Xem Nhiều 5/2024 # 8 Tác Dụng Có Lợi Cho Sức Khoẻ Đã Được Chứng Minh Của Nha Đam (Lô Hội) # Top 0 Yêu Thích

Nha đam là một loài cây có dược tính đã được sử dụng hàng ngàn năm nay.

Nó được mọi người biết đến nhiều nhất với tác dụng trị các vết thương trên da, nhưng nó cũng có nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

1. Có chứa các hợp chất thực vật có lợi cho sức khoẻ

Nha đam là loại cây có thân ngắn, dày và lá chứa nhiều nước.

Nó được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm, và có giá trị thị trường hàng năm ước tính khoảng 13 tỉ đô la (1).

Nha đam có lá màu xanh, dày, nhọn và có nhiều thịt, có thể dài tới 12-19 inch (30-50 cm).

Mỗi lá có một mô sẹo chứa nước khiến lá trở nên dày. Loại mô sẹo chứa đầy nước này là chất “keo” có trong các sản phẩm chiết xuất từ nha đam.

Keo này chứa hầu hết các hợp chất hoạt tính sinh học trong thực vật, bao gồm vitamin, khoáng chất, amino axit, chất chống oxy hoá.

Điểm then chốt: Nha đam là một loại cây có dược tính được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm. Lá của nó chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khoẻ.

2. Có các chất chống oxy hoá và kháng khuẩn

Các chất chống oxy hoá rất quan trọng cho sức khoẻ.

Gel nha đam chứa các chất chống oxy hoá mạnh mẽ, thuộc một nhóm lớn các chất chống oxy hoá được gọi là polyphenol (2).

Những chất chống oxy hoá này cùng với nhiều hợp chất khác trong nha đam có thể giúp hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây ra bệnh lây nhiễm ở người (2).

Điểm then chốt: Nha đam chứa nhiều hợp chất chống oxy hoá mạnh. Một vài hợp chất này có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại.

3. Giúp nhanh lành vết bỏng

Nha đam được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc thoa ngoài da hơn là để ăn.

Từ lâu, nó được coi là thuốc chữa các vết loét, đặc biệt là các vết bỏng, bao gồm cả cháy nắng.

Trên thực tế, Cục quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) lần đầu tiên công nhận nha đam là thuốc mỡ giúp điều trị các vết bỏng không cần toa của bác sĩ vào năm 1959.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nó là thuốc bôi ngoài da giúp điều trị các vết bỏng ở cấp độ một và hai.

Một nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng nha đam có thể làm giảm thời gian chữa bỏng khoảng 9 ngày so với thuốc thông thường (3).

Bằng chứng cho thấy nha đam giúp lành các vết thương khác vẫn chưa được thuyết phục (4).

Điểm then chốt: Thoa nha đam vào vết bỏng có thể làm cho vết bỏng nhanh liền hơn, nhưng với các vết thương khác thì chưa có kết luận rõ ràng.

4. Làm giảm cao răng

Sâu răng và bệnh nướu răng là các bệnh thường gặp.

Một trong những cách ngăn ngừa những bệnh này là giảm lượng cao răng (màng vi sinh) trên răng.

Trong một nghiên cứu về việc súc miệng của 300 người khoẻ mạnh, nước ép nha đam nguyên chất 100% được so sánh với các loại nước súc miệng có chứa chlorhexidine (chất khử trùng chống vi khuẩn).

Sau 4 ngày sử dụng, nước súc miệng nha đam được cho là có hiệu quả như chlorhexidine giúp giảm lượng cao răng (5).

Một nghiên cứu khác cũng tìm ra những lợi ích giống như trên của nước súc miệng nha đam khi sử dụng từ 15-30 ngày (6).

Nha đam giúp loại bỏ các vi khuẩn gây mảng bám Streptococcus mutan trong miệng cũng như nhiễm nấm Candida (một loại bệnh nhiễm trùng do nấm Candida gây ra) (7).

Điểm then chốt: Khi sử dụng như nước súc miệng, nước ép nha đam nguyên chất có thể giúp giảm lượng cao răng hình thành trong miệng như những loại nước súc miệng thông thường.

5. Giúp điều trị các bệnh loét miệng hay nhiệt miệng

Nhiều người từng mắc các bệnh như nhiệt miệng, loét miệng.

Chứng này thường hình thành ở dưới môi, trong miệng và kéo dài khoảng 7-10 ngày.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nha đam có thể đẩy nhanh quá trình lành của những vết nhiệt miệng.

Trong một nghiên cứu kéo dài 7 ngày với 180 tham gia bị nhiệt miệng cho thấy đặt một miếng nha đam lên vùng bị nhiệt miệng có tác dụng làm giảm vùng bị nhiệt miệng (8).

Tuy nhiên, nó cũng không vượt trội hơn cách điều trị nhiệt miệng thông thường bằng corticosteroid.

Trong một nghiên cứu khác, gel nha đam không những làm nhanh lành những vết nhiệt miệng mà còn giảm những cơn đau do nhiệt miệng gây ra (9).

Điểm then chốt: Bôi gel hoặc đặt một miếng nha đam lên vết nhiệt miệng có thể làm vết nhiệt miệng (loét miệng) nhanh lành.

6. Giảm nguy cơ bị táo bón

Nha đam được dùng như thuốc điều trị bệnh táo bón.

Lần này không phải là gel mà là nhựa nha đam.

Nhựa nha đam là một chất cặn màu vàng dính ngay dưới lá.

Hợp chất chính có tác dụng chữa bệnh táo bón được gọi là nhựa nha đam, có tác dụng nhuận tràng (10, 11, 12).

Tuy nhiên, nhiều người cũng thắc mắc về độ an toàn của nha đam nếu sử dụng thường xuyên. Vì lý do này nên từ năm 2002, nhựa nha đam đã không còn trên thị trường Mỹ như thuốc bôi ngoài da nữa.

Trái ngược với điều mọi người vẫn tin tưởng, nha đam dường như không có tác dụng chống lại các rối loạn về tiêu hoá khác như Hội chứng ruột kích thích (IBS), và bệnh viêm loét đại tràng  (IBD) (13, 14, 15).

7. Có thể làm đẹp da và giúp ngăn ngừa nếp nhăn

Có một vài bằng chứng sơ bộ chứng minh rằng gel nha đam bôi ngoài da có thể làm chậm lão hoá da.

Có rất ít bằng chứng chứng minh nha đam có thể chữa các bệnh ngoài da như bệnh vảy nến và viêm da (18).

Điểm then chốt: Bằng chứng cho thấy nha đam có thể có tác dụng chống lão hoá da nhưng còn cần được nghiên cứu nhiều hơn.

8. Làm giảm lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường

Một vài nghiên cứu trên động vật và trên người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy tiêu thụ chiết xuất nha đam có thể cho kết quả tốt (21, 22, 23).

Tuy nhiên, độ tin cậy của những nghiên cứu này khá thấp nên giới thiệu cho mọi người cùng sử dụng nha đam cho mục đích này có hơi hấp tấp.

Ngoài ra, có một vài trường hợp tổn thương gan do bổ sung nha đam trong một thời gian dài (24).

Vậy bạn có nên dùng nha đam hay không?

Nha đam có một số dược tính độc nhất vô nhị, đặc biệt là khi dùng làm thuốc bôi da và lợi.