Phổ Biến 5/2024 # Ngón Tay Bị Sưng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? # Top 7 Yêu Thích

5

/

5

(

2246

bình chọn

)

1. Ngón tay bị sưng là bệnh gì?

Dấu hiệu ngón tay bị sưng còn là biểu hiện của sự tích tụ chất lỏng hoặc do viêm các mô hoặc khớp ngón tay, nhiễm trùng nghiêm trọng, viêm nhiễm, chấn thương hoặc do quá trình bất thường khác. Trường hợp bạn đang gặp hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc mang thai, các ngón tay cũng có dấu hiệu bị sưng.

Một số triệu chứng đi kèm bao gồm:

Ngón tay bầm tím hoặc đổi màu khác

Ớn lạnh, mệt mỏi, sốt

Có khối u hoặc vết sưng dọc theo ngón tay

Tê hoặc ngứa ran do chèn ép dây thần kinh

Đau đơn, các vùng đau ấn mềm

Có vết nứt hoặc vết rách có mủ

Hạn chế phạm vi cử động và hoạt động trong khớp

Cứng khớp, sưng khớp

Những triệu chứng này có thể cảnh báo những bệnh lý hoặc tình trạng nguy hiểm. Do đó, khi bạn có một trong những dấu hiệu trên nên tiến hành thăm khám kịp thời:

Sốt cao trên 38 độ

Không cử động được ngón tay bị sưng

Đau dữ dội

2. Nguyên nhân ngón tay bị sưng

Chấn thương, vận động mạnh

Thay đổi thời tiết khiến các ngón tay bị sưng hoặc gây cứng khớp buổi sáng

Do tuổi tác dễ gây thoái hoác các khớp khiến quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng và khớp xương dễ tổn thương

Gãy xương, có vết rách hoặc chấn thương do lực cùn (bầm tím, sưng tấy)

Tổn thương dây chằng hoặc sụn

Chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều lần

Viêm bao hoạt dịch (viêm túi khí bảo vệ đệm khớp)

Hội chứng ống cổ tay (áp lực lên dây thần kinh đi qua cổ tay)

Viêm mô tế bào (nhiễm trùng da do vi khuẩn)

Nhiễm trùng ví dụ như nhiễm trùng vi khuẩn Streptococcus aureus

Paronychia (nhiễm trùng quanh móng tay)

Phù bạch huyết

Hội chứng Raynaud

Viêm khớp dạng thấp (bệnh tự miễn mãn tính đặc trưng bởi viêm khớp)

Viêm khớp nhiễm trùng

Bệnh gout, nồng độ acid uric trong máu cao gây lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp tay gây sưng đau ngón tay.

Hội chứng ngón tay cò súng

3. Ngón tay bị sưng có nguy hiểm không?

Khuyết tật

Phải cắt bỏ ngón tay

Dị tật ngón tay

Không có khả năng vận động bằng tay

Nhiễm trùng sang các mô khác

Phải phẫu thuật chỉnh hình để về hình dạng ban đầu

4. Đối tượng hay gặp sưng khớp ngón tay

Người thường xuyên phải lao động

Dân văn phòng làm việc nhiều với máy tính

Vận động viên

Người cao tuổi, mắc các vấn đề xương khớp

Phụ nữ mang thai

Trong trường hợp gặp sưng ngón tay do chấn thương, hầu hết các đối tượng đều có nguy cơ mắc phải.

5. Chẩn đoán tình trạng ngón tay bị sưng

Bao nhiêu ngón tay bị sưng?

Toàn bộ ngón tay bị sưng hay chỉ một phần?

Thời gian bắt đầu phát hiện ra ngón tay bị sưng:

Tình trạng này đã kéo dài trong bao lâu? Có bị lặp lại không?

Trong thời gian gần đây có gặp phải chấn thương hay nhiễm trùng nào không?

Ngoài bị đau, còn có các triệu chứng nào khác?

