Xu Hướng 4/2024 # 7 Cách Chữa Đau Đầu Cho Bà Bầu Nhanh An Toàn Không Dùng Thuốc # Top 5 Yêu Thích

Khi nào bà bầu bị đau đầu nên đến gặp bác sĩ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao, uống trà gừng, massage cơ thể, sử dụng tinh dầu, chườm lạnh hoặc ấm,… là những cách chữa đau đầu cho bà bầu nhanh an toàn không dùng thuốc. Mẹ bầu có thể tham khảo qua và áp dụng thử nếu cảm thấy phù hợp.

Bà bầu bị đau đầu là do đâu?

Bà bầu bị đau đầu là một hiện tượng phổ biến trong quá trình mang thai. Theo thống kê, có khoảng 80% thai phụ gặp tình trạng này. Trong đó, có đến 58% phụ nữ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ở bà bầu rất đa dạng, trong đó có thể kể đến một số yếu tố sau đây:

Thay đổi nồng độ hormone: Khi phụ nữ mang thai, cơ thể sẽ bắt đầu có nhiều thay đổi so với trước, đặc biệt là về nồng độ hormone. Khi nồng độ hormone ở thai phụ tăng cao sẽ làm cho các mạch máu bị co lại và khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, đau đầu.

Trọng lượng của em bé trong bụng tăng nhanh: Trọng lượng của em bé trong bụng không ngừng tăng nhanh theo thời gian, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ khiến cho máu trong cơ thể bà bầu không lưu thông tốt và tác động nhiều đến hệ thần kinh. Việc mẹ bầu thiếu máu dẫn truyền lên não bộ sẽ gây ra hiện tượng đau đầu cho thai phụ.

Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi không hợp lý: Ăn uống thất thường (bỏ bữa, không đúng bữa), hay dùng nước ngọt có gas hay cafein, thường xuyên thức khuya, không dành nhiều thời gian nghỉ ngơi,… là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến bà bầu bị đau đầu, mệt mỏi.

Ảnh hưởng từ môi trường sống: Môi trường sống là yếu tố tác động lớn đến thể chất và tinh thần của mẹ bầu trong những tháng thai kì. Theo các chuyên gia, bà bầu sống trong môi trường khói bụi ô nhiễm, nhiều tiếng ồn sẽ dễ bị đau đầu, căng thẳng và mệt mỏi hơn người bình thường.

Mắc một số bệnh lý: Ngoài những nguyên nhân trên thì bà bầu bị đau đầu còn có thể xuất phát từ việc bản thân đang mắc một số bệnh lý khác như: Viêm xoang, trầm cảm, dị ứng, nghẹt mũi,…

Thông thường, khi bà bầu bị đau đầu đơn thuần thì sẽ hết sau 4 ngày – 1 tuần chăm sóc và điều trị tại nhà. Trường hợp triệu chứng này kéo dài trên 2 tuần và kèm theo các cơn đau ngày càng dữ dội thì thai phụ nên đến gặp bác sĩ. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ bầu đang có những bất thường về sức khỏe, nếu không kịp thời thăm khám có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ bầu và thai nhi.

7 cách chữa đau đầu cho bà bầu nhanh an toàn không dùng thuốc

Phụ nữ khi mang thai phải hạn chế tối đa việc dùng thuốc để chữa bệnh và chỉ sử dụng nó khi thực sự cần thiết. Việc dùng quá nhiều thuốc có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Tương tự, khi bị đau đầu bà bầu có thể thử áp dụng trước những cách hỗ trợ điều trị tại nhà, nếu không thuyên giảm thì nên đến bệnh viện để nhận được sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn.

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng với mẹ bầu trong những tháng thai kì. Nó không chỉ giúp thai phụ khắc phục tình trạng đau đầu mà còn là một trong những yếu tố quyết định đến sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi.

Tùy theo sở thích và thói quen ăn uống mà mẹ bầu có thể chia thức ăn thành nhiều buổi trong ngày. Nên bổ sung vào thực đơn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin. Bên cạnh đó, cung cấp cho cơ thể đủ lượng đường và nước cần thiết để cơ thể không kiệt sức, mệt mỏi, đau đầu. Có thể chuẩn bị sẵn trong tủ lạnh hoa quả sấy khô, bánh quy, sữa để ăn khi đói cũng là một cách tốt.

2. Thả lỏng tinh thần, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Thả lỏng tinh thần, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi là cách chữa đau đầu cho bà bầu vô cùng hiệu quả. Theo các nghiên cứu, khi phụ nữ mang thai được nghỉ ngơi đầy đủ và giảm được áp lực tinh thần sẽ giúp sức khỏe phục hồi nhanh chóng, máu huyết lưu thông tốt hơn, cơ thể luôn giữ được trạng thái thoải mái, vui vẻ.

Một mẹo nhỏ cho mẹ bầu là hãy tạo cho mình thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ. Khi ngủ nên chọn không gian trong lành, yên tĩnh và có đèn dịu nhẹ sẽ giúp cơ thể thư giãn và ngủ say giấc hơn. Trong cuộc sống và công việc nếu gặp phải muộn phiền hãy tập gạt bỏ nó sang một bên, chỉ cần nghĩ đến sự sức khỏe của bản thân và con yêu là được.

