Xu Hướng 5/2024 # Tim Đập Nhanh Là Bệnh Gì Và Cách Nào Ổn Định Nhịp Tim Hiệu Quả? # Top 5 Yêu Thích

Tim đập nhanh là triệu chứng gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau, bao gồm sinh lý và bệnh lý. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các nguyên nhân làm tăng nhịp tim để điều trị hiệu quả và phòng tránh các biến chứng xảy ra.

Tim đập nhanh là nguyên nhân gây hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, vã mồ hôi

Thế nào là tim đập nhanh?

Nhịp tim nhanh xảy ra khi nhịp tim cao hơn 100 lần/phút. Bình thường tim chỉ đập từ 60 đến 100 nhịp mỗi một phút. Với tần số này, các buồng tim hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả để có thể cung cấp máu vào hệ thống tuần hoàn. Tim đập quá nhanh dẫn tới việc bơm máu kém hiệu quả và làm giảm dòng máu đến các cơ quan, bao gồm cả timm gây ra tình trạng thiếu oxy tại cơ tim. Nếu kéo dài có thể dẫn tới tổn thương cơ tim, hoặc nhồi máu cơ tim [1].

Triệu chứng phát hiện tim đập nhanh

Hầu hết những người bị tim đập nhanh sẽ được cảnh báo thông qua những biểu hiện sau đây:

Hồi hộp: cảm thấy bồi hồi, bồn chồn, lo lắng,

Đánh trống ngực: Cảm giác như ngựa phi trong lồng ngực, rất khó chịu

Hụt hẫng: Cảm thấy tim như ngưng một nhịp rồi mới đập tiếp, khiến người bệnh cảm giác như tim bỏ nhịp.

Khó thở: khi đi bộ hoặc làm việc hàng ngày, đôi khi khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi và có sự lặp lại thường xuyên. Thỉnh thoảng cảm thấy ngộp thở, thiếu không khí để thở nên phải rướn người lên.

Choáng váng: cảm giác tối sầm mắt lại, muốn ngất xỉu, nhìn đồ vật nghiêng ngả, khiến người bệnh tưởng nhầm là trúng gió

Vã mồ hôi: thường kèm theo nhịp tim nhanh hồi hộp

Mệt mỏi: cảm giác chân tay rũ rượi, không thể làm được việc gì, chỉ muốn nằm một chỗ ngay lập tức

Chân tay run: Khiến người bệnh khó khăn khi cầm nắm đồ vật, đi lại và sinh hoạt như bình thường được.

Những nguyên nhân phổ biến làm tăng nhịp tim

Tim đập nhanh có thể gây ra bởi sự thay đổi cảm xúc hay tâm lý, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý tại tim hoặc ngoài tim cần phát hiện và điều trị sớm.

Yếu tố tâm lý và các bệnh ngoài tim

– Stress, căng thẳng: Đây là nguyên nhân hàng đầu làm tim đập nhanh ở hầu hết các độ tuổi. Khi bạn lo lắng, sợ hãi, vui quá hay buồn quá đều khiến tim đập sai nhịp

– Rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu: Gây rối loạn hoạt động hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tim.

– Sự thay đổi nội tiết: Thường xảy ra trong các giai đoạn như dậy thì ở trẻ em, tiền mãn kinh/mãn kinh ở nữ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mãn dục nam.

– Bệnh cường giáp: Tăng nồng độ hormon tuyến giáp khiến cho tim đập nhanh và nhiều hơn bình thường.

– Mất cân bằng nồng độ chất điện giải: xảy ra khi bị sốt, rối loạn điện giải, tiêu chảy hoặc do khiếm khuyết gen di truyền (thường gặp ở hội chứng Brugada).

– Tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng: bao gồm thuốc điều trị cảm cúm chứa Ma hoàng, thuốc điều trị hen phế quản,

– Sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, trà đặc, thuốc phiện hay thuốc lắc cũng đều gây rối loạn hoạt động của tim.

Sử dụng chất kích thích là một trong những nguyên nhân làm tăng nhịp tim

Do các bệnh lý tim mạch

Các bệnh tim mạch xảy ra do tổn thương thực thể tại tim sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu qua tim và dẫn truyền tín hiệu điện trong tim, từ đó khiến tim đập nhanh bất thường. Các bệnh tim mạch tây tim đập nhanh có thể kể đến như:

– Bệnh van tim: gồm hẹp, hở van tim

– Tăng huyết áp: là nguyên nhân hàng đầu gây dày tâm thất trái,

– Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim

– Bệnh cơ tim giãn

– Suy tim

– Bệnh rối loạn nhịp tim: gồm nhịp nhanh thất, nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh xoang, rung nhĩ, rung thất…

Phát hiện tim đập nhanh bằng cách nào?

Ngoài việc đo nhịp tim hay dựa vào các triệu chứng người bệnh mắc phải, các biện pháp sau được dùng để chẩn đoán chính xác bệnh nhịp tim nhanh:

– Dùng điện tâm đồ: đánh giá nhịp tim, các rối loạn nhịp kèm theo.

– Đo điện tim 24h: giúp ghi lại tất triệu chứng trên điện tim và thời gian xảy ra.

– Siêu âm tim: giúp đánh giá chức năng tim, các thành tim, tốc độ dòng máu trong tim.

Ngoài ra, một số phương pháp dùng để xác định nguyên nhân gây tim đập nhanh được chỉ định khi cần thiết như: chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT, chụp mạch vành, chụp XQ tim. [2]

Tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Tim đập nhanh có thể nguy hiểm nhưng phụ thuộc vào dạng bệnh và nguyên nhân làm tim đập nhanh. Chẳng hạn như tim đập nhanh do lo lắng, stress thì sẽ ít nghiêm trọng hơn, còn các trường hợp bị tim đập nhanh do bệnh tim mạch, rung nhĩ, cuồng nhĩ, sau nhồi máu cơ tim thì nguy hiểm bởi các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

Huyết khối: Hay c

ục máu đông  có thể gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổ

i

… khi cục máu đông tách ra và

đi vào tuần hoàn chung

.

Ngất xỉu:

đặc biệt nguy hiểm khi người bệnh lên cơn nhịp nhanh lúc đang điều khiển giao thông hoặc làm việc trên cao

Suy tim: Chức năng tim suy yếu do tim hoạt động quá sức trong thời gian dài

[3].

Phòng ngừa tim đập nhanh như thế nào?

Với những người chưa bị, hoặc đang điều trị các bệnh tim mạch, các bệnh dễ gây tim đập nhanh, thì các biện pháp sau đây sẽ rất hữu ích trong việc điều trị hoặc loại bỏ yếu tố nguy cơ làm tăng nhịp tim:

Xây dựng lối sống khoa học

: một lối sống lành mạnh

sẽ mang lại một t

rái tim khỏe

. Điều này bao gồm giảm lo lắng căng thẳng, ngủ đủ giấc,

tập thể dục thường xuyên, m

ỗi ngày ít nhất 30 phút bằng cách đi bộ, đạp xe, ngồi thiền, yoga, bơi lội. Bạn cũng cần một

chế độ ăn ít chất béo nhiều rau xanh và trái cây, ngũ cốc, h

ạn chế thịt đỏ và mỡ động vật

.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

, vì vậy hãy duy trì cân nặng hợp lý và có kế hoạch giảm cân hợp lý nếu thừa cân.

Giữ

huyết áp và cholesterol

trong giới hạn cho phép: Bằng cách sống khoa học

và dùng thuốc theo

hướng dẫn của bác sỹ nếu đang mắc bệnh huyết áp, mỡ máu cao.

Không hút thuốc lá, r

ượu bia, cà phê và chất kích thích khác.

Thận trọng khi sử dụng s

ử dụng c

ác

thuốc không kê đơn

, bao gồm thuốc chống ngạt mũi, điều trị cảm cúm.

Điều trị tốt các bệnh lý nền nếu mắc phải như cường giáp, hen phế quản, sốt, rối loạn điện giải, tiêu chảy.

Khám bệnh định kỳ mỗi năm ít nhất 1 lần

.

Một chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau củ quả sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng tim đập nhanh hiệu quả

Tim đập nhanh có chữa được không?

Có thể chữa được tim đập nhanh nếu tìm được nguyên nhân làm tăng nhịp tim và điều trị triệt để nguyên nhân này. Chẳng hạn như tim đập nhanh do stress, mất ngủ, dùng thuốc… thì khi ngưng thuốc, tâm lý ổn định trở lại thì nhịp tim sẽ về bình thường. Tim đập nhanh do cường giáp, mất máu, rối loạn điện giải, sốt… thì khi điều trị khỏi các bệnh trên, tình trạng tim đập nhanh cũng hết. Còn với tim đập nhanh do bệnh tim mạch, muốn chữa khỏi tim đập nhanh cần điều trị triệt để các bệnh lý nền, tuy nhiên việc này tương đối khó, vì đa số bệnh tim mạch là mạn tính, khó có thể điều trị khỏi ngay được.

