Xu Hướng 5/2024 # Hà Nội Quá Tải Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết .Công An B?C Li�U # Top 4 Yêu Thích

Hà Nội quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết

Cập nhật ngày: 7-08-2024

NDĐT – Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, mỗi ngày có khoảng 300 trường hợp đến khám sốt xuất huyết (SXH) và hiện có khoảng 500 ca đang điều trị nội trú. Bệnh viện tăng gấp đôi số giường bệnh vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu điều trị. Tình trạng này cũng xảy ra tại các bệnh viện khác tại tuyến Trung ương khi bệnh nhân nhập viện vì SXH vẫn tiếp tục gia tăng.

Một số bệnh viện tiếp tục quá tải

Ghi nhận của phóng viên ngày 4-8, tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, lượng bệnh nhân khám và điều trị sốt xuất huyết vẫn tiếp tục gia tăng. Trong đó, có nhiều ca đặc biệt là các sản phụ mắc sốt xuất huyết, cần phải theo dõi liên khoa và hội chẩn liên tục. Theo chúng tôi Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai, số lượng bệnh nhân đến khám tại Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai không ngừng tăng lên liên tục. Trung bình khoa có khoảng 70 bệnh nhân SXHD trên tổng số gần 200 bệnh nhân điều trị nội trú. Tỷ lệ phụ nữ có thai mắc SXHD chiếm khoảng 15 – 20% trong tổng số bệnh nhân SXHD tại Khoa Truyền nhiễm.

Bệnh nhân ngồi ngoài bậc thềm chờ tới lượt khám.

Tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sáng 4-8 rất đông người tới khám, ngồi la liệt ra cả bậc thềm lối vào sảnh chính BV. BV phải dành năm phòng khám riêng chuyên khám SXH, thay đổi thời gian làm việc của bệnh viện đẩy sớm lên từ 7 giờ sáng, kéo dài đến 17 giờ chiều; tổ chức cán bộ viên chức đi làm cả thứ 7, chủ nhật; huy động toàn bộ lực lượng phòng khám dịch bệnh, không được nghỉ phép… để tập trung phòng chống dịch.

Theo chúng tôi Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, số lượng bệnh nhân tới khám SXH không giảm và hiện ở khoa đang điều trị cho năm bệnh nhân SXH dọa sốc. Những trường hợp nhẹ hơn, BV chuyển xuống cơ sở 2 tại Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. Do đó, về cơ bản tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tình trạng quá tải cũng được giải quyết.

Bệnh viện Thanh Nhàn tăng gần gấp đôi số giường bệnh vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu điều trị, bệnh nhân vẫn phải nằm ghép.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, mỗi ngày có hơn 300 bệnh nhân tới khám. Riêng bệnh nhân nội trú hiện nay lên tới 500 người. Dù bệnh viện đã phải kê thêm giường để thu dung bệnh nhân vào điều trị nhưng không đáp ứng nhu cầu điều trị, vẫn có tình trạng hai bệnh nhân/giường bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương – Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết “Giường kế hoạch của bệnh viện là 600 giường nhưng giường thực kê hiện nay là hơn 1.000 giường. Dù biết là quá tải bệnh viện, bệnh nhân phải nằm ghép nhưng do SXH năm nay tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, nên chúng tôi phải thu dung bệnh nhân SXH điều trị, đặc biệt là người bệnh tại hai quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai đang có tỷ lệ SXH cao trên địa bàn Hà Nội”.

Có ngày, tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khám cho 50 trường hợp bệnh nhi mắc sốt xuất huyết.

Tại Khoa Nhi – BV Bạch Mai, mỗi ngày trung bình khám cho khoảng 20-30 ca SXH, có hôm lên tới 50 ca SXH, nhập viện khoảng 2-3 ca. Theo chúng tôi Nguyễn Thành Nam, quyền Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai, các ca mắc SXH nhập viện chủ yếu do sốt cao liên tục, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt paracetamol. “Cũng có nhiều trường hợp vào đây, chúng tôi nhận thấy bố mẹ không biết cách tự điều trị cho con, liên tục sử dụng thuốc hạ sốt phối hợp như Ibuprofen, thuốc hạ sốt chứa aspirin. Những thuốc hạ sốt này sẽ gây nguy hiểm cho các cháu bé vì nó sẽ gây ra tình trạng xuất huyết” – bác sĩ Nam cho hay.

Hiện nay, khoa đang theo dõi một vài trường hợp bệnh nhân bị tụt huyết áp và sốc vì SXH do cơ địa dị ứng, tràn dịch màng phổi, giảm tiểu cầu… Tuy nhiên, theo nhận định của bác sĩ Nam, SXH ở trẻ em năm nay không quá đáng lo ngại và các ca đều không quá nặng.

