Xem Nhiều 5/2024 # Cách Điều Trị Bệnh Viêm Họng Cấp Ở Trẻ Em Và Trẻ Sơ Sinh # Top 0 Yêu Thích

Thứ Ba, 03-07-2024

Viêm họng cấp ở trẻ em là một căn bệnh có tỷ lệ trẻ mắc phải ngày càng nhiều. Với sự thay đổi thời tiết đột ngột và môi trường ô nhiễm khói bụi, bệnh ở trẻ dễ chuyển nặng và dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Các bậc cha mẹ cần có vốn hiểu biết nhất định về trẻ em bị viêm mũi họng cấp để nhận biết và điều trị bệnh kịp thời.

I. Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh như thế nào?

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu. Vì vậy, ở lứa tuổi này, các trẻ thường bị nhiễm bệnh, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Để biết cách trị viêm họng cấp cho trẻ, các bậc phụ huynh nên biết nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.

#Nguyên nhân gây ra viêm họng cấp tính ở trẻ

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được hiểu nôm na là hệ miễn dịch bị vi khuẩn, virus tấn công. Bệnh dễ lây qua đường không khí và có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể trở nặng và gây biến chứng thành viêm cầu thận, viêm màng não, viêm cơ tim,… rất nguy hiểm.

Theo bác sĩ Cao Minh Thức, Chuyên khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện Nhi Đồng 2, có một số nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm họng cấp ở trẻ:

Thời tiết: Trời chuyển lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến hệ miễn dịch của trẻ bị virus gây bệnh xâm nhập. Điều này khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm họng cấp, đặc biệt là khi thời điểm giao mùa.

Virus: trẻ mắc bệnh cúm, sởi,… sẽ tạo điều kiện phát triển thành viêm họng cấp.

Vi khuẩn: trẻ nhiễm phải các loại vi khuẩn như liên cầu, phế cầu hoặc các vi khuẩn gây viêm tập trung ở vòm họng khiến trẻ dễ bị viêm họng cấp.

Một số nguyên nhân khác: môi trường ô nhiễm, nhiễm lạnh, bị lây bệnh,… đều là các nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh khá cao.

#Triệu chứng của bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em

Các triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý hô hấp thông thường khác. Vì vậy cha mẹ nên đặc biệt lưu ý để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

Một số đặc điểm có thể dễ dàng nhận ra như:

Bé thường quấy khóc, bỏ ăn do tình trạng cổ họng sưng đau.

Bé thường ho khan, giọng khàn, lười nói chuyện.

Hạch cổ bị sưng, trong họng có màng trắng đục.

Môi trẻ thường nứt nẻ, lưỡi bẩn, nôn ói.

Có thể bị ngạt mũi, trong mũi có dịch nhầy vàng nhạt.

Khi ngủ trẻ há miệng, hoặc với trẻ sơ sinh thì dễ bị sặc sữa khi bú vì phải thở bằng miệng.

Nhiệt độ của trẻ luôn trên mức bình thường, có thể phát sốt và có khi lên đến 39 – 40 độ. Có khi sốt cao dẫn đến co giật, cực kì nguy hiểm.

II.Kinh nghiệm điều trị viêm họng cấp ở trẻ em

Viêm mũi họng cấp tính ở trẻ chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có thuốc điều trị triệu chứng kết hợp với các biện pháp chăm sóc từ gia đình. Vì vậy điều cần thiết của các bậc phụ huynh là trang bị cho mình những kinh nghiệm chăm sóc và điều trị bệnh viêm họng cho trẻ.

#1 Xử lý viêm họng cấp ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh là căn bệnh khá nguy hiểm. Bởi trẻ rất mẫn cảm và không dễ phát hiện triệu chứng bệnh. Cha mẹ cần để ý những biểu hiện khác lạ của trẻ để kịp thời đưa ra cách xử lý, tránh bệnh phát triển thành viêm amidan, viêm họng hạt, viêm amidan hốc mủ,…

Khi trẻ có dấu hiệu như quấy khóc, chảy dãi, bỏ bú, thở khò khè,… các bậc cha mẹ cần đo nhiệt độ cho trẻ.

NhIệt độ khoảng 38 – 38.5 độ, phụ huynh có thể tiến hành chườm ấm hạ nhiệt cho trẻ. Dùng khăn nhúng nước ấm vắt khô lau khắp người cho trẻ, lưu ý đến các vùng nách, bẹn. Cho trẻ uống nước để bổ sung lượng nước bị mất. Lưu ý chỉ uống lượng vừa đủ. Không nên uống quá nhiều vì dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Trẻ sốt cao trên 38.5 độ, phụ huynh tiến hành hạ nhiệt nhanh và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

✪ Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm suy giảm chức năng gan thận của trẻ.