Sau khi loại trừ nguyên nhân gây bệnh, để chắc chắn, các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu, chụp X-quang hoặc chụp CT-Scan để nhận biết vị trí đau hoặc trong máu có nhiễm trùng, có chứa các tinh thể muối urat gây ra bệnh gout hay không.

6. Điều trị

6.1. Điều trị nội khoa

Sau khi tiến hành chẩn đoán, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp giảm đau khớp nhanh chóng và cải thiện chức năng sụn khớp như:

Thuốc giảm đau tramadol, acetaminophen

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, naproxen, ibuprofen

Thuốc tiêm corticoid: áp dụng cho một số trường hợp nặng

6.2. Điều trị bằng ngoại khoa

Nếu điều trị bằng thuốc và các phương pháp kết hợp không khỏi, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Biện pháp này có hiệu quả lâu dài nhưng khá tốn kém, thường được chỉ định trong trường hợp nặng, có nguy cơ hoại tử và mất khả năng vận động của ngón tay.

6.3. Kết hợp vật lý trị liệu

Các bài tập giúp sụn khớp phục hồi nhanh chóng, giảm tình trạng đau sưng ngón tay là massage, xoa bóp, vận động khớp nhẹ nhàng. Bạn có thể thực hiện các biện pháp như chườm nóng hoặc ngâm phần ngón tay bị sưng vào nước muối gừng ấm trong khoảng 5-10 phút để giảm bớt cơn đau.

Nắm chặt tay rồi duỗi lòng bàn tay, thực hiện ít nhất 4 lần cho cả hai tay.

Duỗi thẳng các ngón tay đến mức tối đa, có thể thực hiện từng ngón tay.

Nâng cao từng ngón tay rồi từ từ hạ xuống từ 8-12 lần.

6.4. Sử dụng các bài thuốc dân gian đối với trường hợp ngón tay bị sưng do xương khớp

6.4.1. Chữa ngón tay bị sưng từ cây xấu hổ

Bài thuốc này giúp giảm sưng tấy, chữa đau nhức xương khớp, có tác dụng chống viêm.

Cách thực hiện: lấy rễ cây xấu hổ thái mỏng, tẩm rượu trắng, sao thơm và sắc nước uống. Ngày uống hai lần, nên uống sau bữa ăn.

6.4.2. Chữa ngón tay bị sưng từ ngải cứu

Cách thực hiện:

Ngải cứu rửa sạch để ráo nước sau đó trộn chung với rượu trắng đem sao nóng

Đổ hỗn hợp ra khăn mỏng sau đó chườm nóng lên vùng ngón tay bị sưng

Đến khi hết nóng có thể sao lại để chườm lại lần nữa.

6.4.3. Chữa ngón tay bị sưng từ lá lốt

Cách thực hiện:

Lấy 30g lá lốt tươi rửa sạch, phơi trong bóng râm đến khi héo đi

Cho lá lốt vào sắc trong khoảng 30 phút sau đó tắt bếp

Gạn lấy nước và sử dụng thuốc sắc sau bữa ăn

7. Lời khuyên chuyên gia

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, các ngón tay, bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng của con người, đảm nhận chức năng cầm nắm, phản hồi cảm giác xúc giác cho cơ thể. Khi những ngón tay bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt. Do vậy, để giữ xương khớp chắc khỏe, đặc biệt tránh tình trạng ngón tay bị sưng, song song với quá trình điều trị, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý như:

Tập vật lý trị liệu ngón tay để giảm khả năng sưng viêm khi cần

Tăng cường vitamin, rau xanh cho cơ thể, giảm lượng mỡ, đạm

Bổ sung canxi, dưỡng chất giúp sụn khớp phát triển

Hạn chế bẻ ngón tay, cầm nắm vật năng

Tăng cường tập thể dục thể thao giúp xương khớp chắc khỏe, vận động linh hoạt

Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ chiên xào, nước uống có ga, rượu bia, thuốc lá.

Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như ngay khi có dấu hiệu bất thường ở ngón tay.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 433 349 để được tư vấn, hỗ trợ.

XEM THÊM: