Xu Hướng 5/2024 # Cách Điều Trị Bạch Cầu Tăng Cao Và Những Lưu Ý # Top 4 Yêu Thích

Cách điều trị bạch cầu tăng cao rất đa dạng. Tùy vào nguyên nhân mắc bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau.

Bạch cầu cao là bệnh gì?

Bạch cầu cao còn gọi là chứng tăng bạch cầu là hiện tượng chỉ số bạch cầu cao hơn mức bình thường. Chúng tích tụ gây cản trở lưu thông máu và can thiệp vào một số chức năng quan trọng của cơ thể bao gồm việc sản xuất ra các tế bào máu khỏe mạnh.

– Trẻ sơ sinh: từ 10.000-30.000/mm3 (10 – 30 X 109/L).

– Trẻ dưới 1 tuổi: 10.000-12.000/mm3 (10 – 12 X 109/L).

– Trẻ trên 1 tuổi: 6.000-8.000/mm3 (6 – 8 X 109/L).

Bạch cầu tăng có sao không?

Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh căn bệnh bạch cầu tăng như: Bạch cầu cao có nguy hiểm không? Bạch cầu tăng nhẹ có sao không? Bạch cầu cao cảnh báo bệnh gì?…

Tế bào bạch cầu giữ nhiệm vụ bảo vệ cơ thể bằng cách tiêu diệt các chất lạ xâm nhập cơ thể. Khi số lượng tế bào bạch cầu tăng đột biến sẽ làm chúng xâm lấn và ăn hồng cầu.

Hồng cầu bị phá hủy sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu nặng và có nguy cơ tử vong.

Do đó, bệnh bạch cầu tăng cao sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng khi có tình trạng nhiễm trùng hoặc khi người bệnh mắc các bệnh lý khác mà không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và triệu chứng bạch cầu tăng cao

Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân bạch cầu tăng cao như:

– Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, kí sinh trùng khiến cơ thể gia tăng việc sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể.

– Do những hội chứng di truyền như hội chứng Down, hội chứng Bloom, hội chứng Fanconi, hội chứng Wiskott Aldrich.

– Bạch cầu tăng còn gặp ở bệnh nhân bạch cầu. Đây là một bệnh máu ác tính do sự tăng sinh hỗn loạn của bạch cầu trong tủy xương.

– Những yếu tố gia tăng nguy cơ phát triển bệnh như thuốc lá, bức xạ, hóa chất, thuốc trừ sâu, benzene, corticosteroids và epinephrine.

– Do điều trị bệnh ung thư: Một số loại hóa trị và xạ trị cho bệnh ung thư khác được coi là yếu tố nguy cơ cho bệnh tăng bạch cầu.

Triệu chứng bệnh bạch cầu thường gặp là:

– Tầm nhìn bị hạn chế.

– Chảy máu niêm mạc.

– Thường xuyên chảy máu cam.

– Dễ bị chảy máu, bầm tím và đổ mồ hôi đêm.

– Nổi mề đay, ngứa.

– Khó thở hoặc thở khò khè.

– Vết thương khó lành.

– Cơ thể mệt mỏi, xanh xao.

– Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Xét nghiệm máu bạch cầu tăng

Để chẩn đoán bệnh bạch cầu ở trẻ em, bác sĩ cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau:

– Xét nghiệm tế bào máu-xét nghiệm máu: để đo số lượng các tế bào máu và xem hình dạng của nó.

– Chọc dịch não tủy để kiểm tra độ lây lan của các tế bào bạch cầu trong dịch bao quanh não và tủy sống.

Cách điều trị bạch cầu tăng cao hiệu quả

1. Trường hợp bạch cầu tăng do cơ thể bị nhiễm vi rút, vi khuẩn

Nếu bệnh nhân bị bạch cầu tăng là do cơ thể bị nhiễm virus hay vi khuẩn… các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra các loại thuốc phù hợp, giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh này.

Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng tại các cơ quan như viêm phổi, viêm ruột thừa, áp-xe gan… bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp để tiêu diệt vi trùng, kỳ sinh trùng hoặc tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ hoặc dẫn lưu các ổ nhiễm trùng.

2. Trường hợp bạch cầu tăng do người bệnh bị ung thư máu

Ung thư máu xuất hiện khi lượng bạch cầu trong cơ thể tăng lên quá cao so với giới hạn cho phép (100.000 bạch cầu/ ml máu). Khi đó, bạch cầu sẽ tiêu diệt hồng cầu, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, lưu thông oxy đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Việc làm giảm bạch cầu trong máu ở những người ung thư máu chỉ được diễn ra khi lượng hồng cầu trong máu được sản sinh, cân bằng lại so với bạch cầu. Y học tiến bộ đã tìm ra một số giải pháp sau:

– Ghép tủy: phần tủy xương đã bị hư hỏng sẽ được thay thế, kích thích sự sản sinh của hồng cầu, đồng thời, làm giảm sự gia tăng đột biến của bạch cầu.

– Xạ trị: sử dụng các hóa chất làm giảm, ngưng sự gia tăng của bạch cầu.

Ngoài việc áp dụng hai phương pháp điều trị trên, người bệnh bạch cầu cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, nên sử dụng các thực phẩm có khả năng sản sinh hồng cầu như:

– Củ dền: làm tăng số lượng hồng cầu ở trong máu rất hiệu quả.

– Củ cải: chứa hàm lượng sắt khá lớn cùng với lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp cho cơ thể sản sinh ra hồng cầu, tăng cường hấp thụ và vận chuyển oxy ở trong máu.

– Các loại hải sản: chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể trong quá trình sản sinh ra hồng cầu.

– Các loại thịt đỏ: chứa rất nhiều chất sắt, là chất có hỗ trợ rất tốt đối với quá trình tái tạo lại những hồng cầu đã bị tổn thương và sản sinh ra những tế bào hồng cầu mới.

– Rau má: tái tạo lại những tế bào hồng cầu đã bị tổn thương.

– Tích cực uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể. Đặc biệt là nước kiềm ion. Nước ion kiềm được sản xuất bằng công nghệ điện giải vượt trội hơn so với các công nghệ lọc nước thông thường bởi sử dụng các điện cực bằng kim loại quý để tách nước thành dạng ion H+ và OH- giúp tạo ra nước uống ion kiềm giàu hydrogen và nhiều đặc tính tự nhiên tốt cho cơ thể, nồng độ hydro hòa tan cao từ 300 – 1,000 ppb.

Bên cạnh đó, có nhiều loại thực phẩm có khả năng sản sinh bạch cầu nhiều hơn khiến cho tình trạng của người bệnh bạch cầu cao trở nên trầm trọng hơn như:

– Trà xanh: chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, khiến cho quá trình sản sinh bạch cầu ở trong cơ thể diễn ra nhanh hơn và nhiều hơn bình thường.

– Tỏi: làm tăng số lượng bạch cầu, tăng cường hệ miễn dịch

– Vitamin C: giúp cho cơ thể sản sinh nhiều lượng bạch cầu trong máu và đây cũng là một chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với cơ thể. Do đó, những người bị bạch cầu cao không nên hấp thụ quá nhiều vitamin C.

– Sữa chua: Trong sữa chua có chứa probiotic giúp cải thiện và làm tăng số lượng bạch cầu ở trong máu.

Phòng ngừa bệnh bạch cầu cao

Để tránh bệnh bạch cầu tăng, bạn cần thực hiện những biện pháp sau:

– Duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên rửa tay để tránh nhiễm trùng.

– Bỏ thói quen hút thuốc lá.

– Hạn chế tối đa stress, lo lắng và cân bằng cảm xúc của bản thân.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.