Xu Hướng 5/2024 # Đau Đáu Những Nỗi Niềm… Nhi Khoa # Top 5 Yêu Thích

27/02/2024

Quả thực, nhìn chị trẻ hơn ở cái tuổi 51 của mình. Nhưng 25 năm gắn bó với ngành Y đã tích cóp ở chị những trải nghiệm quý giá cả về chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Hơn thế nữa là tấm lòng của người thầy thuốc mà chị luôn tâm niệm, luôn bồi đắp cho mình, những mong cứu chữa được thật nhiều bệnh nhi, đem lại sức khỏe và tương lai cho các cháu.

PGS.TS Lê Thị Minh Hương – PGĐ Bệnh viện Nhi Trung ương.

Với PGS – TS Lê Thị Minh Hương – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cuộc đời và sự nghiệp là “hai trong Một”, không tách rời nhau được. Nhiệm vụ được giao chị luôn phấn đấu hoàn thành thật tốt cho dù khó khăn, thách thức phải đối mặt hàng ngày. Bởi chị nghĩ rằng, là người thầy thuốc chân chính không thể thiếu được cái tâm và tấm lòng.

Mỗi người có một cách “vào đời” riêng để tạo dựng tương lai, sự nghiệp cho mình. Với PGS. TS – bác sĩ Lê Thị Minh Hương, con đường ấy cứ như đã được ông trời vạch sẵn, chỉ còn điều quan trọng nhất là quyết tâm và nỗ lực của bản thân để ước nguyện đi đến thành công. Trong gia đình, chị là người duy nhất theo nghề của bố. Gian nan, vất vả thật đấy, nhưng vinh quang và cao quý cũng là hình ảnh đẹp của nghề chữa bệnh cứu người.

Từ nền tảng tri thức…

Bác sĩ Minh Hương tâm sự: “Dẫu biết rằng đến với nghề Y là đến với bao nhiêu vất vả, đến với bộn bề công việc và sự mệt nhọc không dễ gì khắc phục được, là sức ép và gánh nặng trước tính mạng của người bệnh…, nhưng điều quan trọng là được làm một nghề cao quý – nghề chữa bệnh cứu người mà tôi ấp ủ từ khi còn là cô học trò trên ghế nhà trường phổ thông. Cho đến khi trở thành người thầy thuốc thực sự, tôi càng hiểu sâu sắc rằng, không thể thành công trong nghề nếu vô cảm với số phận của người bệnh”. Từ suy nghĩ ấy, chị dành nhiều tâm sức và thời gian cho việc tu luyện nâng cao trình độ chuyên môn, luyện rèn y đức. Được làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương, không dừng ở vai trò của một bác sĩ bình thường, giai đoạn 1993 đến 1996, chị vừa là bác sĩ nhi khoa nội tiết – di truyền, vừa học cao học tại Đại học Y Hà Nội; rồi từ năm 1997 đến năm 2000 chị làm nghiên cứu sinh tại Liên bang Nga và ngay sau đó là thực tập sinh cao cấp ở Viện Miễn dịch cũng tại Liên bang Nga… Thời gian không chờ đợi ai bao giờ, kể cả với một người khát khao cống hiến như bác sĩ Minh Hương. Chị đã qua nhiều cương vị khác nhau, nhưng tất cả đều trực tiếp với bệnh nhi và vì bệnh nhi. Từ lúc là bác sĩ khoa Hô hấp, đến khi trở thành Phó trưởng khoa Hô hấp, rồi Trưởng khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp của Bệnh viện Nhi Trung ương…, chị đều làm việc bằng tâm huyết và trách nhiệm nghề nghiệp cao nhất của mình. Đã có bao đêm mất ngủ, bao ngày nhỡ bữa, sự mệt nhọc không thể kể hết được, bởi Bệnh viện Nhi Trung ương là tuyến cuối về nhi khoa nên luôn phải tiếp nhận những cháu bé bệnh nặng từ các địa phương chuyển đến, người thầy thuốc ở đây không thể lơ là, thường xuyên phải chiến đấu với bệnh tật để giành lại sự sống cho trẻ. Rất nhiều lần khi kết thúc một ca trực, hay một ca chữa trị cho bệnh nhi, chị cảm thấy như không còn sức lực, về nhà chỉ thèm nằm nghỉ, nằm ngủ cho đỡ đi phần căng thẳng mệt nhọc vừa trải qua. Nhưng, lòng yêu nghề đã tiếp thêm sức mạnh để chị vượt qua tất cả, để vóc dáng mảnh mai của bác sĩ Minh Hương vẫn luôn trụ vững với những giông gió của nghề.

