vệ sinh làm thông thoáng nhà cửa, tránh để nhà cửa ẩm thấp, nên xông thêm các loại tinh dầu (tràm gió, khuynh diệp, sả chanh…) tốt cho hệ hô hấp của trẻ sơ sinh ở trong nhà 1 lần/ngày.

Nghẹt mũi có thể là một triệu chứng sinh lý thông thường nhưng đôi khi cũng là triệu chứng ban đầu của một số căn bệnh nguy hiểm. Ngay khi có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.