Xem Nhiều 5/2024 # Giải Đáp Bệnh Ung Thư Xương Sống Được Bao Lâu? # Top 1 Yêu Thích

1. Bệnh ung thư xương là gì?

Ung thư xương là tình trạng tổn thương ở tế bào tạo xương, tế bào mô xương và sụn xương. Ung thư xương thường gặp ở đối tượng trong độ tuổi 15 – 25 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới.

Nguyên nhân gây ung thư xương được chia làm 2 nguyên nhân chính:

Ung thư xương nguyên phát: Nguyên nhân chủ yếu của bệnh được xác định do di truyền hoặc ảnh hưởng bởi phóng xạ.

Ung thư xương thứ phát: Bệnh nhân bị ung thư ở các bộ phận khác trên cơ thể di căn sang xương.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh hầu như không cảm nhận được cái dấu hiệu rõ ràng. Các triệu chứng bệnh lúc này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, ví dụ như:

Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chân tay đau nhức.

Đau một vùng xương nhất định và cảm thấy vùng xương nóng lên.

Chân tay thường bị tê bì, yếu sức lực, đau nhức không rõ nguyên nhân.

Khi bệnh đã phát triển, bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng hơn như:

Các cơn đau dữ dội hơn, đau liên tục về đêm, can thiệp bằng thuốc giảm đau cũng không đỡ.

Cơ thể người bệnh thường xuyên mệt mỏi, sốt nhẹ và sụt cân nhanh chóng.

Xương và khớp sưng to ở một số vị trí trên cơ thể.

Xương dễ bị gãy khi va chạm nhẹ hoặc vận động mạnh.

Người bệnh có thể nhìn thấy cơ thể nổi hạch ngoại vi.

2. Bệnh ung thư xương sống được bao lâu?

Ung thư xương có tốc độ di căn nhanh gấp nhiều lần các loại bệnh ung thư khác. Bệnh thường phát triển âm ỉ, không có triệu chứng rõ ràng nên đa phần người bệnh phát hiện ung thư khi bệnh đã phát triển ở giai đoạn nguy hiểm, thời gian sống không còn được bao lâu. Ở giai đoạn cuối, dù có can thiệp các phương pháp điều trị cũng không có tác dụng hiệu quả. Tiên lượng sống còn lại của người bệnh phụ thuộc vào thể trạng cơ thể và tốc độ phát triển của khối u ung thư.

Hầu hết các trường hợp người bệnh mắc ung thư xương chỉ còn tiên lượng sống khoảng 5 năm. Giải đáp cụ thể thắc mắc của người bệnh ung thư xương sống được bao lâu, các bác sĩ sử dụng các thuật ngữ như sau:

Tỷ lệ sống sót 5 năm: Đề cập đến đối tượng người bệnh sống từ 5 năm trở lên sau khi chẩn đoán mắc ung thư và được điều trị.

Tỷ lệ sống sót tương đối 5 năm: Đề cập tới các đối tượng người bệnh sống được ít hơn 5 năm tính từ thời điểm được chẩn đoán ung thư.

Tỷ lệ sống trên đã được khảo sát trên số lượng lớn người bệnh, tuy nhiên không sử dụng để dự đoán trong từng trường hợp cụ thể. Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng sống của người bệnh như: Ttuổi tác, giai đoạn bệnh, kích thước khối u và phương pháp điều trị của người bệnh.

3. Phương pháp điều trị bệnh

Để tầm soát bệnh ung thư xương, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện nhiều xét nghiệm cùng lúc. Một số phương pháp chẩn đoán được sử dụng như:

Chụp X – quang xương thẳng nghiêng: Xác định số lượng, vị trí và kích thước khối u, mức độ tổn thương của các mô xung quanh.

Chụp cắt lớp vi tính: Sẽ cho thấy mức độ lây lan của khối u ung thư tới các mô xung quanh.

Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp xác định mức độ xâm lấn của khối u trong tủy xương và hệ thần kinh, mạch máu.

Sinh thiết: Tùy trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết mở hoặc sinh thiết kim lớn để chẩn đoán chính xác nhất người bệnh có tế bào ung thư hay không.

Dựa trên kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị cho người bệnh phù hợp: Pphẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc xạ trị, hóa trị ung thư.

3.1. Phẫu thuật điều trị ung thư xương

Phẫu thuật trong điều trị ung thư xương là phương pháp tiến hành cắt bỏ khối u để ngăn ngừa tình trạng di căn. Bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u ung thư và những vùng mô bị tổn thương xung quanh để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư, một số trường hợp ung thư xương phải cắt cụt chi để tế bào ung thư không lây lan. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được tiêm thuốc hóa trị – xạ trị ung thư để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể.

3.2. Hóa trị ung thư

Đây là phương pháp sử dụng thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp vào mạch máu để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị sẽ được thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật với cụ thể từng trường hợp:

Hóa trị trước phẫu thuật: làm khối u ngừng phát triển và teo nhỏ lại

Hóa trị sau phẫu thuật: tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn ngừa ung thư tái phát.

Hóa trị trước khi phẫu thuật có thể giúp người bệnh kéo dài tiên lượng sống vì giúp phá hủy các tế bào ung thư đã di căn. Phản ứng của khối u với phương pháp hóa trị sẽ được đánh giá bằng kính hiển vi sau khi khối u nguyên phát đã bị cắt bỏ.

3.3. Xạ trị ung thư

Đây là phương pháp sử dụng các tia bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư, khiến khối u ung thư không thể phát triển to hơn và không xâm lấn các mô lành xung quanh. Phương pháp này thường được thực hiện kết hợp với phẫu thuật. Liệu trình xạ trị ung thư cần được thực hiện liên tục 5 ngày 1 tuần, liên tiếp trong 5 – 8 tuần.

Có những trường hợp người bệnh ung thư xương giai đoạn cuối phải kết hợp điều trị cùng lúc 3 phương pháp: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị để cải thiện cơn đau và hạn chế các triệu chứng di căn của bệnh. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh trong quá trình điều trị sẽ giúp người bệnh nâng cao thể trạng và sức đề kháng cơ thể.