Khi hạ nhiệt độ và được đưa về nhà điều trị, các bậc cha mẹ vẫn phải theo dõi và chăm sóc cẩn thận.

Nên đo nhiệt độ cho bé thường xuyên.

Nếu trẻ chán ăn, chia nhỏ bữa bú để cơ thể trẻ luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tạo sức đề kháng giúp nhanh lành bệnh.

Cho trẻ uống xen kẽ nước lọc với liều lượng vừa đủ, giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể.

Để trẻ trong môi trường mát mẻ, sạch thoáng với độ ẩm vừa đủ. Tránh nằm điều hòa mà không có máy tạo ẩm.

Thường xuyên dùng nước muối sinh lý 0.9% rửa mũi cho trẻ để tiêu viêm, sát khuẩn đường hô hấp.

Cho trẻ ngủ đủ giấc, tạo không gian yên tĩnh thoải mái để bệnh sớm lành.

Làm sạch dịch mũi bằng dụng cụ hút dịch chuyên dụng, tránh bệnh viêm họng cấp mủ ở trẻ.

Sau khi hết bệnh, nên tái khám định kì để chắc chắn trẻ đã khỏi bệnh.

#2 Xử lý viêm họng cấp ở trẻ nhỏ

Với trẻ nhỏ, có nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em. Các bậc cha mẹ cần quan sát bé thường xuyên, để ý những biểu hiện bất thường trong sinh hoạt. Nếu trẻ đã biết nói, nên dành thời gian trò chuyện và quan tâm đến cảm nhận của bé mỗi ngày, giúp tăng khả năng phát hiện bệnh.

Dựa trên những biểu hiện này, có lẽ trẻ đã mắc các bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm họng cấp tính, viêm họng mủ, viêm họng mãn tính,…

Phụ huynh cần bình tĩnh và quyết đoán đưa ra các biện pháp xử lý cho trẻ ngay lập tức.

Các bậc phụ huynh vẫn nên tiến hành đo nhiệt độ cho trẻ và chườm hạ nhiệt bằng nước ấm. Giữ ấm cho trẻ: giữ ấm cho cổ họng, ngực, mũi của trẻ để phòng ngừa bệnh viêm họng.

Đảm bảo môi trường nghỉ ngơi thoáng mát sạch sẽ: trẻ nên được sinh hoạt trong bầu không khí trong lành và cha mẹ nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để các ổ bệnh bị tiêu trừ.

Cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối ấm hoặc mật ong gừng để bảo vệ cổ họng, đường hô hấp của trẻ

Cho trẻ uống nhiều nước, nước ép trái cây như cam, chanh,… để giải nhiệt trừ viêm.

Tránh cho trẻ uống nước lạnh, ăn đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ.

Sử dụng máy tạo ẩm để điều hòa không khí, luôn để nhiệt độ phòng từ 25-27 độ.

Giữ cho trẻ tâm trạng thoải mái, tránh quấy khóc la hét khiến bệnh trở nặng.

Bổ sung vitamin, kẽm, sắt,… để hệ thống miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

Không tắm trẻ ngay khi trẻ vừa đổ nhiều mồ hôi, dùng nước ấm tắm trẻ và thường xuyên rửa tay trẻ với xà phòng. Có thể dùng nước có pha 1-2 giọt tinh dầu gừng, khuynh diệp để giữ ấm cơ thể trẻ.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ để tránh bị lây bệnh. Không sử dụng chung đồ đạc với người khác.

Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.

Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ, cần lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để được kê toa và chữa trị nhanh chóng. Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Viêm họng cấp tính, đặc biệt là viêm họng cấp ở trẻ em là căn bệnh mỗi năm đều có thể bị tái phát. Cha mẹ cần cho trẻ một thực đơn dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để tạo sức đề kháng và tăng cường miễn dịch.

Với những cách xử lý cấp tốc vừa được tổng hợp, hi vọng các bậc cha mẹ đã có cho mình những biện pháp phù hợp để điều trị và phòng ngừa bệnh viêm họng cấp ở trẻ.

Hơn hết, nên cho trẻ tái khám định kì 6 tháng/lần để phát hiện và ngăn chặn mầm bệnh phát triển.

Biên soạn: An Tư