Xem Nhiều 5/2024 # 4 Dấu Hiệu Ung Thư Bướu Cổ Không Nên Bỏ Qua # Top 0 Yêu Thích

Bướu cổ là gì? Dấu hiệu ung thư bướu cổ

Bệnh bướu cổ là để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư. Các bướu này có thể có hay không làm thay đổi chức năng của tuyến giáp như cường giáp, bình giáp hoặc suy giáp. Bướu cổ được xếp làm 3 nhóm: dạng lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp.

Tuyến giáp có cấu tạo hình dạng bên ngoài như con bướm nằm ở phần dưới trước cổ, dưới lớp da và cơ, tựa trên khí quản (đường thở). Nếu tuyến giáp có kích thước bình thường hoặc chỉ to nhẹ thì chúng ta không thể nhìn hoặc sờ thấy.

Bệnh bướu cổ là để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp

Dấu hiệu ung thư bướu cổ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Bướu tuyến giáp rất phổ biến. Bướu cổ lành nếu sưng to sẽ gây nuốt vướng hoặc khó nuốt, khó thở (do chèn vào đường thở hoặc thòng vào lồng ngực) hoặc lồi ra trước cổ gây mất thẩm mỹ. Bướu cổ ác tính là loại ung thư gây xâm lấn các cơ quan xung quanh, nhất là dây thần kinh hồi thanh quản sẽ gây khàn tiếng, hoặc khi bướu di căn sẽ gây tổn thương gan, phổi, xương, não…

Nếu bướu tuyến giáp có rối loạn chức năng nội tiết như suy giáp hoặc cường giáp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gây kiệt sức, giảm hoặc tăng cân, hồi hộp ở ngực, mất ngủ, rụng tóc, run tay, đổ mồ hôi.

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư bướu cổ ngày càng tăng. Tuy nhiên, phụ nữ đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh này gấp 8 lần so với nam giới.

Dấu hiệu ung thư bướu cổ. Ung thư bướu cổ có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên phổ biến nhất ở những đối tượng đang bước sang tuổi 30 và người lớn tuổi. Khoảng 2% bệnh nhân là trẻ em và thanh thiếu niên.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân chính thức gây bệnh nhưng họ tin rằng bức xạ ở đầu và cổ là một trong những yếu tố cấu thành ung thư bướu cổ. Đặc biệt, chế độ ăn uống iốt thấp cũng gây ung thư này.

Khàn giọng cũng là một dấu hiệu ung thư bướu cổ

Dấu hiệu ung thư bướu cổ

Dấu hiệu ung thư bướu cổ đầu tiên đó là sờ thấy có khối u ở cổ. Tuyến giáp nằm ở vị trí phía trước cổ nên rất dễ nhận ra những biểu hiện khác thường từ bộ phận này. Nếu bạn sờ thấy có một khối u lớn ở trước cổ, hay dưới yết hầu mà kéo dài trong vài tuần không biến mất thì nên chủ động đi khám chuyên khoa ngay.

Tuy nhiên, nếu chỉ đi khám thông thường thì bạn sẽ rất khó nhận ra các khối u tuyến giáp. Nếu chỉ khám như vậy, có thể bạn sẽ chỉ thấy xuất hiện các hạch to ở vùng cổ, đặc biệt còn đi kèm với cảm giác đau rát, khó nuốt ăn, khó nuốt… Tuy nhiên, khi phát hiện thấy mình mắc phải dấu hiệu này thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị cụ thể.

Đây cũng là một dấu hiệu ung thư bướu cổ thường dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng thông thường. Nhiều trường hợp do khối u mang trong người là khối u ác tính có thể lan rộng ra ngoài tuyến giáp nên dễ làm tổn thương dây thần kinh thanh quản và gây ảnh hưởng không nhỏ tới hộp thanh âm. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khàn giọng – một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư tuyến giáp. Dấu hiệu này cũng có thể nhầm lẫn với các triệu chứng bướu cổ đơn thuần.

Dấu hiệu ung thư bướu cổ không thể bỏ qua tiếp đó là khó nuốt, khó thở. Do thực quản nằm ngay phía dưới khí quản nên khối u tuyến giáp cũng có thể gây áp lực trực tiếp, hoặc gián tiếp lên thực quản, từ đó khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt, khó ăn.

Dấu hiệu ung thư bướu cổ khó thở xảy ra là khi căn bệnh ung thư đã phát triển đến giai đoạn nguy hiểm. Khối u tuyến giáp phình to ra gây chèn ép lên khí quản và khiến người bệnh gặp phải tình trạng khó thở.

Dấu hiệu ung thư bướu cổ không thể bỏ qua tiếp đó là khó nuốt, khó thở

Các phương pháp điều trị ung thư bướu cổ

Ung thư bướu cổ gồm nhiều loại, mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nói chung, việc điều trị bướu tuyến giáp bao gồm: uống thuốc, xạ trị, mổ hoặc chỉ theo dõi.

Uống thuốc: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các loại khác nhau, như thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt, kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta…

Thuốc xạ trị: Dạng iốt phóng xạ, thuốc này có tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp.

Mổ: Tùy loại bướu, bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp.

Ngoài ra, trong một số trường hợp khác có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước (gọi là nang giáp).

Theo dõi: Nếu bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì và theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1-2 năm một lần. Cần đi khám ngay nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.

Thu Hà

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.