Thịnh Hành 5/2024 # Thực Đơn Cho Bệnh Nhân Ung Thư Nên Kiêng Gì? # Top 9 Yêu Thích

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư

Theo GS. BS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, bệnh nhân ung thư trước đây chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng mà chỉ tập trung vào điều trị. Hệ quả của tình trạng đó là 80% bị sụt cân, trong đó nghiêm trọng hơn là 30% chết vì suy kiệt trước khi chết do khối u.

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để có tác dụng nâng đỡ cơ thể người bệnh, như vậy người bệnh mới có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề, giảm thiểu được những tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Nhiều trường hợp cơ thể suy nhược, cân nặng giảm nhanh, thể lực không đủ để tiếp tục điều trị. Thêm vào đó nguyên nhân có thể do tâm lý lo lắng, chán nản của người bệnh dẫn đến chán ăn hoặc ăn không đủ chất hoặc do chính khối u làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể gây ra.

Dinh dưỡng không đảm bảo cũng làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng biến chứng và giảm thời gian sống của bệnh nhân ung thư. Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh không chỉ cần đảm bảo những món nên ăn mà còn cần biết những món gì nên kiêng để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì? Nguyên tắc chung là phải đảm bảo đủ những nhóm chất dinh dưỡng cơ bản: protein (chất đạm), glucid (chất bột đường), lipid (chất béo), vitamin và khoáng chất cùng với uống đủ nước.

Các món nên tránh phải tùy theo từng trường hợp, không phải giống nhau ở mọi bệnh nhân và nên hỏi ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng để biết chi tiết.

2. Thực đơn cho bệnh nhân ung thư nên kiêng ăn gì?

2.1. Món cần kiêng theo giai đoạn của bệnh

Các thức ăn kiêng kị cũng cần cần căn cứ vào các thời kỳ khác nhau của bệnh như sau:

– Sau phẫu thuậ t: kiêng hải sản tanh, các món cay nóng, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Giai đoạn này nên bồi bổ các thức ăn có tính bình hòa, thuần khiết (gọi là thanh bổ).

– Sau xạ tr ị: kiêng thức ăn hại âm, đó là các thức ăn có tính nhiệt như thịt chó, thịt dê,…

– Đang hóa xạ trị: kiêng chất kích thích như rượu bia, cafe, thuốc lá,… Nên ăn các thức ăn kích thích sinh bạch cầu như long nhãn, lươn, ba ba, nấm,… nếu xuất hiện phản ứng giảm bạch cầu trong giai đoạn này.

– Giai đoạn ổn định nhưng bị khô miệng: kiêng đồ cay nóng và chiên xào nhiều chất béo, tránh thuốc lá, rượu bia,…

2.2. Món cần kiêng theo loại bệnh ung thư

Tùy loại bệnh ung thư, người bệnh cũng cần kiêng những món khác nhau, một số ví dụ như:

– Người bệnh ung thư bàng quang cần kiêng uống cafe, kiêng ăn các chế phẩm như bột trân châu.

– Người bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú thì nên kiêng thực phẩm chứa nhiều iốt, chế phẩm từ đậu nành, nội tạng động vật.

– Người bệnh ung thư gan cần kiêng món ăn mặn, đồ nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, rượu bia, thuốc lá,… vì làm tăng gánh nặng cho gan.

– Người bệnh ung thư cổ tử cung nên kiêng đồ ăn đông lạnh, thịt nguội, xúc xích và các chất kích thích.

2.3. Món cần kiêng theo loại thực phẩm và cách chế biến

Một số nhóm thực phẩm nói chung đều không tốt cho sức khỏe bệnh nhân ung thư, cần kiêng hoặc hạn chế như sau:

– Đồ ngọt từ đường công nghiệp: bánh, kẹo, nước ngọt đóng chai.

– Thực phẩm chế biến sẵn như: thịt nguội, thịt đóng hộp, xúc xích, cá đóng hộp,…

– Hải sản, ốc, trai, hến: nuôi ở vùng ô nhiễm, nồng độ nhiễm chì cao.

– Thực phẩm lên men lactic như: kim chi, thịt muối, thịt ngâm, dưa muối, cà muối.

– Đồ chiên và đồ nướng: vì trong quá trình chiên nướng nhiệt độ cao gây sốc nhiệt sẽ tạo ra chất gây ung thư hoặc làm tế bào ung thư phát triển nhanh.

2.4. Món cần kiêng theo thể trạng người bệnh

Theo thể trạng của từng người bệnh cũng có những món ăn cần kiêng khác nhau:

Người có bệnh lý khác kèm theo: kiêng những món làm tăng nặng triệu chứng của bệnh mắc kèm, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư. Ví dụ bệnh tiểu đường thì kiêng đường và điều chỉnh chế độ ăn để không tăng quá mức lượng đường trong máu; bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thì kiêng các thức ăn chua, cay, nóng, đồ lâu tiêu; bệnh cao huyết áp cần kiêng ăn đồ mặn tăng áp lực cho thận làm tăng huyết áp; bệnh suy thận thì kiêng mỡ động vật, kiêng thức ăn nhiều muối,…

Người có thể trạng hàn: kiêng các thức ăn có tính hàn như đồ sống, lạnh (trái cây, thức uống để lạnh, hải sản có tính lạnh, các loại rau lạnh).

Người có thể trạng nhiệt: kiêng các thức ăn có tính nóng làm nặng thêm tình trạng của người bệnh như rượu, gừng, hành, tỏi, ớt, thịt chó, thịt gà,…

Người có thể trạng hư: kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu như các đồ chiên, rán, thịt mỡ, đồ mặn.

Người có thể trạng thực: kiêng ăn thiên quá về một loại thức ăn; kiêng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia; các thức có hàm lượng mỡ cao; đặc biệt kiêng ăn uống bừa bãi, không điều độ.

3. Lời khuyên của chuyên gia về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

GS.TS Mai Trọng Khoa – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, cho biết có nhiều bệnh nhân về ăn theo chế độ “bỏ đói tế bào ung thư”, không theo bất cứ phác đồ điều trị nào do bác sĩ tư vấn sau khi nhận được thông báo kết quả của bệnh viện. Kết quả, nhiều bệnh nhân lúc phát hiện mới ở giai đoạn rất sớm có nhiều cơ hội điều trị thì khi trở lại bệnh viện đã rơi vào tình trạng suy kiệt nặng, bệnh đã ở giai đoạn muộn không thể điều trị được tốt nữa.

Theo chúng tôi Nguyễn Bá Đức (nguyên Giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam) thì tế bào ung thư còn phát triển nhanh hơn khi nhịn đói, ăn thiếu dinh dưỡng do sức đề kháng giảm sút. Rất nhiều người đã nghe theo và áp dụng nhịn ăn hoặc không ăn chất đạm để “bỏ đói tế bào ung thư”, giết chết khối u. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, phản khoa học và rất nguy hiểm đối với người bệnh.

Trên thực tế, phụ thuộc chủ yếu vào quá trình điều trị (phẫu thuật, hóa xạ trị,…) và vào sức đề kháng của cơ thể, tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh hay chậm hay ngừng phát triển. Những bệnh nhân đã suy kiệt do nhịn ăn thì tế bào ung thư càng phát triển nhanh hơn. Do đó, bệnh nhân thường không chết do bệnh ung thư mà chết vì suy kiệt nếu “bỏ đói tế bào ung thư”.