…đến nhiệt tâm với nghề

Tiến sĩ Minh Hương chia sẻ lòng mình: Nghề nào cũng có khó khăn, cũng đều cần những nỗ lực. Nhưng nghề Y gắn với con người, thậm chí là với tính mạng con người, nhiều khi phải tranh thủ từng giây từng phút để giành giật lại sự sống…, cho nên thật sự quyết liệt, thật sự cần nhiều nhiệt huyết và cả những hy sinh thầm lặng của đội ngũ những người làm nghề. Trong khi ngoài xã hội, không phải ai cũng hiểu, cũng chia sẻ và thông cảm với nghề Y… Quả đúng như vậy. Có rất nhiều yếu tố làm nên thành công trong điều trị bệnh; nhưng đồng thời cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự không thành công trong quá trình chữa bệnh, thậm chí là có cả cái chết của một bệnh nhân nặng nào đó. Nhìn nhận đầy đủ và thấu đáo vấn đề này cũng là một câu chuyện rất đáng phải quan tâm hiện nay để có được sự đánh giá khách quan, đúng đắn và không quy chụp một cách tùy tiện – không nên sự cố nào cũng đều đổ đầu y bác sĩ. Bởi hơn ai hết, họ là những người có trách nhiệm cao nhất với bệnh nhân, lo lắng nhiều nhất cho bệnh nhân. Đó cũng là một thực tế ở nơi đây.

Với chị, niềm hạnh phúc và cũng là điều cao quý nhất, không gì khác hơn chính là mang lại sức khỏe tốt cho những thiên thần bé nhỏ thông qua chữa trị khỏi bệnh cho các bé. Câu chuyện nghe có vẻ bình dị vậy thôi, nhưng chị bảo rằng, cũng phải phấn đấu suốt năm tháng và làm việc bằng tất cả tâm sức của mình mới mong đạt được.  những điều kiện mới cho việc chữa trị những căn bệnh nặng cho bệnh nhi. Nhắc về bệnh nhân nhi đặc biệt này, chúng tôi Lê Thị Minh Hương cho biết: “Khi đó, Đức Anh là mối quan tâm lớn không chỉ của khoa chúng tôi mà của toàn bệnh viện. Lí do là vì bé bị suy giảm miễn dịch thể kết hợp mà chỉ có phương pháp duy nhất để cứu sống bệnh nhân là ghép tủy”… Được sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện và sự điều hành trực tiếp của chị, Khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp đã đạt được những kết quả rất khả quan trong khám và điều trị; đồng thời đã có được những báo cáo khoa học có giá trị trong và ngoài nước. Trong đó, chúng tôi Lê Thị Minh Hương là tác giả của nhiều bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, là chủ nhiệm của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và đề tài nhánh của đề tài cấp Nhà nước, là Thư ký đề tài Quỹ Nafosted…Những nỗ lực của bác sĩ Minh Hương về chuyên môn được các cấp lãnh đạo ghi nhận và đồng nghiệp đánh giá cao.

Một trong những trăn trở thường nhật của PGS-TS Lê Thị Minh Hương chính là vấn đề con người. Chuyên khoa Nhi vốn đã không đơn giản, do bệnh nhân là trẻ nhỏ không thể kể cho bác sĩ nghe về bệnh tình của mình, trong khi người bác sĩ Nhi khoa một mặt cần sự chuyên sâu, phải chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn mới khám chữa bệnh cho trẻ đạt hiệu quả cao được, mặt khác lại thường vất vả hơn mà thu nhập lại không cao. Đó là một thực tế. Đã vậy, việc đào tạo bác sĩ chuyên nhi hiện nay lại hạn chế, nhất là cho các bệnh viện tuyến dưới, nên thực tế trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập. Từ thực tế ấy, bác sĩ Hương luôn tận tâm, tận lực cho công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nhân viên y tế chuyên Nhi cho tuyến dưới; hiện đã thiết lập được 5 bệnh viện vệ tinh về Nhi khoa tại các tỉnh, giúp cho công tác khám chữa bệnh cho trẻ được thuận lợi và hiệu quả hơn.

Tận tình với người bệnh, tâm huyết với công việc, ham học hỏi và cầu thị để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, không ngại khó khăn, không nề vất vả, PGS-TS Lê Thị Minh Hương là một trong những hiện thân của đội ngũ những “thầy thuốc như Mẹ hiền” của Bệnh viện Nhi Trung ương.

Đình Tuyển

Báo Tri thức & phát triển