Phổ Biến 4/2024 # Mẹo Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Gừng An Toàn Hiệu Quả # Top 7 Yêu Thích

Gừng tươi trị viêm họng hạt hiệu quả

Tác dụng của gừng với bệnh viêm họng hạt

Từ lâu con người đã sử dụng gừng tươi là một vị thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc đông y. Đặc biệt, gừng có tác dụng hữu hiệu với những bệnh về viêm nhiễm hô hấp, nhất là bệnh viêm họng hạt:

Ngoài tác dụng giảm đau, giảm viêm, rễ gừng khá hữu ích trong việc cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể bạn ngăn ngừa lại bệnh tật.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong gừng có chứa rất nhiều hoạt chất như zinggiberene, citral, phellandrene,…có công dụng kháng viêm, làm ức chế vi khuẩn sinh sôi, phát triển ở hệ hô hấp. Từ đó, làm sạch các dịch nhầy, tiêu đờm, thông cổ họng…

Lựa chọn gừng thế nào để có chất lượng tốt nhất

Gừng ta- gừng Việt Nam bé hơn chỉ đạt trọng lượng 0,5 – 1 g.

Gừng ta có phần vỏ da thường sần sùi, chia thành nhiều nhánh, có nhiều đường vân, màu tối.

Gừng trồng trong nước bao giờ cũng có dính thêm ít đất bên ngoài lớp vỏ.

Khi bẻ đôi củ gừng, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt ở lõi gừng. Lõi gừng ta nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét và màu vàng tươi.

Gừng ta có mùi rất thơm, có hương vị thơm đậm, cay nồng đặc trưng, chỉ cần cho lát gừng nhỏ vào chế biến đã dậy mùi.

Cách dùng gừng chữa viêm họng hạt

Gừng và củ cải trắng

Tác dụng: Trong củ cải trắng có chứa nhiều protid, glucid và các loại vitamin, sử dụng để bổ sung dưỡng chất cho người mới ốm dậy rất tốt, làm tăng sức đề kháng của người bệnh. Trong Đông y, củ cải trắng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, kháng viêm, trừ ho tan đờm. Dùng gừng kết hợp với củ cải trắng để trị viêm họng hạt là một phương pháp rất hiệu quả.

Chuẩn bị:

1củ gừng tươi

1 củ cải trắng nhỏ

Thực hiện:

Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch, cắt thành lát, hoặc thái băm nhỏ

Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, cắt thành miếng nhỏ

Cho gừng và củ cải trắng đã cắt vào cối nhỏ, giã nát cùng một ít muối

Dùng bã gừng và củ cải sau khi giã nát ngậm trong miệng khoảng 5 phút

Chắt lấy nước cốt uống vào sáng và tối mỗi ngày

Súc miệng lại bằng nước ấm.

Nếu kiên trì thực hiện bằng phương pháp này, sau 3 – 5 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm hẳn. Cách này có thể áp dụng để giải cảm, trị ho khan, khàn giọng cũng rất tốt.

Chữa viêm họng hạt bằng trà gừng

Dấu hiệu của viêm họng hạt lâu ngày khiến dịch nhầy, đờm bị ứ động trong họng. Khi sử dụng trà gừng sẽ giúp bạn cơ thể ấm dần, tan đờm dịch và thải độc giúp thư giãn thần kinh.

Chuẩn bị:

1 củ gừng tươi

3 – 5 lá bạc hà

20ml mật ong

1 quả chanh

Thực hiện:

Gừng đem gọt vỏ, cùng với lá bạc hà đem rửa sạch

Thái gừng thành lát nhỏ, giã nát

Cho lá bạc hà và gừng đã giã hãm trong nước sôi từ 5 – 10 phút rồi lọc lấy nước

Cho nước cốt chanh và mật ong vào khuấy đều

Sử dụng uống 2 lần/ ngày

Ngoài ra uống trà gừng đều đặn sẽ giúp bạn khỏi bệnh, có sức khỏe tốt và tránh mắc phải các bệnh về máu, tiêu hóa.

Gừng và muối

Muối là nguyên liệu được sử dụng rất nhiều trong đời sống thường ngày. Đây là một loại dược liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Bên cạnh đó, muối còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau cổ họng khó nuốt, trị viêm họng hạt và các bệnh về đường hô hấp khá hiệu quả.

Chuẩn bị:

Gừng tươi

Muối

Thực hiện:

Gừng gọt vỏ và rửa sạch

Thái thành lát nhỏ.

Cho gừng đã thái vào cối giã nhỏ, giã nhuyễn cùng với muối.

Cách 1:

Cho hỗn hợp trên vào miệng, ngậm trong 3 phút

Súc miệng bằng nước ấm

Dùng 2 lần mỗi ngày

Cách 2:

Cho 1 muỗng cà phê hỗn hợp trên vào 100 ml nước ấm, đun sôi

Uống từng ngụm nhỏ

Thực hiện 2 lần mỗi ngày

Kiên trì thực hiện theo cách này hằng ngày bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Gừng tươi và hành tím

Trong Đông y, hành tím có vị ngọt, tính ấm, mùi hăng, vị cay nhẹ, có khả năng làm ấm cơ thể, điều hòa khí huyết, đào thải độc tố, kích thích hệ tiêu hóa. Bên trong hành tím có chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại rất hiệu quả.

Chuẩn bị:

1 củ gừng tươi

2 – 3 củ hành tím

Thực hiện:

Hành và gừng bỏ vỏ, mang đi rửa sạch

Đun sôi hai loại dược liệu này trong một lượng nước thích hợp

Sử dụng nước này xông mũi và miệng 3 lần/ngày

Bạn nên kiên trì thực hiện phương pháp này để có thể mang lại hiệu quả

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện, bạn không nên sử dụng nước quá nóng, tránh gây bỏng lớp niêm mạc. Cần đun nước ở lửa nhỏ để có độ ấm thích hợp.

Gừng và hành tím trị viêm họng hạt

Gừng với mật ong

Tác dụng của mật ong: Mật ong có vị ngọt dịu, chứa rất nhiều khoáng chất và axit amin được xem là loại kháng sinh tự nhiên, có thể tăng sức đề kháng và loại bỏ các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, khản tiếng. Khi kết hợp gừng với mật ong để điều trị viêm họng hạt, giúp đẩy lùi các ổ dịch sưng đỏ ở vòm họng mà không phải dùng đến kháng sinh.

Chuẩn bị:

50ml mật ong nguyên chất

Vỏ gừng tươi

Vỏ quýt

Vỏ cam hoặc chanh

3 quả ô mai

Thực hiện:

Vỏ gừng tươi, vỏ quýt, vỏ cam chanh và ô mai đem rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ các vi khuẩn

Cho các loại dược liệu trên cùng với mật ong vào bát nhỏ

Chưng cách thủy hỗn hợp trên từ 15 – 20 phút

Lấy khoảng 2 thìa cà phê hỗn hợp, hòa với 100 ml nước ấm để uống

Sử dụng uống mỗi ngày 3 lần.

Lưu ý: Phương pháp trên không nên thực hiện với trẻ dưới 1 tuổi.

Lưu ý khi dùng gừng trị viêm họng hạt

Tránh dùng gừng với thuốc aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.

Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.

Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

Ngoài ra có thể sử dụng viên nén Heviho hoặc siroheviho giúp giải quyết được triệu chứng đau họng hạt một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó giúp ngăn dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng. Phù hợp cho người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính, người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, vướng, cộm cổ họng dài ngày.