Thịnh Hành 5/2024 # Cách Trị Ngứa Da Mặt Tại Nhà Mà Bất Kì Ai Cũng Nên Biết # Top 9 Yêu Thích

Ngứa da mặt là bệnh gì? 

Da mặt bị ngứa có thể là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe. Làn da và đặc biệt là da mặt là bộ phận biểu hiện rõ ràng nhất tình trạng cơ thể. Sự tổn thương của bất cứ cơ quan nào đều có thể đọc vị qua sắc thái làn da. Chính vì vậy, khi da mặt xuất hiện cảm giác ngứa là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý sau:

Mề đay mẩn ngứa:

Người bệnh thường bị nổi mẩn ngứa như nốt muỗi đốt tại một vùng nhỏ hoặc thành các mảng lớn.

Viêm da cơ địa:

Là bệnh tự miễn khiến da trở nên khô ráp, nóng râm ran và nổi mụn nước hoặc mẩn ngứa.

Dị ứng thời tiết:

Những thay đổi trong nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng sẽ khiến cơ thể dễ bị kích ứng, phản ứng lại thông qua biểu hiện ngoài da.

Hắc lào:

Làn da sẽ xuất hiện các nốt ngứa có hình tròn như đồng xu. Do đặc tính dễ lây nhiễm nên việc gãi không kiểm soát vô tình trở thành nguyên nhân khiến bệnh lan sang bộ phận khác.

Viêm nang lông:

là hiện tượng nổi mụn nước, ngứa ngáy do vệ sinh da không đúng cách và chất bẩn đọng lại tại lỗ chân lông gây nên.

Ghẻ:

Bệnh khởi phát do thói quen sinh hoạt, nấm da hoặc cái ghẻ. Cảm giác ngứa gia tăng về đêm ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ và sức khỏe của người mắc.

Da mặt bị ngứa còn có thể kéo theo một số biểu hiện như:

Da mặt ngứa và sần sùi.

Da mặt khô ngứa.

Nổi mụn nước.

Sắc tố da thay đổi.

Da mặt đỏ, nóng.

Bị ngứa da mặt về đêm.

Đi tiểu rắt hoặc nước tiểu có màu vàng.

Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Nhưng nếu chủ quan, coi thường và điều trị hời hợt có thể khiến bệnh tiến triển dai dẳng, thường xuyên tái phát và để lại nguy cơ tổn thương vĩnh viễn trên da.

Top 14 cách trị ngứa da mặt tại nhà

Công dụng

Mật ong không chỉ là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh lý dạ dày, viêm họng, viêm amidan mà còn đem lại công dụng không ngờ cho làn da của bạn. 

Với thành phần gồm nhiều dưỡng chất giúp ức chế khả năng hoạt động của các loại nấm (Candida, mụn trứng cá, Malassezia…) và kháng viêm, kháng khuẩn, loại bỏ tế bào sừng chết nhờ hàm lượng axit amin cao nên sử dụng mật ong để khắc phục triệu chứng ngứa da mặt là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh.

Cách thực hiện

Lựa chọn mật ong rừng có màu vàng hổ phách, ít bọt khí, mùi thơm và vị ngọt đặc trưng để giảm thiểu nguy cơ kích ứng trên da do sử dụng nguyên liệu không đảm bảo.

Lấy 2 – 3 thìa cà phê mật ong ra bát.

Bổ sung ¼ nước cốt chanh, bỏ hạt. Khuấy đều cho hỗn hợp tan đều.

Làm sạch da với nước ấm. Nên thực hiện khi vừa tắm xong, các lỗ chân lông đã giãn nở và được làm sạch.

Sử dụng chổi đắp mặt nạ, thoa đều hỗn hợp lên da. Tránh xa các vùng quanh mắt. Nếu sử dụng trực tiếp bằng tay, bạn nên sửa sạch và lau khô trước khi thực hiện.

Sau 15 phút, dùng thìa gạt bớt lớp mặt nạ trên da. Rửa lại mặt với nước ấm. Lưu ý nên rửa thật kỹ để mật ong không dính vào tóc hoặc đọng lại qua đêm.

Cách trị ngứa da mặt bằng nha đam

Công dụng

Trong phần lõi của cây nha đam (lô hội) có đến hơn 23 loại axit amin và khoáng chất có tác dụng sát khuẩn, cấp ẩm nhanh cho da, giúp lưu thông máu, giảm kích thích mao mạch, bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UV, giảm ngứa và cải thiện tình trạng đỏ da. Đối với người bệnh ngứa da mặt do viêm da cơ địa hoặc tiết bã đặc biệt thích hợp điều trị bằng gel nha đa. Vì độ pH tương đương với làn da thật nên thường xuyên dùng tinh chất từ loại cây này có thể làm da trở nên mềm ẩm hơn.