Điều trị rối loạn nhịp tim nhanh

Các biện pháp không dùng thuốc

Bao gồm các phương pháp thay đổi lối sống kể trên và một số kỹ thuật làm giảm nhịp tim như:

– Tập yoga, thái cực quyền, luyện tập hít thở để giải tỏa stress, căng thẳng

– Các biện pháp gây cường phế vị: như ấn nhãn cầu, xoa xoang cảnh, ngâm mặt vào chậu nước lạnh, đắp khăn lạnh vào gáy.

– Đảm bảo cung cấp đủ nước và điện giải cho cơ thể đặc biệt là khi lao động nặng.

Các biện pháp can thiệp và sử dụng thuốc

– Dùng thuốc: Bao gồm thuốc chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi, chẹn kali, chẹn natri, ức chế men chuyển… dùng để giảm nhịp tim. Thuốc chống đông máu dùng để ngăn huyết khối cho những người có nguy cơ cao gặp biến chứng này. Nếu bệnh nhân đang có bệnh lý nền làm cho tim đập nhanh, họ cũng sẽ được dùng thuốc để chữa bệnh này.

– Dùng chế phẩm chứa thảo dược Khổ sâm: Cây Khổ sâm (Sophora flavescens Ait), hay còn gọi là sâm đắng, được mệnh danh là “linh dược phục hồi trái tim”. Bởi  là thảo dược này được nhiều nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu chứng minh tác dụng chống rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, ngoại tâm thu hiệu quả. Từ đó ổn định nhịp tim, giảm đau ngực, khó thở, chân tay bủn rủn, mệt mỏi do tim đập nhanh gây ra hiệu quả. Những ai kiên trì sử dụng chế phẩm chứa thảo dược Đông y này đều đạt được hiệu quả cao trong điều trị rối loạn nhịp tim.

Hiện nay tại Việt Nam, Khổ sâm đã được ứng dụng bào chế trong viên uống thực phẩm chức năng, điển hình như TPCN Ninh Tâm Vương – tự hào là sản phẩm độc đáo từ thiên nhiên, an toàn và hiệu quả cho người bị nhịp tim nhanh.

– Đốt điện tim: Dùng để cắt bỏ đường dẫn truyền phụ trong tim, sử dụng khi thuốc không kiểm soát được các cơn loạn nhịp. Mặc dù phương pháp này có hiệu quả cao, lên tới 95% nhưng không chữa khỏi hoàn toàn được chứng tim đập nhanh, loạn nhịp, do hình thành ổ loạn nhịp mới trong tim người bệnh.  một ống thông được đưa và người của bạn, đầu ống thông có điện cực sử dụng năng lượng lạnh hoặc sóng vô tuyến để triệt tiêu đường dẫn truyền phụ.

– Đặt máy tạo nhịp tim: một số rối loạn nhịp tim nhanh có thể điều trị bằng máy tạo nhịp tim. Đây là một thiết bị nhỏ cấy dưới da, khi máy phát hiện được nhịp tim bất thường, nó sẽ phát nhịp để điều chỉnh lại nhịp tim.

– Cấy máy khử rung tim (ICD): Nếu bạn bị nhịp tim nhanh nguy cơ đe dọa tính mạng bác sĩ sẽ cấy máy vào ngực. Khi phát hiện nhịp tim tăng, máy sẽ phát ra sóng gây sốc điện tim, để nhịp tim của bạn trở về bình thường.

– Phẫu thuật cắt bỏ mô phát nhịp bất thường: áp dụng khi các biện pháp khác không có hiệu quả [3].

Tim đập nhanh nên ăn gì và kiêng gì?

Với những người bị tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim thì hiệu quả điều trị đến từ chế độ ăn uống chiếm 50%. Vì vậy, bạn muốn ổn định nhịp tim, nhất định phải biết lựa chọn thực phẩm tốt cho nhịp tim để ăn và hạn chế các thực phẩm làm tăng nhịp tim sau đây:

Những thực phẩm nên ăn

– Cá có dầu: Cá thu, cá mòi, cá ngừ và cá hồi có chứa axit béo omega-3. Loại chất béo này có tác dụng làm giảm chất béo xấu và tăng mức chất béo tốt, cải thiện độ đàn hồi của mạch máu, ngăn ngừa đông máu và đặc biệt là giúp ổn định hoạt động điện của tim, nên giúp ổn định nhịp tim.

