Phổ Biến 5/2024 # Tìm Hiểu Về Các Triệu Chứng Ung Thư Thực Quản Và Cách Phòng Ngừa # Top 7 Yêu Thích

Ung thư thực quản là loại bệnh ung thư phổ biến, tập trung chủ yếu ở những người từ 35 – 60 tuổi, tỷ lệ nam giới mắc cao hơn nữ giới gấp 3 lần. Việc tìm hiểu các triệu chứng ung thư thực quản sẽ giúp các bạn nhận biết bệnh sớm giai đoạn bệnh, nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời.

Thực quản là một ống tiêu hóa nối từ họng xuống dạ dày. Khi ung thư thực quản xuất hiện, nó sẽ nhanh chóng lan sang các bộ phận khác của cơ thể như gan, não, xương và phổi… đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Hầu hết các bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư thực quản nói riêng đều chủ quan với các triệu chứng ung thư giai đoạn đầu, thường chỉ đến khi bệnh đã nặng, các dấu hiệu trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc thì bệnh nhân mới đi thăm khám, gây tốn kém chi phí và khó khăn cho việc điều trị.

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo: Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ có vai trò hết sức quan trọng, giúp bạn phát hiện các vấn đề sức khỏe từ sớm và tiến hành điều trị kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị. Ngoài ra, bạn cũng không thể chủ quan, nên đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ.

1. Các triệu chứng ung thư thực quản như thế nào?

Giai đoạn đầu khi mắc ung thư thực quản, người bệnh không hề có triệu chứng hoặc nếu có thì cũng xuất hiện rất ít. Khi các tế bào ung thư bắt đầu phát triển, lan sang các bộ phận khác thì dấu hiệu sẽ càng trở nên rõ ràng. Các triệu chứng của bệnh ung thư thực quản bao gồm:

1.1. Rát họng, khó nhai thức ăn

Tế bào thực quản bị ung thư, phát triển bất thường khiến bệnh nhân cảm thấy rát họng, sau đó là cảm giác khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn, có thể là bị ợ hơi hoặc sặc khi ăn uống. Mới đầu chỉ là khó khăn khi nhai thức ăn đặc, sau đó là cả thức ăn lỏng, rồi khi bệnh tiến triển thêm thì sẽ kèm theo cảm giác đau, bệnh nhân nuốt nước bọt cũng cảm thấy đau và khó khăn.

1.2. Ho kéo dài hoặc ho ra máu

Ho kéo dài là một trong những triệu chứng thường gặp của ung thư thực quản. Nguyên nhân là bệnh nhân thấy ngứa và rát trong cổ họng, gây ra triệu chứng ho kéo dài, đôi khi có thể làm cho thực quản tổn thương, gây ra hiện tượng ho ra máu.

1.3. Cảm giác đau

Đau là một trong những triệu chứng điển hình của ung thư, người bị ung thư thực quản sẽ cảm thấy thường xuyên bị đau họng, đôi khi cảm giác đau có thể lan xuống xương ức hoặc xương hai bên bả vai khi tế bào ung thư lan rộng hơn.

1.4. Triệu chứng toàn thân

Dấu hiệu chung của những bệnh nhân ung thư là cơ thể mệt mỏi, chán ăn, giảm cân. Ngoài ra, bệnh nhân bị ung thư thực quản cũng có các triệu chứng toàn thân khác như da sạm và khô, xuất hiện các nếp nhăn rõ ràng ở mặt và hai bàn tay…

1.5. Các triệu chứng ung thư thực quản khác

Nếu ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể, sẽ gây ra các triệu chứng trầm trọng và rõ ràng hơn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng:

– Chảy máu dẫn đến thiếu máu: Nếu ung thư lan vào động mạch chủ, gây ra chảy máu thực quản thì bệnh nhân có thể tử vong đột ngột.

