Đề Xuất 5/2024 # Bệnh Ung Thư Da Có Chữa Được Không? # Top 2 Yêu Thích

1. Triệu chứng của bệnh ung thư da là gì?

Thông thường, những triệu chứng của bệnh ung thư da rất dễ gây nhầm lẫn với những bệnh ngoài da thường gặp như viêm da, viêm da cơ địa, vảy nến, ngứa, mề đay, dị ứng… Vì vậy, bạn cần biết chính xác những nguyên nhân gây ra các biểu hiện trên da để kịp thời có những phương pháp xử lý.

Vết loét lâu liền hoặc vết loét rớm máu

Biến đổi dày sừng có loét, nổi cục, dễ chảy máu

Loét hoặc nổi cục trên bề mặt sẹo cũ

Xuất hiện mảng đỏ mạn tính có loét

2. Các giai đoạn phát triển ung thư da

Ung thư da được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn I : Xuất hiện khối u có đường kính ≤ 2 cm. Chưa di căn hạch.

Giai đoạn II: U có đường kính từ 2-5 cm hoặc u có đường kính lớn hơn 5 cm. Chưa di căn hạch.

Giai đoạn III: U xâm lấn vào cơ, sụn, xương, chưa di căn hạch. Hoặc u có đường kính bất kỳ và di căn hạch khu vực.

Giai đoạn IV: U có đường kính bất kỳ hoặc u xâm lấn vào các tổ chức khác, có hoặc không di căn hạch, có di căn xa phổi, xương, gan, não.

3. Ung thư da có chữa được không?

Không thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi ung thư da có chữa được không vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian phát hiện ra mình mắc bệnh, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc người bệnh về vấn đề dinh dưỡng.

Cũng như vậy, thời gian sống sót của người bệnh cũng phụ thuộc vào các yếu tố bên trên, nhưng bên cạnh đó thì thời gian sống của người bệnh còn được căn cứ vào việc điều trị bệnh ung thư da như thế nào, ý chí của người bệnh ra sao.

Ngày nay với sự phát triển của nền y học hiện đại thì đã những phương pháp điều trị ung thư da tiên tiến đã xuất hiện, nhất là ở giai đoạn đầu của bệnh mà không thể không kể tới những phương pháp sau.

4. Phương pháp điều trị ung thư da

4.1. Phẫu thuật

Đây là phương pháp phổ biến, thường được áp dụng nhiều nhất. Ở phương pháp này được

chia thành 02 loại là: Phương pháp áp lạnh (dao lạnh) với phương pháp cắt bỏ khối u.

Phương pháp áp lạnh

Đây là cách dùng khí Argon ở đầu kim để làm đông lạnh các khối u ác tính ở nhiệt độ từ

-120 độ đến -165 độ. Theo phương pháp này sẽ làm cho các khối u bị đông lại trong vài tiếng đồng hồ và sau đó sẽ bị hoại tử. Tiếp đó, ở đầu kim sẽ lại phóng ra khí Heli để giã đông các khối u này ra. Do đó, các khối u ác tính này sẽ bị hủy nhưng các mô lành xung quanh sẽ không bị tổn hại gì.

Phương pháp cắt bỏ khối u

Còn đối với phương pháp cắt bỏ khối u thì đây là cách truyền thống dùng dao điện cắt khối u hoặc nạo vét hạch có chứa các tế bào ung thư.

4.2. Xạ trị

Phương pháp này sẽ sử dụng chùm tia phóng xạ có năng lượng lớn để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tia xạ trị sẽ được đưa lên các khối u để tiêu diệt các tế bào ung thư này. Xạ trị trong điều trị ung thư da tuy đem lại hiệu quả giống như phẫu thuật nhưng nó có điểm hạn chế trong việc sử dụng nếu gần mắt, mũi hay miệng.

