Xem Nhiều 5/2024 # Bị Trĩ Lâu Năm Có Sao Không? Có Chữa Được Không? # Top 1 Yêu Thích

Những người mắc bệnh trĩ lâu năm đa phần là do có tâm lý mình còn trẻ, sức khỏe tốt, lại chỉ đau rát sơ sơ, chảy máu chút xíu khi đi vệ sinh, nên thường bỏ qua. Đến khi bệnh có những triệu chứng nặng hơn như đau rát, ngồi không dám ngồi, nhấp nha nhấp nhổm, không thể sống chung với lũ nữa mới phải cầu cứu đến bác sĩ. 

Bị trĩ hơn chục năm nhưng nhầm với bệnh kiết lị

Bác Chu Mạnh Xiêm, Phú Kim,Thạch Thất

Bác Xiêm trước đây là thầy giáo cấp 2, dạy bộ môn Toán ở trường cấp 2 Phú Kim, đã về hưu được hơn chục năm nay. Bác bảo có lẽ bác bị bệnh trĩ từ rất lâu rồi, nhưng lúc bấy giờ chỉ nghĩ bị kiết li thôi. Có những buổi đi làm về, thấy đi ngoài ra máu phun thành tia. Tới đầu năm 2024, tình trạng bệnh trĩ trở nặng hơn nhiều, lúc ấy như cơn ác mộng. Bác Xiêm kể, lúc ấy cảm giác giống như có gì đó mắc ở hậu môn, đi vệ sinh thấy búi trĩ sa xuống, rồi mắc kẹt lại, không vào được. Giấc ngủ cũng chập chờn chẳng ngon. Đi chơi hay đi đâu đó cũng rất ngại ngùng, ngồi cứ nhấp nha nhấp nhổm. Đau rát, khó chịu vô cùng.

Bác Xiêm xuống dưới viện Thạch Thất để khám, được kết luận là mắc trĩ độ 3 và chỉ định phẫu thuật, bác lo lắng lắm. Về nhà, bác tìm hiểu thì biết cái bệnh trĩ này dù cắt thì có thể gặp nhiều biến chứng. Sau phẫu thuật nhiều người bị hẹp hậu môn, thủng trực tràng, khó khăn hơn khi đi đại tiện. Chưa kể cắt trĩ thì đau vô cùng. Bác sỹ còn bảo nặng quá rồi thì mới phải phẫu thuật, còn dạng trĩ nội, trĩ ngoại độ 2,3 thì chịu khó ăn uống cải thiện, dùng biện pháp dân gian thôi. Chưa kể chỉ sau một thời gian sau phẫu thuật, bệnh trĩ hoàn toàn có thể tái phát trở lại.

Bệnh trĩ lâu năm có sao không?

Bác Xiêm kể ban đầu chỉ thấy có dấu hiệu nóng nóng, rát rát khi đi vệ sinh nặng thôi. Dần dà thấy bị chảy máu, đau rát. Đỉnh điểm có đợt bác cảm nhận rõ rệt búi trĩ sa ra ngoài khi vận động mạnh hoặc ngồi xổm. Ăn không dám ăn. Ngồi không dám ngồi. Nằm cũng chẳng yên vì cái búi trĩ nó bị cọ đau, đúng là không từ ngữ nào diễn tả được cái cảm giác ấy. Chỉ ai mắc trĩ mới hiểu được.

Vì sao bệnh trĩ lâu năm lại gây đau đớn đến như vậy? Khi mới bắt đầu, bệnh trĩ chưa gây khó chịu, biến chứng do không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, cụ thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh chủ quan, không điều trị bệnh trĩ ngay từ giai đoạn khởi phát của bệnh.

Khi để lâu, bệnh trĩ sẽ phát triển mạnh theo từng cấp độ 2, 3, 4 và cuối cùng là gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như:

Thiếu máu: Bệnh trĩ làm chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị chảy máu liên tục, chảy máu thành tia. Tình trạng này kéo dài gây ra hiện tượng thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.