Cách thực hiện

Sử dụng lá nha đam tự nhiên hoặc các loại gel nha đam có chiết suất lên tới 90% – 95%.

Trong trường hợp sử dụng nha đam tươi, rửa sạch nhớt, loại bỏ phần gai và vỏ bên ngoài.

Cắt nhỏ phần gel thành các khúc cầm vừa tay.

Để tăng hiệu quả, trước khi sử dụng nên cho phần lõi nha đam vào tủ lạnh trong khoảng 10 – 15 phút.

Thoa đều nha đam lên da, để trong khoảng 20 phút sau đỏ rửa mặt lại bằng nước ấm. 

Cách trị mẩn ngứa tại nhà bằng cách chườm lạnh 

Công dụng

Tác động nhiệt độ vào da dễ giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, cải thiện trạng thái dị ứng mẩn ngứa da mặt. Ngoài da, nếu áp dụng thường xuyên có thể giúp da se khít lỗ chân lông, bớt đỏ rát do các bệnh ngoài da, tạo cảm giác thư giãn.

Cách thực hiện

Dùng nước sạch để làm đá hoặc khăn mát để trong tủ lạnh.

Nếu sử dụng khăn ướt, bạn nên để trong tủ trước 20 phút khi sử dụng và sau đó đắp lên từng vùng da.

Nếu dùng đá lạnh, bạn nên bọc trong khăn hoặc mát xa trực tiếp lên da.

Di chuyển nhanh qua các vùng, tránh để quá lâu tại một chỗ có thể gây bỏng lạnh và đỏ da.

Khi đá tan hết hoặc khăn hết lạnh, để mặt khô tự nhiên và không cần rửa lại bằng nước.

Thực hiện ngày 1 – 2 lần.

Mẹo trị ngứa da với sữa chua

Công dụng

Với các loại sữa chua lên men thường chứa rất nhiều loại vitamin C, B, Ca và đặc biệt là axit lactic giúp làm đẹp da. Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng thực phẩm này có tác dụng làm đẹp da, loại bỏ vi khuẩn, dưỡng ẩm, hạn chế nguy cơ thâm nám.

Cách thực hiện

Sử dụng sữa chua không đường, liều lượng từ 4 – 5 thìa cà phê.

Thêm 2 thìa cà phê nước cốt chanh để tăng hiệu quả làm sạch cho da.

Trộn đều các nguyên liệu để tạo thành hỗn hợp đặc sánh.

Rửa thật sạch mặt trước khi tiến hành đắp. Khi trải đều mặt nạ trên da, bạn nên tránh vùng nhạy cảm như mắt, miệng.

Chờ cho các nguyên liệu phát huy tác dụng trong khoảng 20 phút. Sau đó rửa lại mặt bằng nước sạch và tiến hành các bước dưỡng dưỡng da như bình thường.

Cách trị ngứa da tại nhà nhờ mặt nạ yến mạch

Công dụng

Yến mạch là một trong số các loại ngũ cốc tốt cho hệ tiêu hóa, thường dùng cho người ăn kiêng với mong muốn lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, nguyên liệu này chứa đựng rất nhiều dưỡng chất giúp điều trị ngứa da mặt hiệu quả. Trong yến mạch có các vitamin nhóm B (B5, B11), kẽm và các chất chống oxy hóa. Thường xuyên dùng mặt nạ từ yến mạch giúp bạn có thể kiểm soát lượng bã nhờn, loại bỏ tế bào sừng, giảm ngứa, mụn nhọt đồng thời tái tạo lớp mảng bảo vệ tự nhiên cho da.

Cách thực hiện

Sử dụng 2 – 3 thìa yến mạch nguyên cám hoặc bột yến mạch đã xay mịn vào một chiếc bát.

Thêm 2 thìa cà phê dầu dừa và khuấy đều để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.

Khi đã thu được hỗn hợp đặc mịn, sử dụng công cụ để bôi đều lên trên da đã được làm sạch.

Nếu muốn vệ sinh dễ dàng hơn, bạn có thể đắp một lớp mặt nạ giấy trên da sau đó phủ hỗn hợp yến mạch + dầu dừa theo khuôn của chiếc mặt nạ.

Sau khoảng 20 phút thì bóc nhẹ lớp mặt nạ ra hoặc gạt bớt phần mặt nạ ra bắt nếu đắp trực tiếp lên da. Rửa mặt lại với nước sạch, kết hợp mát xa nhẹ nhàng.

Thực hiện tuần 2 – 3 lần.

