Phổ Biến 5/2024 # Các Món Ăn Tốt Nhất Cho Người Bệnh Ung Thư Gan # Top 6 Yêu Thích

Ung thư gan là ung thư phát sinh từ gan, hay còn gọi là ung thư gan nguyên phát, viết tắt là HCC. Bệnh chiếm 80% tổng số ca mắc ung thư gan, thường gặp ở độ tuổi từ 50-60 tuổi và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Ngoài ra còn có ung thư di căn gan. Khác với ung thư tế bào gan nguyên phát, ung thư di căn gan là tình trạng ung thư xuất phát từ tế bào của các bộ phận khác rồi lan, xâm lấn đến gan. Tùy thuộc tế bào ung thư xuất phát từ cơ quan nào di căn đến gan mà sẽ gọi tên bệnh theo đó. Các bệnh ung thư thường di căn tới gan bao gồm: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa,…

Ung thư gan là ung thư phát sinh từ gan, hay còn gọi là ung thư gan nguyên phát, viết tắt là HCC. Bệnh chiếm 80% tổng số ca mắc ung thư gan, thường gặp ở độ tuổi từ 50-60 tuổi và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Ngoài ra còn có ung thư di căn gan. Khác với ung thư tế bào gan nguyên phát, ung thư di căn gan là tình trạng ung thư xuất phát từ tế bào của các bộ phận khác rồi lan, xâm lấn đến gan. Tùy thuộc tế bào ung thư xuất phát từ cơ quan nào di căn đến gan mà sẽ gọi tên bệnh theo đó. Các bệnh ung thư thường di căn tới gan bao gồm: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa,…

Ung thư gan, một căn bệnh ung thư quái ác, đáng sợ nhất đối với tất cả chúng ta. Bởi, Gan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và duy trì sức khỏe của cơ thể. Gan giúp biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết cho sự sống và phát triển. Gan giúp chuyển hóa các chất được hấp thụ từ đường tiêu hóa sang dạng mà cơ thể có thể dùng được. Ngoài ra gan còn là cơ quan giải độc và bài tiết những chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Đối với những người mất bệnh ung thư gan, bên cạnh việc tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng cho người ung thư gan cũng đặc biệt quan trọng.

1. Gừng:

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống.

Bạn biết đấy, bệnh nhân ung thư gan thường hay có cảm giác buồn nôn, khó chịu. Những lúc này, ngậm một miếng gừng tươi hoặc uống một ly trà gừng sẽ giúp bệnh nhân bị ung thư gan chống lại triệu chứng buồn nôn hiệu quả.

2. Trái cây và rau quả tươi:

Thực phẩm này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, trái cây và rau quả tươu có chất chống oxy hóa, chống lại bệnh tim mạch, đột quỵ và ngăn ngừa ung thư. Chất xơ dồi dào trong thực phẩm này giúp giảm táo bón hiệu quả.

Một số loại trái cây tốt cho người bị ung thư gan như: Dâu tây, cam, ớt chuông đỏ. Một số loại rau nên ăn: bí, cà rốt và bắp cải, bông cải xanh…đây là các loại thực phẩm đã được chứng minh rằng có thể giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng ngừa ung thư gan.

3. Một số loại hành:

Hành tây chứa một loại polyphenol được gọi là quercein, đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu là có khả năng làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư gan.

Các nhà nghiên cứu trường Đại học Cornell đã kiểm tra một loạt các loại hành với cấp độ mùi từ nhẹ nhàng đến hăng nồng. Họ phát hiện ra rằng các loại hành có hương vị mạnh mẽ hiệu quả hơn trong việc ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

4. Trà:

Theo nghiên cứu của A.P. John Institute, trà xanh và trà đen là một nguồn polyphenols, một nhóm chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn chặn sự phân chia và di căn của các tế bào ung thư, ngoài ra trong trà còn có chứa các chất dinh dưỡng giúp vô hiệu hóa hoạt động của glycolosis, ngừng cung cấp chất dinh dưỡng nuôi các tế bào ung thư. Và ngăn chặn tác động của một số loại hormone thức đẩy khối u tăng tưởng. Ngoài ra trà xanh còn có khả năng ngăn chặn tác động của một số loại hormone thúc đẩy khối u tăng trưởng.

Bên cạnh đó trà xanh kết hợp với sulphorane, một chất chống oxy hóa có trong bông cải xanh, có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư.

Trà xanh cung cấp nhiều lợi ích hơn so với trà đen, và cả hai đều vượt trội so với các loại trà thảo dược.

5. Dầu ô-liu:

Ăn 8 – 10 quả olive màu xanh hoặc màu đen trong bữa ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả phòng chống ung thư gan. Nghiên cứu của A.P. John Institute cho biết olive có chứa squalene và acid oleic, giúp làm chậm và ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

Quả olive ngâm trong giấm lên men chứa acetic và acid citric, có tác dụng làm tắt quá trình glycolysis – nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào ung thư. Bên cạnh yêu cầu sử dụng các loại chất béo ở mức hạn chế khi đang điều trị bệnh, dầu ô-liu còn được cho là có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư gan.

6. Sữa và sữa chua:

Dùng sữa, chế phẩm từ sữa mỗi ngày nguy cơ ung thư gan thấp hơn tới 78% người bình thường. Người ung thư gan bổ sung nhóm thực phẩm này giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát bệnh. Sữa và các chế phẩm từ sữa có giá trị dinh dưỡng cao, đầy đủ các chất như chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Còn, Sữa chua cũng là chế phẩm của sữa nên có đầy đủ thành phần dưỡng chất. Bên cạnh đó, đường lactose trong sữa chua được lên men giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất. Vi khuẩn có lợi trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn sẽ giảm bớt gánh nặng cho gan. Vì vậy, sữa chua rất tốt cho người ung thư gan.

7. Các loại thịt trắng

Loại thịt này cần được bổ sung trong thực đơn cho người ung thư gan. Bởi theo nghiên cứu, ăn các loại thịt trắng có khả năng chống lại ung thư gan tốt hơn. Thịt trắng chứa hàm lượng đạm và protein ở mức vừa phải. Đặc biệt, thịt cá chứa omega-3, omega-6 giúp phòng chống ung thư hiệu quả. Tuy nhiên nên chế biến chúng dạng luộc hoặc hấp để hạn chế dầu mỡ và dễ tiêu hóa.

Các loại thịt trắng bao gồm: Thịt ngan, thịt gà, thịt vịt, thịt ngỗng, thịt chim, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ…

8. Ngũ cốc nguyên hạt:

Các loại ngũ cốc như bánh mì, gạo, mì là những carbohydrate quan trọng cung cấp cho cơ thể, giúp sản sinh glucose – nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào. Một số ngũ cốc nên ăn: gạo lức, lúa mỳ, yến mạch, ngô, vừng…

Ngọc Nguyễn