3. Tập luyện thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao là một thói quen rèn luyện sức khỏe tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là mẹ bầu. Việc thường xuyên vận động giúp cơ thể bà bầu được dẻo dai, các khớp xương linh hoạt, hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn. Từ đó sức khỏe được nâng cao, sức đề kháng được cải thiện nên sẽ đẩy lùi rất nhanh tình trạng đau đầu và giữ bản thân thai phụ lúc nào cũng tràn trề sức sống.

Bà bầu có thể lựa chọn những bài tập luyện nhẹ nhàng, đơn giản và phù hợp với thể trạng của mình. Đó có thể là đi bộ, thiền, yoga,… vào thời gian rảnh rỗi ở nhà. Chỉ cần thực hiện đều đặn thì tin chắc rằng sức khỏe mẹ bầu sẽ ngày càng tốt hơn, không còn bị đau đầu hay mệt mỏi nữa.

4. Sử dụng tinh dầu

Sử dụng tinh dầu chữa đau đầu cho bà bầu là giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và được nhiều bác sĩ khuyến cáo thai phụ áp dụng tại nhà. Một số loại tinh dầu tốt cho cơ thể mẹ bầu là: tinh dầu oải hương, tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế,…

Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, việc thai phụ ngửi mùi tinh dầu sẽ giúp cơ thể được thư giãn, giảm đau nhanh và tinh thần được an yên, thoải mái. Nên nếu phụ nữ mang thai đang gặp phải tình trạng đau đầu thì đừng ngại thử giải pháp này ngay tại nhà, biết đâu sẽ đem về kết quả bất ngờ.

5. Uống trà gừng

Gừng là loại nguyên liệu chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Uống một tách trà gừng nóng và nằm thư giãn trong 15 phút sẽ giúp cơn đau đầu của mẹ bầu thuyên giảm rõ rệt.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị một vài lác gừng tươi (đã gọt vỏ, rửa sạch), một ly nước ấm và một chút mật ong.

Cho gừng tươi, mật ong vào ly nước ấm và dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp lên.

Tiến hành uống ngày khi thấy dấu hiệu đau đầu để đạt kết quả chữa trị tốt nhất.

6. Chườm lạnh hoặc ấm

Một cách mà bà bầu không thể bỏ qua khi chữa đau đầu không cần dùng thuốc là chườm lạnh hoặc ấm. Tùy theo triệu chứng, tình trạng đau đầu mà thai phụ sẽ lựa chọn phương pháp chườm phù hợp.

Cụ thể:

Đau đầu do gặp phải áp lực công việc và cuộc sống: Chườm lạnh ở vùng cổ sẽ giảm đau hiệu quả.

Đau đầu do mắc bệnh viêm xoang: Chườm ấm quanh mũi và mắt để máu khí huyết lưu thông.

Đau nữa đầu: Dùng khăn lạnh đắp lên trên chán để cải thiện cơn đau nhanh chóng.

7. Massage cơ thể

Khi bị đau đầu, bà bầu có thể nhờ chồng hoặc người thân massage khu vực đầu, bàn chân, vai gáy,… để giúp máu huyết lưu thông dễ dàng và cải thiện hiệu quả tình trạng đang gặp phải. Bên cạnh đó, cần lưu ý là các động tác massage phải được thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi và tránh kinh động đến thai nhi.

Để chắc chắn, mẹ bầu có thể tìm đến các spa chuyên về massage cho phụ nữ mang thai để những người có chuyên môn thực hiện. Chắc chắn sau khi thử qua giải pháp này cơn đau đầu sẽ nhanh chóng biến mất, còn mẹ bầu thì vô cùng thích thú cảm giác mà nó mang lại.

Khi nào bà bầu bị đau đầu nên đến gặp bác sĩ

Hầu hết tình trạng đau đầu khi mang thai không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai phụ và có thể tự hết khi bà bầu bước qua tháng thứ 4 trong thai kì hoặc sau khi sinh xong. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp bà bầu bị đau đầu là do cơ thể đang cảnh báo nguy hiểm (có thể bị tiền sản giật), cần đến gặp bác sĩ ngay để không ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu và thai nhi.

Một số trường hợp mẹ bầu cần thăm khám là:

Đã điều trị tại nhà từ 1 – 3 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm

Thường xuyên bị đau đầu, đau đầu kéo dài hoặc đau đầu đột ngột khi ngủ

Đau đầu kèm với sốt cao, sưng phù cơ thể hoặc đau các răng, mũi, cổ

Đau đầu kèm theo tình trạng chóng mặt, mỏi mắt và thường xuyên buồn ngủ

Đau đầu nhưng gặp thêm tình trạng đau dưới xương sườn, đau bụng trên

Huyết áp cao dẫn đến chứng đau đầu hoặc đau đầu kèm theo tăng căng đột ngột.

Bài viết đã tổng hợp 7 cách chữa đau đầu cho bà bầu nhanh an toàn không dùng thuốc giúp giảm cơn đau nhanh và hiệu quả. Hi vọng sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích cho thai phụ trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.