Tắc mạch: Là trường hợp các cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch gây tắc làm bệnh nhân có cảm giác đau rát, khó chịu.

Nhiễm khuẩn: Ống hậu môn – Trực tràng là nơi có rất nhiều vi khuẩn. Búi Trĩ hàng ngày tiếp xúc và cọ xát với chất thải dễ dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị phù nề, sưng to dẫn đến tình trạng viêm ống hậu môn hoặc lở loét trong ống hậu môn.

Sa nghẹt: Ở bệnh trĩ nội, các búi trĩ quá lớn khi sa xuống có thể chặn một phần hoặc làm tắc nghẽn toàn bộ ống hậu môn. Biến chứng sa nghẹt gây ra đau đớn, nếu không xử lí nhanh có thể dẫn đến viêm nhiễm, lở loét, thậm chí có thể gây ra hoại tử vùng hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn: Nứt hậu môn khiến bệnh nhân đau đớn và có thể chảy nhiều máu hơn khi đi đại tiện. Nứt hậu môn thường xảy ra ở vị trí 6 giờ.

Bệnh trĩ lâu năm có chữa được không?

Bệnh trĩ cấp tính thường có thể chữa khỏi trong thời gian ngắn bằng cách dùng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt.

Trường hợp mắc bệnh trĩ mãn tính, bệnh trĩ lâu năm, phải chung sống với bệnh trĩ trong nhiều năm sẽ khó chữa hơn do đã xảy ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên, bệnh trĩ lâu năm hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ đồng thời kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ lâu năm

1. Điều trị nội khoa

Bệnh trĩ mãn tính ở cấp độ nhẹ có thể uống thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng đau. Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh có thể dùng thuốc bôi thoa trĩ để giảm đau, giảm ngứa và giúp săn se búi trĩ.

2. Điều trị bằng y học cổ truyền

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Người bệnh cần tuân thủ theo các công thức của lương y hoặc bác sĩ y học cổ truyền trong việc chế biến các bài thuốc.

Người bệnh có thể dùng những bài thuốc bằng đường uống, đường ngâm rửa để búi trĩ giảm sưng đau.

Lưu ý, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc Nam để điều trị bệnh. Không nên nghe theo những bài thuốc truyền miệng vì có thể sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc Tây để chuyển sang dùng thuốc Nam khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

3. Điều trị tại nhà

Bên cạnh việc điều trị nội khoa hoặc dùng thuốc nam, người bệnh cần kết hợp các biện pháp tự điều trị tại nhà để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguyên nhân tái phát bệnh, làm bệnh trĩ nặng hơn. Một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh và đẩy lùi trĩ lâu năm tại nhà là:

Ăn đầy đủ các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, vitamin, khoáng chất,… Các dưỡng chất ấy có nhiều trong rau xanh, các loại củ tươi, các loại đậu,…

Uống nước đầy đủ hàng ngày;

Tránh xa bia rượu, thuốc lá, cà phê và các loại thức uống chứa gas, thức uống nhiều đường;

Tránh xa các loại thức ăn cay nóng, thức ăn chiên, nướng, thức ăn chứa nhiều cholesterol, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp,…

Ngâm rửa hậu môn trong nước ấm từ 10 – 15 phút hàng ngày;

Vận động nhiều, thường xuyên tập luyện thể dục, rèn luyện sức khỏe;

Tránh ngồi nhiều. Nên đứng dậy, đi lại cho máu trong cơ thể tuần hoàn sau 1 giờ đồng hồ ngồi làm việc.