4.3. Hóa trị

Theo nghiên cứu, đây cũng là phương pháp được đánh giá đem lại hiệu quả có thể lên tới 90%. Về cách điều trị thì phương pháp này sẽ dùng hóa chất tiêm vào mạch máu để tiêu diệt các tế bào ung thư da ở trên toàn cơ thể. Tuy hiệu quả nhưng phương pháp này có thể gây ra tác dụng phụ như là rụng tóc, thậm chí là buồn nôn.

5. Phòng tránh ung thư da từ những thói quen ngày thường

5.1. Sử dụng kem chống nắng hàng ngày

Nhiều người cho rằng, chỉ trời nắng mới làm hại làn da của chúng ta. Tuy nhiên, ngay cả khi trời mát mẻ, thậm chí ngồi trong nhà, tia UV vẫn có thể gây hại trực tiếp đến làn da của chúng ta. Tia UV ảnh hưởng trực tiếp lên da và khiến làn da bị tổn thương. Chính vì vậy, kem chống nắng nên là ‘vật bất ly thân’ ngay cả trời mùa Đông, ngồi trong xe ô tô…

Khi chọn kem chống nắng, bạn nên chọn loại không thấm nước và có chỉ số SPF trên 30. Khi thoa kem, hãy lưu ý đến các vùng như tai, cổ và các vùng da nhạy cảm khác trên cơ thể.

5.2. Theo dõi các chuyển biến trên da

Hãy chú ý đến những biểu hiện dù rất nhỏ trên da như bề mặt nổi nốt ruồi, tàn nhang, sẹo…có thể là những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư da. Phòng tránh ung thư da bằng cách:

Theo dõi thường xuyên những biểu hiện trên da

Những vùng da cần đặc biệt chú ý: vùng da ở ngực, lưng, da đầu, ngón tay, bàn chân…

Khi thấy sự xuất hiện của những “vị khách” lạ như nốt ruồi, sẹo không rõ nguyên do, những vùng da thâm, tối màu…, bạn nên đi khám để nhận được chẩn đoán chính xác nhất.

5.3. Tăng cường ăn thực phẩm chống ung thư

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh ung thư da nhờ chế độ ăn uống hợp lý. Sữa chua và rau xanh đều có những thành phần chống ung thư. Bạn nên bổ sung rau xanh và trái cây tươi mỗi ngày để phòng tránh căn bệnh này. Đồng thời, uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế ăn các loại thịt đỏ thay vào đó là các loại cá, cá nước lạnh, ngũ cốc, trà xanh…

5.4. Tự tạo các thói quen tốt

Thói quen của con người gây ra bệnh tật. Nếu xây dựng được những thói quen sống lành mạnh góp phần đẩy lùi nguy cơ ung thư. Để phòng tránh ung thư da, bạn nên tạo cho mình những thói quen sau đây:

Làm sạch da hàng ngày

Thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài trời nắng

Buổi sáng có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhưng không phơi nắng quá lâu

Trang bị quần áo chống nắng

Luyện tập thể thao, tăng cường sức khỏe chống lại với bệnh tật

Về ăn uống, bạn nên chú ý

Tránh ăn các đồ ăn đã hỏng, hạn chế ăn mặn, ăn cay

Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh

Không hút thuốc lá, rượu bia

Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, sữa chua, ngũ cốc…

Những thói quen này không chỉ giúp bạn phòng tránh ung thư da mà còn rất nhiều căn bệnh ung thư khác.

5.5. Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra định kỳ là lời khuyên của các chuyên gia trong việc phòng tránh ung thư, phòng tránh bệnh tật. Bệnh ung thư khi mới phát hiện có khả năng hồi phục cao hơn so với giai đoạn muộn. Việc phát hiện các tác nhân gây ung thư sớm giúp người bệnh có phương pháp điều trị kịp thời, tránh hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe.

Da là một bộ phận rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì vậy, việc chăm sóc và bảo vệ da không chỉ là một công việc dành riêng cho nữ giới, mà ngay cả nam giới cũng phải quan tâm bảo vệ làn da của mình.