Xu Hướng 5/2024 # 10 Cách Trị Ho Có Đờm Cho Bé Trong Mùa Đông # Top 5 Yêu Thích

Khi nhiệt độ môi trường giảm mạnh, lúc thời tiết trở trời là thời gian trẻ em hay bị ho có đờm. Tình trạng này xảy ra ở trẻ rất khó để phát hiện sớm vì không có dấu hiệu rõ ràng thể hiện ra ngoài, chỉ khi đờm ở cổ họng tích tụ khiến bé khó thở, thở khò khè thành tiếng thì mới phát hiện bệnh. Tuy nhiên nếu như các phụ huynh để ý khi thấy trẻ lười ăn bất thường, có thể nôn trớ thì hãy xem xét và theo dõi trẻ hoặc đưa trẻ tới phòng khám.

Hiện tượng trẻ bị ho có đờm xảy ra khi các chất bã đậu, máu, mủ, giả mạc, dịch nhầy ở hốc mũi, phế quản, xoang hàm trán, phế nang, họng gặp vấn đề và gây ra sự tắc nghẽn ở đường hô hấp khiến cho cơ thể bé phản ứng ho liên tục để mong đào thải chúng khỏi cơ thể.

Hiện tượng này xảy ra khi bé đi ngủ ngay sau thời điểm dùng bữa, khi vừa ăn no xong, những dịch vị tiết ra từ hệ tiêu hóa rất nhiều, lượng thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác cũng có khả năng khiến trẻ bị ho đờm buổi đêm như: khi do bé bị ho ngang, do môi trường, thời tiết ảnh hưởng hoặc bé chạy nhảy quá nhiều vào thời điểm lúc trước khi đi ngủ.

Trẻ nhỏ bị ho có đờm có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, gây cảm giác khó chịu, khiến trẻ dễ cáu gắt và một số biến chứng khác nếu như không được chữa trị kịp thời để bệnh kéo dài.

Triệu chứng ho có đờm thường là ho kèm theo dịch tiết được tiết ra từ họng, phế nang hoặc phế quản. Thông thường, lượng tiết dịch đờm khoảng 100ml/24 giờ thường sẽ được đào thải qua mũi họng hay đường tiêu hóa.

Thời điểm giao mùa là thời gian gây nên ho có đờm nhiều nhất đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi.

– Bị lây virus gây ho có đờm qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành.

– Người bị dị ứng với không khí chứa nhiều phấn hoa, nước hoa, bụi, khói, ô nhiễm

– Người hút thuốc lá trực tiếp và hít khói thuốc. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn bệnh ho có đờm mạn tính rất nguy hiểm

– Cơ thể nhiễm các loại virus bệnh sởi, ho gà, thủy đậu sẽ xảy ra biểu hiện bệnh của cơ thể là ho có đờm.

Căn cứ vào triệu chứng ho có đờm thường được chia thành bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Nếu triệu chứng ho kèm theo đờm kéo dài hơn 3 tuần được coi là bệnh mạn tính.

Hiện tượng này gặp phải ở rất nhiều bé, nguy cơ gây ra tổn thương trên diện rộng và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng vì các vi khuẩn, virus đã bị xâm lấn và lan ra khắp cơ thể trẻ.

Nguyên nhân được xác định là do sức đề kháng của bé không được đảm bảo tốt nhất hoặc có thể do cơ địa của trẻ không tốt. Các phụ huynh nên áp dụng các phương pháp chữa trị ho đờm cho trẻ ở phần tiếp theo của bài viết để bé khỏi ho dứt điểm.

Hầu hết các nguyên nhân gây ho có đờm có thể là do các căn bệnh cấp tính gây ra như bệnh cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm thanh quản hoặc viêm xoang cấp,… Tuy nhiên, nếu triệu chứng bệnh kéo dài, người bệnh nên cẩn thận bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của các căn bệnh nguy hiểm như:

Bệnh phổi tắc nghẽn: Còn được gọi là bệnh COPD. Là một căn bệnh đường hô hấp gây khó thở do đường thở bị hẹp lại. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho có đờm diễn ra trong nhiều ngày, nhất là vào buổi sáng.

Bệnh lao phổi: Là một trong những nguyên nhân gây ho có đờm lâu ngày. Bên cạnh triệu chứng này, người bệnh còn cảm thấy đau tức ở ngực, khó thở và đôi khi ho có đờm lẫn máu. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây áp xe phổi, gây khó thở. Thậm chí nhiều trường hợp bị suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Giãn phế quản: Bệnh có hai thể chính là giãn phế quản khô và giãn phế quản ướt. Triệu chứng của giãn phế quản khô là ho ra máu lặp lại nhiều lần. Trong khi đó, giãn phế quản ướt gây ho có đờm mủ lâu ngày.