4. Điều trị ngoại khoa

Chỉ định cắt trĩ thường được lựa chọn cho những bệnh nhân có hiện tượng sa búi trĩ thường xuyên như trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp hoặc trĩ vòng khi kèm theo các biến chứng của bệnh như:

+ Tắc mạch: Tắc các tĩnh mạch trĩ làm cho da căng phồng lên, có thể màu tím, ấn thấy cứng và rất đau.  Khi tắc mạch cấp tính, người bệnh rất đau và thường phải ngồi bằng một mông, không dám ngồi bằng cả hai mông. Nếu tắc mạch đã lâu ngày bệnh nhân cảm giác được một điểm đau chói, luôn luôn thấy cồm cộm, làm ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và công việc của người bệnh.

+ Sa nghẹt: Là hiện tượng Trĩ sa nhiều gây nghẹt một phần hoặc toàn bộ chu vi hậu môn. Sa nghẹt gây đau đớn cho bệnh nhân và nếu không xử lý kịp thời sẽ gây lở loét, viêm, nhiễm khuẩn, thậm chí là hoại tử.

+ Nhiễm khuẩn: Tổn thương trĩ rất dễ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm trong ống hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát cho người bệnh, khi thăm khám thấy đau, soi thấy phù nề, sưng, có thể loét trong hậu môn.

Một số phương pháp phẫu thuật trĩ phổ thông hiện nay là phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, phẫu thuật cắt từng búi trĩ, phẫu thuật Longo, khâu treo trĩ bằng tay…

Bệnh trĩ lâu năm có nên phẫu thuật cắt trĩ để chữa trị tận gốc?

Phương pháp phẫu thuật đi kèm nhiều nhược điểm

Việc điều trị bệnh kéo dài nhưng bệnh vẫn tái đi tái lại nhiều lần không khỏi, hoặc khi ngừng dùng thuốc là bệnh trĩ lại phát triển với mức độ nhanh hơn; sự mệt mỏi, chán nản trong quá trình dùng thuốc mà không mang lại kết quả điều trị mong muốn… Đó là những lí do chủ yếu khiến người mắc bệnh trĩ lâu năm, khi bệnh trĩ đã ở độ 3 và độ 4, muốn tìm đến phương pháp phẫu thuật với mong muốn chữa trị tận gốc bệnh trĩ.

Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật đi kèm nhiều nhược điểm như:

+ Gây đau đớn

+ Can thiệp vào giải phẫu học bình thường của hậu môn: Các nghiên cứu về mạch máu và mô học cho thấy trĩ là một cấu trúc mạng mạch bình thường, tạo nên lớp đệm ở ống hậu môn, giúp kiểm soát sự tự chủ của đại tiện, ai cũng có. Trong điều kiện bệnh lý nào đó, một động mạch bị tắc nghẽn thì mạng mạch sẽ đóng vai trò bù trừ. Khi mất khả năng bù trừ sẽ nảy sinh ra bệnh trĩ. Phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của ống hậu môn.

+ Tái phát sau phẫu thuật: trên thực tế đã chứng minh, có trường hợp người bệnh đã phẫu thuật cắt trĩ nhưng một thời gian sau (khoảng 2, 3 năm) vẫn bị tái phát lại và lúc này bệnh phát triển nhanh hơn lần đầu.

+ Chi phí cao: chi phí dành cho một cuộc phẫu thuật cắt trĩ thường không nhỏ

+ Biến chứng sau phẫu thuật trĩ: người bệnh phải chịu rủi ro về những biến chứng có thể xảy ra như

Bị dị ứng, sốc phản vệ với thuốc gây tê.

Bị nhiễm trùng, viêm loét vết thương sau khi mổ, gây hiện tượng bí tiểu

Phải chịu đau đớn trong quá trình phẫu thuật

Bị mắc một số biến chứng khó khắc phục như: hẹp vùng hậu môn, đại tiện mất tự chủ

Bị tái phát bệnh trĩ sau một thời gian chữa trị

Vì vậy, bạn chỉ nên chọn phương pháp phẫu thuật trĩ khi đã mắc bệnh ở cấp độ 4 – cấp độ nguy hiểm. Lúc này, các búi trĩ phát triển với kích thước quá lớn bị sa ra bên ngoài hậu môn và mất khả năng co lại bên trong nên việc áp dụng chữa trị bằng phương pháp nội khoa dùng thuốc điều trị bệnh là hoàn toàn không có tác dụng. Không chỉ vậy, trĩ độ 4 cũng là thời điểm mà bệnh trĩ có thể gây biến chứng bất kì lúc nào nên việc phẫu thuật cắt trĩ là biện pháp khẩn thiết giúp điều trị nhanh chóng để đảm bảo sự an toàn, sức khỏe của bạn.