Sản phụ chuyển dạ thành công dù mắc sốt xuất huyết

Trong số khoảng 10 bà bầu bị SXHD được điều trị tại khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai, đã có ba ca chuyển dạ thành công “mẹ tròn con vuông” ngay tại BV.

TS.BS Đoàn Thu Trà – Trưởng phòng Nhiễm khuẩn tổng hợp, Phó khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai hạnh phúc khi nói về hai ca sản phụ mắc SXHD nhưng đã hạ sinh an toàn nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của Khoa truyền nhiễm và Khoa Sản.

Sản phụ thai 37 tuần bị sốt cao, đã đi khám ở rất nhiều cơ sở y tế nhưng không phát hiện ra SXHD. Khi đến viện, bệnh nhân trong tình trạng sốt cao liên tục, đau bụng, tiểu cầu xuống thấp nên được đưa ngay vào phòng cấp cứu, theo dõi đặc biệt. Trong quá trình bệnh nhân chuyển dạ, các bác sĩ của Khoa Truyền nhiễm đã kết hợp cùng các bác sĩ của khoa Sản và khoa Huyết học liên tục truyền khối tiểu cầu cho bệnh nhân. Kết quả là một bé gái 2,8kg đã ra đời an toàn và sau đó người mẹ được trở về khoa Truyền nhiễm để tiếp tục điều trị. Đến ngày 3-8, bệnh nhân đã ổn định, tiểu cầu đã trở về mức an toàn và bệnh nhân sẽ được xuất viện trong buổi chiều.

TS.BS Đoàn Thu Trà – Trưởng phòng Nhiễm khuẩn tổng hợp, Phó khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai đang khám cho sản phụ.

Bệnh nhân thai 39 tuần sống trong vùng dịch tễ có SXHD, nhập viện trong ngày sốt thứ 3. Sau ba ngày theo dõi tại khoa, bệnh nhân đã chuyển dạ sinh con an toàn. Chiều 4-8, bệnh nhân đã được đón về khoa để tiếp tục điều trị SXHD.

Thực tế, các em bé được sinh ra từ những bà mẹ mắc SXH đều không bị ảnh hưởng gì, vì thế các bà bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, chúng tôi Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm cũng lưu ý “Diễn biến SXHD trên phụ nữ có thai rất khó lường, chúng tôi khuyên phụ nữ có thai mắc SXHD nên nhập viện điều trị. Bệnh nhân sẽ được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận,.. cũng như tình trạng của thai nhi hàng ngày để xem có dấu hiệu: dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không. Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, SXHD dễ làm chảy máu cùng với đó là chảy máu trong lúc sinh nở sẽ dễ khởi động quá trình rối loạn đông máu, dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi”.

TS.BS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm khám cho bệnh nhân mắc SXH.

Điều trị các bệnh phối hợp nói chung và SXHD nói riêng cho phụ nữ mang thai thường rất khó tiên lượng. Do đó, các sản phụ mắc SXH cần phải theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế có đầy đủ các chuyên khoa khác cùng phối hợp như sản, huyết học, hồi sức,… để kịp thời xử trí khi có biến chứng xảy ra. Trong quá trình điều trị cũng cần thận trọng khi chỉ định dùng thuốc (truyền dịch, truyền máu, thuốc hạ sốt, kháng sinh,…) vì những ảnh hưởng của nó đối với thai. Ngay cả các thuốc có thể chỉ định dễ dàng cho bệnh nhân khác thì khi sử dụng cho thai phụ vẫn phải có sự thống nhất của bác sĩ truyền nhiễm và bác sĩ sản khoa sau khi đã cân nhắc rất kỹ.

Trong vụ dịch SXHD năm 2024, khoa Truyền nhiễm cũng đã điều trị SXHD thành công cho khoảng 100 bà bầu, sinh con khỏe mạnh, an toàn.

Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế cũng đã chỉ ra những yếu tố nguy cơ tăng nặng với bệnh nhân SXH trong các trường hợp sau:

Trẻ em

Phụ nữ có thai

Người già trên 65 tuổi

Người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch

Những người có bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, viêm phổi tắc nghẽn, bệnh gan thận mãn tính, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn…

Những người bị SXH có các dấu hiệu cảnh báo nặng như: sốt cao trên 40 độ, nhức đầu dữ dội, mệt lả hoặc li bì, đau tức vùng gan, nôn, buồn nôn hoặc ỉa chảy; có biểu hiện xuất huyết nhất là xuất huyết ở củng mạc mắt (lòng trắng); có biểu hiện của sốc hoặc tụt huyết áp…, tràn dịch thanh mạc (màng phổi, màng bụng)…

Những đối tượng nguy cơ cao này khi bị SXH cần được theo dõi chặt chẽ để được điều trị kịp thời.

Nguồn  chúng tôi

Nguồn