Ung thư phổi: Bệnh với biểu hiện đặc trưng như ho có đờm kèm theo triệu chứng nuốt khó, đau ở ngực và khàn tiếng.

Cách 1: hấp đường phèn với lá hẹ.

Phương pháp này có thể áp dụng đối với những bé sơ sinh

ẹ từ lâu không chỉ được xem như một thực phẩm chế biến món ăn mà còn được sử dụng như là một vị thuốc chữa khá nhiều bệnh như chữa tiểu tiện nhiều lần, di mộng tinh, tiểu són…đặc biệt là chữa ho hiệu quả.

Theo Đông y, hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, bổ dương, ôn trung hành khí, tán huyết giải độc, cầm máu, tiêu đờm…thích hợp chữa bệnh ho.

Cách 2: dùng mật ong ngâm quất.

Nhưng phương pháp này chỉ áp dụng với trẻ trên 1 tuổi. Lấy 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Đem quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Cách 3: Nước tỏi hấp đường phèn

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thủy 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vừa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh

Cách 4: Dùng hành tây chữa đờm cho bé

Hành tây bóc vỏ, thái lát vừa đủ nửa bát cơm, thêm 20g đường phèn đập dập trộn lẫn, sau đó đem hấp cách thủy 30 phút. Để hành nguội (vẫn còn hơi âm ấm), chắt lấy nước cho bé uống. Nếu uống không hết thì trong ngày hâm lại cho nóng và uống tiếp. Bài này dành cho bé dưới 1 tuổi. Bé sẽ tiêu đờm bằng cách trớ ra hoặc nuốt xuống dạ dày.

Cách 5: Rau diếp cá + nước vo gạo

Rửa sạch, giã nhuyễn từ 5 – 10 lá diếp cá. Sau đó, trộn đều 1 bát nước vo gạo + lá diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi và để lửa riu riu chừng 20 phút. Nhắc xuống bếp, lọc lấy nước để nguội cho bé uống.

Cách 6: Cây xương sông + lá hẹ

1 nắm lá xương sông; 1 nắm lá hẹ, 1 ít đường Cách thực hiện: Lá xương sông, lá hẹ thái nhỏ trộn chung với 1 ít đường mang hấp cách thủy và cho bé uống nhiều lần trong ngày. Lá xương sông có công dụng trị tiêu đờm, viêm thanh quản, trị cảm sốt hiệu quả.

Cách 7: Nước tỏi hấp đường phèn chữa ho cho bé

Nguyên liệu: 2 -3 tép tỏi, 1 viên đường phèn, 1 chén nước lọc Cách thực hiện: Tỏi đập giập, cho vào bát cùng với đường phèn + nước lọc hấp cách thủy 15 phút. Chỉ cần cho bé uống nước không cần ăn cái, ngày uống 2 – 3 lần. Nên uống nước khi còn ấm, tác dụng trị ho, cảm lạnh, tốt cho dạ dày, phổi.

Cách 8: Hạt chanh đường phèn chữa ho có đờm cho bé

Nguyên liệu: 1 thìa cà phê đường phèn, 6 hạt chanh, 1 ít nước lọc. Cách thực hiện: Cho hạt chanh, đường phèn vào một cối sạch giã nhuyễn. Sau đó hòa vào hỗn hợp trên 1 ít nước lọc rồi mang hấp cách thủy, hoặc có thể canh nồi cơm vừa cạn cho vào hấp đến khi cơm chín là dùng được. Trước khi cho bé uống gạn sạch bã. Liều uống 1 -2 thìa/ lần, 1 ngày uống 4 – 6 lần. Công dụng trị ho, tiêu đờm.

Cách 9. Lá húng chanh (tần dày lá) kết hợp đường phèn hoặc mật ong

Nguyên liệu: 1 nắm lá húng chanh; 1 ít đường phèn hoặc mật ong Lá húng chanh kết hợp đường phèn hoặc mật ong. Cách thực hiện: Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ trộn chung với đường phèn hoặc mật ong sau đó mang đi hấp cách thủy. Cho trẻ uống 2 lần/ ngày. Lá húng chanh có tác dụng thông cổ, lợi phế, trị đờm hiệu quả.

Cách 10: Hỗn hợp đường nâu + tỏi + gừng

Nguyên liệu: 1 miếng đường nâu; 2 – 3 tép tỏi, vài lát gừng, một chút xíu nước lọc Cách thực hiện: Đun sôi hỗn hợp đường nâu, vài lát gừng, 2 hoặc 3 tép tỏi, nước lọc sau đó để lửa liu riu chừng 10 phút, để nguội rồi cho trẻ uống.

343 views