Thịnh Hành 5/2024 # Bị Ung Thư Tinh Hoàn Có Chết Không? # Top 8 Yêu Thích

Khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn thì nam giới khó tránh khỏi sự sợ hãi vì ai cũng nghĩ rằng ung thư là căn bệnh không có thuốc chữa. Vậy nên nỗi lo lắng không biết bị ung thư tinh hoàn có chết không sẽ là điều mà người bệnh luôn canh cánh trong lòng. Để giúp bệnh nhân có thể yên tâm điều trị thì chúng tôi sẽ cung cấp câu trả lời cụ thể nhất ngay sau đây.

Ung thư tinh hoàn và thông tin tổng quan

Trước khi giải đáp về vấn đề ung thư tinh hoàn có chết không thì các bạn cần phải nắm được những thông tin cơ bản nhất của căn bệnh này. Ung thư tinh hoàn là bệnh lý ác tính xảy ra khi tế bào ung thư hình thành khối u ở một hoặc hai bên tinh hoàn.

Hiện nay các bác sĩ, nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được nguyên nhân cụ thể gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, qua khảo sát từ các bệnh nhân thì họ có thể nắm được một số tác động dẫn đến bệnh ung thư tinh hoàn là do: chấn thương tinh hoàn, rối loạn nội tiết, virus HIV, di truyền gia đình…

Ung thư tinh hoàn là căn bệnh không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu nên đôi khi người bệnh không phát hiện được bệnh từ sớm hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Điều này sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh vì khi đến giai đoạn cuối thì ung thư đã gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể.

Bị ung thư tinh hoàn có chết không?

Thực ra thì đáp án cho câu hỏi bị ung thư tinh hoàn có chết không ở mỗi người sẽ có sự khác nhau. Bởi vì điều này còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ đáp ứng điều trị, giai đoạn tiến triển bệnh, sức khỏe bệnh nhân…

So với nhiều bệnh ung thư thường gặp ở nam giới thì tiên lượng sống của bệnh ung thư tinh hoàn khá tốt, ngay cả ở giai đoạn tế bào ung thư đã di căn. Điều này có nghĩa là khả năng sống của bệnh nhân ung thư tinh hoàn là rất cao, nhất là khi người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cụ thể là:

Nếu phát hiện bệnh khi tế bào ung thư vẫn chỉ phát triển ở trong tinh hoàn, chưa lan đến hạch bạch huyết hay các cơ quan lân cận và ở xa thì cơ hội sống sẽ lên đến khoảng 99%.

Nếu phát hiện bệnh khi khối u phát triển với kích thước lớn hơn (trên 2 cm) và mới chỉ lan ra một số hạch bạch huyết hay mô lân cận thì tỷ lệ chữa khỏi vẫn rất cao khoảng 96%.

Nếu phát hiện bệnh khi tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, cơ hội sống của bệnh nhân vẫn còn khoảng 73%.

Theo số liệu được đưa ra bởi chương trình thu thập số liệu về ung thư tại Mỹ thì ước tính trong năm 2024, số ca mắc mới tại Mỹ là 9130 ca (0.5% tổng số ca ung thư mắc mới) và tỷ lệ tử vong ước tính là 400 ca (0.1% tổng số ca tử vong vì ung thư). Như vậy thì các bạn có thể thấy rằng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư tinh hoàn là khá thấp so với các bệnh ung thư khác.

Ung thư tinh hoàn chữa như thế nào?

Phương pháp điều trị bệnh ung thư tinh hoàn

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tinh hoàn được bác sĩ áp dụng hiện nay bao gồm

Phẫu thuật: là phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn phổ biến nhất. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một hoặc cả 2 bên tinh hoàn cùng với một số mô lành xung quanh để loại bỏ hoàn toàn khối u.

Hóa trị: là phương pháp điều trị sử dụng thuốc chống tế bào ung thư được truyền qua tĩnh mạch hoặc đường uống. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp khối u đã di căn sang các bộ phận khác.

Xạ trị: là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao như tia X để kiểm tra và phá hủy khối u tại vị trí khởi phát hoặc di căn. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ không xâm lấn có thể kết hợp bổ trợ trước hoặc sau phẫu thuật.

Những lưu ý cho người bệnh ung thư tinh hoàn

Để giúp mình có thể tránh khỏi án tử của bệnh ung thư tinh hoàn thì người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây:

Nếu được chẩn đoán ung thư tinh hoàn thì người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra v sau điều trị để đề phòng bệnh tái phát.

Không nên nghe theo những bài thuốc lá chữa bệnh không có căn cứ khoa học hoặc chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Kết hợp với đó là đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất oxy hóa từ rau, củ, quả trong bữa ăn hằng ngày.

Hãy vận động cơ thể với những môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thay đổi lối sống lành mạnh như bỏ hút thuốc lá, kiêng rượu bia, quan hệ tình dục an toàn, ngủ sớm, ngủ đủ giấc… để tránh cho bệnh trở nặng hơn.

Bệnh nhân chú ý luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để tiếp nhận việc điều trị có hiệu quả cao hơn.