– Cảm giác buồn nôn và nôn thường trực: Bệnh nhân không muốn ăn uống, sụt giảm cân rõ rệt, nên cơ thể nhanh chóng suy kiệt.

2. Làm gì khi phát hiện triệu chứng ung thư thực quản?

Khi xuất hiện các triệu chứng, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm lâm sàng để kiểm tra, chẩn đoán.

– Chụp X quang: Một phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho phép hiển thị hình ảnh của các bộ phận cơ thể, nhằm phát hiện các bất thường về hình dạng của thực quản.

– Nội soi thực quản: Sử dụng một ống nội soi có đèn sáng, gắn camera ở phía trước đưa vào trong thực quản để quan sát niêm mạc thực quản.

– Sinh thiết: Trong quá trình nội soi, nếu bác sĩ phát hiện các tế bào bất thường xuất hiện ở vùng thực quản thì sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm và kiểm tra các bất thường.

Nếu như qua kết quả sinh thiết, bệnh nhân được chẩn đoán là đã mắc ung thư thực quản thì bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá giai đoạn phát triển của ung thư để tìm hiểu các biện pháp điều trị phù hợp. Các xét nghiệm cận lâm sàng tiếp theo được tiến hành để chẩn đoán sự xâm lấn của tế bào ung thư bao gồm:

– CT scan (Computed Tomography Scan): Một kĩ thuật giúp hiển thị hình ảnh 2 chiều, 3 chiều của thực quản, rõ ràng chi tiết hơn nhiều so với chụp X – quang thông thường.

– Xạ hình xương: Để kiểm tra ung thư thực quản đã di căn đến xương hay chưa, bác sĩ sẽ tiến hành xạ hình xương. Trong đó, bác sĩ sẽ tiêm hoạt chất phóng xạ vào tĩnh mạch, hoạt chất này sẽ theo bộ máy tuần hoàn để tập trung vào các bộ phận xương bất thường của cơ thể.

– Nội soi thực quản: Một ống nội soi mềm, có gắn camera và đèn soi ở phía trước, đưa vào miệng hoặc mũi của bệnh nhân, xuống đường hô hấp để đánh giá mức độ tổn thương.

3. Phòng ngừa ung thư thực quản như thế nào?

Để phòng ngừa ung thư thực quản, tốt nhất bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc lành mạnh, đặc biệt là hạn chế rượu, bia, và các thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh hoặc thức ăn nóng; đồng thời tăng lượng chất xơ có trong rau củ quả, tăng cường tập thể dục thể thao thường xuyên để gia tăng sức đề kháng của cơ thể.

Một khi xuất hiện các biểu hiện, nghi ngờ là triệu chứng ung thư thực quản, bạn nên sớm đi viện khám để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ung thư nếu phát hiện càng sớm thì tỉ lệ sống càng cao; việc điều trị ung thư giai đoạn muộn chỉ giúp kéo dài thời gian sống, giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân.

Biện pháp tốt nữa để phòng ngừa ung thư thực quản là cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, thường xuyên mỗi 6 tháng/lần hoặc ít nhất là 1 năm/lần, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao từ 35 – 60 tuổi, nghiện thuốc lá hoặc rượu, từng mắc bệnh trào ngược dạ dày …

Một khi đã được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư thực quản thì bạn cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị. Các biện pháp điều trị ung thư hiện có bao gồm xạ trị, hóa trị và phẫu thuật. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh.

Phương pháp điều trị ung thư nào cũng có ưu và nhược điểm riêng, bệnh nhân nên tham khảo kỹ thông tin tư vấn của bác sĩ trước khi tiến hành điều trị. Trong quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân có thể sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe GHV KSOL, có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị ung thư, giảm triệu chứng khó chịu xảy ra ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, đối với người khỏe mạnh, GHV KSOL còn bổ sung các chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh ung bướu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Để liên hệ mua sản phẩm GHV KSOL mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc hotline 0962686808 (ngoài giờ hành chính).