Cách trị ngứa hiệu quả với baking soda

Công dụng

Bột baking soda hay còn gọi là muối bicarbonate không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp gia đình mà còn đem lại những tác dụng không ngờ trong điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là điều trị ngứa da mặt. Ngoài tác dụng giảm ngứa, baking soda có khả năng cân bằng pH cho da, loại bỏ da chết, giảm ngứa và sẩn phù khi bị mề đay hoặc dị ứng da mặt.

Cách thực hiện

Sử dụng 3 – 4 thìa bột baking soda và cho vào bát tô lớn.

Sau đó bổ sung 2 thìa dầu dừa. Nếu không có, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng nước sạch.

Dùng thìa khuấy hỗn hợp cho tan đều vào nhau. Sau đó thoa lên mặt, kết hợp mát xa nhẹ nhàng.

Thực hiện trong khoảng 5 – 7 phút và rửa lại bằng nước sạch

Hướng dẫn xông lá bạc hà giúp chữa da mặt bị ngứa và sần sùi

Công dụng

Trong lá bạc hà chứa lượng lớn tinh dầu và hoạt chất menthol giúp thư giãn, làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn và kháng khuẩn cho da. Khi sử dụng bằng biện xông hơi sẽ giúp lượng tinh dầu này tác động đều trên bề mặt da, đem lại hiệu quả toàn diện hơn.

Cách thực hiện

Lấy một nắm lá bạc hà, đem nhặt bỏ cọng và rửa sạch với nước muối để loại bỏ tạp chất.

Đun sôi với 500ml nước trong vòng 15 phút.

Có thể đổ phần nước lá bạc hà ra bát lớn hoặc để trong xoong và tiến hành xông.

Trùm kín bằng khăn tắm to nếu có hoặc đảm bảo không gian xung quanh kín gió.

Tránh để mặt tiếp xúc quá gần có thể gây bỏng rát.

Sau khoảng 20 phút thì bỏ qua, chờ cho da mặt khô tự nhiên có thể chườm qua với khăn lạnh hoặc rửa lại mặt.

Cách làm mặt nạ đu đủ cho da mặt bị ngứa và nổi mụn

Công dụng

Sử dụng mặt nạ đu đủ là một trong những cách trị ngứa da mặt tại nhà hiệu quả nhất. Trong mỗi quả này đều chứa hàm lượng axit dạng nhẹ AHA giúp loại bỏ tế bào chết tận sâu trong lỗ chân lông mà không gây khô da. Đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kích thích làm xẹp da, ngăn chặn nổi mẩn ngứa và giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm.

Cách thực hiện

Sử dụng trái đu đủ xanh, rửa sạch nhựa, thái thành các miếng nhỏ và mỏng.

Cho số đu đủ vừa chế biến vào máy xay nhuyễn, bổ sung thêm 1 chén nước để hỗn hợp thu được không bị quá đặc.

Làm sạch da và để cho da khô tự nhiên khoảng 70% thì đắp mặt nạ đều lên da.

Chờ khoảng 15 phút cho các tinh chất thẩm thấu hết vào da. Sau đó vệ sinh lại với nước ấm.

Cách trị ngứa da mặt tại nhà với rau diếp cá

Công dụng

Đối với điều trị các triệu chứng mẩn ngứa do rối loạn chức năng gan và thận, rau diếp cá được xem như giải pháp hàng đầu. Nhờ các hoạt chất giúp làm mát, các loại vitamin đã giúp loại rau này có khả năng điều trị mẩn ngứa da mặt, mụn nhọt, lợi tiểu, giải độc tố và chữa các bệnh hô hấp.

Cách thực hiện

Rau diếp cá nhặt sạch, ngâm rửa với nước muối sau đó thái nhỏ.

Thêm 1 thìa mật ong, 1 ít gel nha đam và 1 thìa baking soda vào trong một chiếc bát lớn.

Xay nhuyễn rau diếp cá, bổ sung thêm 1 chén nước nhỏ.

Trộn kỹ các nguyên liệu với nhau để được hỗn hợp đồng nhất.

Đắp đều lên vùng da mặt đã được làm sạch, tránh vùng mắt và miệng.

Sau 15 phút thì rửa sạch lại da với nước ấm, mát xa nhẹ nhàng tăng cường lưu thông mạch máu.

Điều trị da mặt khô ngứa bằng khoai tây

Công dụng

Lượng lớn vitamin C có trong khoai tây và các dưỡng chất như K, Fe đã giúp loại củ này có khả năng ngăn ngừa lão hóa, làm sáng da. Đồng thời kích thích sản sinh tế bào da mới. Đều đặn áp dụng cách trị ngứa da mặt tại nhà bằng khoai tây 2 – 3 lần trong tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt nhất.

