Xu Hướng 5/2024 # Ung Thư Amidan Giai Đoạn Đầu Có Chữa Được Không, Có Chết Không? # Top 5 Yêu Thích

Thứ Sáu, 31-08-2024

Nhận biết được triệu chứng ung thư amidan giai đoạn đầu thường gặp nhiều khó khăn khi các dấu hiệu thường bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Thường khi ung thư đã chuyển sang các giai đoạn muộn hơn mới có các biểu hiện rõ ràng, gây nhiều cản trở và nguy hiểm trong quá trình điều trị cho người bệnh.

I. Nguyên nhân gây ra ung thư amidan

Ung thư amidan diễn ra khi các tế bào vùng amidan bị biến đổi, hình thành khác khối u và gây ra tình trạng viêm nhiễm, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mệnh của người bệnh nghiêm trọng. Ngoài tuyến amidan, hai mào trước/sau của amidan và các vùng lân cận cũng có khả năng phát triển thành ung thư.

Hiện nay chưa có các chứng minh chính xác về nguyên nhân gây ra ung thư amidan ở bệnh nhân. Tuy nhiên theo khảo sát các bệnh nhân bị ung thư amidan trong những năm gần đây, thông thường có chung các nguyên nhân sau:

Lây nhiễm virut, vi khuẩn: trường hợp “bị động” thường xảy ra khi người bệnh không hề hay biết. Có thể là nhiễm phải virut HP ( lây qua đường tình dục) hoặc các khuẩn nhiễm gây biến chứng khác.

Các bệnh lý về đường hô hấp kéo dài: các bệnh kéo dài liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm dẫn đến kháng sinh ở khu vực amidan suy giảm nghiêm trọng, khiến các tế bào ung thư phát triển xâm nhập gây khối u.

Thuốc lá: đây là một loại “chất độc” gây ra các bệnh về khí quản hàng đầu hiện nay. Đặc biệt như bệnh viêm họng cấp tính, viêm họng hạt,… đều có chung “thủ phạm” là thuốc lá. Trực tiếp hút thuốc hoặc gián tiếp ngửi khói thuốc cũng đều có khả năng làm bộc phát bệnh ung thư amidan. Ngoài ra thuốc lá còn gây ra bệnh ung thư thanh quản, ung thư phổi, …

Một số chất kích thích khác: rượu bia, đồ uống có cồn,… : các niêm mạc họng và cơ thể cần phải hoạt động liên tục để đào thải các chất này ra ngoài cơ thể. Lâu dần sẽ dẫn đến suy kiệt, tạo cơ hội cho ung thư xâm nhập.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt: ăn phải thực phẩm nhiễm bẩn, ăn nhiều đồ ăn có hại cho tiêu hóa là nguyên nhân gián tiếp gây ra ung thư amidan. Các chất độc tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành u hạch trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó thức khuya, căng thẳng, sinh hoạt không điều độ cũng có thể gây ra trường hợp ung thư amidan.

II. Triệu chứng ung thư amidan giai đoạn đầu

Như đã nói, triệu chứng ung thư amidan giai đoạn đầu rất dễ bị nhầm lẫn và cực kì khó phát hiện. Người bệnh thường chỉ phát hiện khi đến khám bệnh và làm các xét nghiệm, sinh thiết chọc mô tế bào. Các dấu hiệu này thường dễ bị “lầm tưởng” là bệnh viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan thông thường và bỏ qua giai đoạn điều trị tốt nhất. Vì vậy để tránh trường hợp đáng tiếc này xảy ra, khi có các dấu hiệu sau, bạn nên lập tức đến các bệnh viện chuyên khoa khám để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Cơn đau kéo dài: Cũng giống như bệnh viêm họng hoặc viêm amidan thông thường, các cơn đau bắt đầu xuất hiện. Thay vì cơn đau sẽ giảm bớt nếu như chăm sóc và điều trị, uống thuốc kịp thời thì ngược lại, cơn đau dai dẳng và càng lúc càng trầm trọng. Cơn đau có thể lan đến vùng vòi nhĩ, gây ra ù tai hoặc lan đến niêm mạc mũi, gây nhức buốt.

Khó nuốt, khó nói: amidan viêm nhiễm gây tình trạng cọ xát với thức ăn nơi vòm họng, khiến cảm giác đau rát rõ rệt. Các mô sưng chèn họng, tạo cho người bệnh cảm giác nuốt vướng, nghẹn họng, thậm chí là khó thở.

Choáng đầu: một trong các triệu chứng ung thư amidan giai đoạn đầu hay bị “bỏ qua” là cảm giác choáng váng, tay chân bủn rủn, đau nhức đầu. Đây là các cảnh báo về việc viêm amidan hốc mủ, thậm chí là ung thư amidan.

Chảy máu: các dấu hiệu chảy máu mũi, ho khạc ra đờm xen lẫn bọt máu hoặc ho ra máu thường xuất hiện và tự cầm sau đó. Cần lưu ý bệnh đã bắt đầu có dấu hiệu chuyển sang giai đoạn tiếp theo, cần lập tức đến khám và làm xét nghiệm.

Sưng hạch bạch huyết: phần lớn người có dấu hiệu ung thư amidan sẽ xuất hiện hạch cổ. Hạch này sẽ càng lúc càng lớn, chèn lên thành họng làm giọng biến đổi, phù nề.

Mệt mỏi chán ăn, người sụt kí: các tế bào ung thư ngăn chặn quá trình chuyển hóa và hấp thụ năng lượng của cơ thể, dẫn đến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, sụt cân, sức khỏe kém,…

III. Ung thư amidan có chữa được không?

Khi phát hiện triệu chứng ung thư amidan giai đoạn đầu, trước hết người bệnh cần tạo cho mình một tâm lí bình tĩnh và thoải mái. Tuy phát hiện ung thư amidan giai đoạn đầu thường gặp nhiều khó khăn nhưng khi ung thư mới khởi phát, rất dễ để tầm soát bệnh.

Hiện nay để điều trị ung thư amidan giai đoạn đầu có những phương pháp như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị,… để các tế bào ung thư bị tiêu diệt hoàn toàn. Tùy thuộc vào tình trạng cơ thể, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân.

Ung thư amidan có chết không? Nếu như phát hiện các triệu chứng ung thư amidan giai đoạn đầu nhanh chóng và chính xác, quá trình điều trị sẽ diễn ra tốt đẹp và không gặp nhiều bất tiện nguy hiểm. Tỷ lệ sống của người bệnh vẫn rất cao và có khi là khỏi hẳn bệnh. Vì vậy, người bệnh không nên quá bi quan khiến tâm sinh lý bị ảnh hưởng, khiến cơ thể suy sụp không đủ khỏe mạnh để chống chọi lại bệnh tật. Ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi thoải mái cũng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ.

Bên cạnh đó, khi nhận định bệnh thì cần xác định điều trị theo khoa học hiện đại, không nên tự ý dùng thuốc hay các mẹo dân gian nào để chữa ung thư khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Với những người có sức khỏe bình thường, cần tái khám định kỳ 6 tháng-1 năm/lần để kịp thời phát hiện và chữa trị.