– Ngũ cốc và các loại hạt: Ngô, đậu nành và nghệ tây, oliu có chứa lượng lớn axit béo omega-6; omega-3 tốt cho hoạt động của nhịp tim, đồng thời giảm nguy cơ tim mạch do làm giảm chất béo xấu.

– Trái cây và rau quả: Chuối, cam quýt, dưa, táo, kiwi, bơ, rau cải, súp lơ, ớt … giàu chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo vệ trái tim khỏe mạnh. Trái cây và rau quả cũng là nguồn cung cấp vitamin B9, giúp làm giảm nồng độ axit amin homocysteine ​​trong máu, từ đó là giảm  nguy cơ mắc bệnh tim

– Thực phẩm giàu chất xơ: Ăn một lượng vừa phải ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, hạnh nhân, các loại đậu không chỉ mang lại tác dụng làm đẹp mà còn giúp cải thiện sức khỏe cho người bị bệnh tim.

– Nguồn tinh bột chưa tinh chế có chỉ số đường huyết thấp: Gồm các thực phẩm như bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc ăn sáng, các loại đậu, một số loại gạo và mì ống rất quan trọng đối với những người bệnh tim mạch, tiểu đường vì chúng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tim mạch

– Các loại đậu và đậu nành: Protein từ thực vật là đậu nành đã được chứng minh là làm giảm mức mỡ máu xấu.

– Trà: Các chất chống oxy hóa trong trà có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo tích tụ trong động mạch, chống đông máu và cải thiện sự giãn nở mạch máu để tăng lưu lượng máu qua tim, giúp giảm áp lực lên tim.

– Thực phẩm chứa vitamin E: Đây là một chất chống oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol “xấu”, giảm nguy cơ tim mạch. Nguồn vitamin E từ thực vật gồm bơ, rau xanh đậm, dầu thực vật và các sản phẩm nguyên hạt. Tốt hơn là nên ăn thực phẩm chứa vitamin E hơn là uống thuốc bổ sung, bởi bạn dễ bị quá liều, tích lũy trong cơ thể và gây độc.

– Thực phẩm chứa nhiều magie, canxi: Canxi làm co cơ tim, magie giúp thư giãn cơ tim. Canxi có trong sữa ít béo, chanh leo, khoai tây, súp lơ; còn Magie có nhiều trong socola đen, sữa chua, chuối,bơ, cá, các loại đậu, rau lá xanh như: cải xoăn, rau chân vịt, lá củ cải và cải bẹ xanh

– Tỏi: Có chứa allicin, giúp giảm cholesterol trong máu, tăng cường miễn dịch

Người bị bệnh rối loạn nhịp tim nên kiêng gì?

– Thực phẩm chứa nhiều chất béo chưa bão hòa: Thường đến từ mỡ, da, phủ tạng động vật. Việc hấp thu quá nhiều chất béo dạng này sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó gây ra nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tim đập nhanh…

– Các loại thực phẩm giàu natri: Bao gồm đồ hộp, muối chua, thói quen ăn mặn và chấm ngoài; điều này có thể khiến huyết áp tăng cao, tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ. Đặc biệt khi nồng độ natri cao sẽ ảnh hưởng đến nồng độ kali trong máu, từ đó gây rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

– Đồ uống có cồn, có gas: bao gồm rượu bia, nước tăng lực, coca… đều không tốt cho hoạt động của tim, bạn nên hạn chế chúng nếu không muốn tăng nhịp tim quá mức [4].

Tim đập nhanh là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị được nếu nắm rõ cũng như thực hiện theo các chỉ dẫn trong bài viết này. Để ổn định nhịp tim hiệu quả, bên cạnh thuốc điều trị, quan trọng nhất vẫn là có tâm lý thư thái, ổn định và một lối sống lành mạnh, khoa học.

[1] https://www.medicalnewstoday.com/articles/175241.php#what-is-tachycardia

[2] http://chemocare.com/chemotherapy/side-effects/rapid-heart-beat.aspx

[3] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tachycardia/symptoms-causes/syc-20355127

[4] https://www.healthline.com/health/how-to-stop-heart-palpitations#stimulants