Đối với bệnh trĩ độ 3, các búi trĩ chưa mất khả năng co vào hậu môn hoàn toàn nên việc điều trị bệnh bằng các phương pháp nội khoa như: kết hợp dùng thuốc bôi điều trị tại chỗ và uống thuốc điều trị bên trong vẫn có thể giúp người bệnh kiểm soát và điều trị bệnh. Tuy nhiên, trĩ độ 3 cũng là một cấp độ nặng của bệnh trĩ nên việc điều trị đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại từ người bệnh mới đem lại hiệu quả như mong muốn.

Giải pháp mới cho người bệnh trĩ lâu năm

Gel bôi Cotripro với thành phần chuyển giao từ viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam, giúp co trĩ và giảm đau rát nhanh chóng. Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm, nhập khẩu từ Hoa Kỳ, tăng sức bền thành mạch, co trĩ, giảm táo bón và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Bộ đôi gel bôi – viên uống Cotripro, giúp giải quyết nhanh cả những triệu chứng cấp tính, cũng như căn nguyên gốc rễ của bệnh trĩ.

TẠI SAO BỘ ĐÔI COTRIPRO GIÚP CO TRĨ, GIẢM ĐAU RÁT VÀ NGĂN NGỪA NGUY CƠ TÁI PHÁT HIỆU QUẢ?

Thành phần và ưu điểm của Gel bôi Cotripro

Gel bôi CotriPro với thành phần được chuyển giao từ Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, thấm trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả.

Tác dụng chuyên biệt của các hoạt chất trong CotriPro:

Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.

Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.

Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.

Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.

Ưu điểm của Gel bôi trĩ Cotripro

Hiệu quả nhanh: Gel bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp có búi trĩ nên dùng 3-5 tuýp để búi trĩ săn se và co dần lên.

An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngày dùng bôi 2 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ.

Trong quá trình sử dụng bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về cách bôi Gel, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học giúp đạt hiệu quả nhanh và phòng ngừa trĩ tái phát qua tổng đài  tư vấn 1800 6293.(miễn cước gọi)

CotriPro hiện có bán tại các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần nhất, bạn vui lòng bấm VÀO ĐÂY

Thành phần và ưu điểm của Viên uống Cotripro

Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát.

Thành phần và Cơ chế hoạt động của viên uống Cotripro

➤ SLIPPERY EML: Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón

➤ TUMEROPINE: Chiết xuất từ Lá lốt và Nghệ giúp kháng khuẩn chống viêm, tiêu huyết ứ tại búi trĩ.

➤ CÚC TẦN& NGẢI CỨU: Giúp giảm đau, cầm máu, kháng viêm, làm săn se búi trĩ

➤ RUTIN: Được chiết xuất từ nụ hoa hòe , có tác dung giảm chảy máu, tăng sức bền thành mạch, phòng ngừa tái phát.

➤ĐƯƠNG QUY & DIẾP CÁ: Giúp co búi trĩ, giảm chảy máu, tránh tái phát

Hướng dẫn sử dụng:

Ngày 4-6 viên, chia 2 lần. Khi các triệu chứng thuyên giảm thì chuyển sang dùng liều duy trì.

Liều duy trì: Ngày 4 viên, chia 2 lần. Nên dùng duy trì 1-2 tháng để giảm nguy cơ tái phát.

Nên uống trước trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ

Tìm nhà thuốc gần nhất có bán CotriPro, bạn vui lòng bấm VÀO ĐÂY