Cách thực hiện

Khoai tây rửa sạch bùn đất, gọt sạch vỏ và luộc chín. Khi nước sôi có thể bỏ thêm 1 thìa cà phê muối.

Kiểm tra cho đến khi khoai tây chín nhừ thì vớt ra. Dằm nhuyễn mịn.

Sau đó cho 3 thìa sữa chua không đường, trộn đều cho các nguyên liệu hòa vào với nhau.

Đắp một lớp mỏng lên trên da, chờ trong vòng 15 phút. Sau đó rửa lại mặt bằng nước sạch.

Cách trị mẩn ngứa ở mặt hiệu quả nhờ vỏ chuối

Công dụng

Những cách trị ngứa da mặt tại nhà không chỉ đến từ các loại quả mà còn đến từ vỏ, đặc biệt là vỏ chuối. Trong thành phần của vỏ chuối có rất nhiều các loại vitamin nhóm B, C, Ka, giúp giảm ngứa, cải thiện triệu chứng sưng phù,  tái tạo tế bào mới, cấp ẩm cải thiện tình trạng khô rát trên da.

Cách thực hiện

Thái nhỏ vỏ chuối thành các khúc, tiến hành xay nhuyễn.

Cho thêm 1 chén nước, 1 lòng trắng trứng và khuấy đều để thu được hỗn hợp đồng nhất.

Vệ sinh da sạch sẽ, nên đắp mặt nạ sau khi tắm hoặc xông da.

Bôi đều hỗn hợp trên da, tạo thành lớp mỏng. Để khô tự nhiên trong 15 phút.

Rửa mặt bằng nước ấm, lau khô bằng khăn sạch. 

Cách làm hết ngứa da mặt với giấm táo

Công dụng

Không giống với các sản phẩm giấm thông thường, giấm táo có hàm lượng axit hài hòa, tác dụng diệt khuẩn, nấm ngứa và điều trị hiệu quả các bệnh ngoài da.

Cách thực hiện

Đổ 2 – 3 thìa cà phê giấm táo ra bát.

Sử dụng khăn mùi xoa, hoặc tăm bông để thấm nước giấm táo.

Thoa đều trên bề mặt da bị mẩn ngứa. Mát xa nhẹ nhàng trong vòng 15 phút.

Áp dụng ngày 3 – 4 lần.

Khổ qua giúp khắc phục da mặt bị ngứa

Công dụng

Mướp đắng là loại quả có tính mát, giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu da và ngăn ngừa nguy cơ thâm nám.

Cách thực hiện

Chọn từ 1 – 2 quả mướp đắng, bổ dọc đôi và lọc sạch phần hạt.

Rửa sạch, thái lát mỏng và xay nhuyễn với 1 chén nước sạch.

Trộn đều hỗn hợp với 2 thìa sữa chua không đường sau đó đắp lên da mặt.

Cho đến khi hỗn hợp khô lại trong khoảng 15 phút, rửa lại mặt bằng nước ấm, để khô tự nhiên sau đó tiếp tục các bước điều trị bằng kem bôi khác nếu có.

Cách trị ngứa da mặt tại nhà bằng lòng trắng trứng gà

Công dụng

Trong lòng trắng trứng gà có chứa rất nhiều dưỡng chất phục hồi làn da bị tổn thương, hình thành tế bào mới, cải thiện triệu chứng ngứa râm ran.

Cách thực hiện

Chọn trứng gà ta, đem tách riêng phần lòng đỏ và lòng trắng.

Đánh đều phần lòng trắng thu được với mật ong. Lưu ý đánh nhẹ tay, không đánh quá bông như dùng nấu ăn thường ngày.

Sử dụng trực tiếp tay đã rửa sạch hoặc bông tẩy trang để thoa đều hỗn hợp lên trên mặt.

Khi mặt nạ khô lại trên da có thể lột nhẹ hoặc rửa lại với nước ấm.

Ưu, nhược điểm của các cách trị ngứa da mặt tại nhà

Mỗi phương pháp điều trị đều ẩn chứa những ưu và nhược điểm riêng biệt. Trước khi quyết định lựa chọn, bạn nên tới các trung tâm da liễu hoặc bệnh viện uy tín để xác định chính xác bệnh lý gây nên tình trạng ngứa da mặt ở bản thân và có phác đồ điều trị phù hợp. 

Ưu điểm

Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính.

Chi phí điều trị thấp, không tốn kém như phương pháp Tây y.

Có thể thực hiện tại nhà thay vì đến bệnh viện.

Nhược điểm

Dược tính thấp, chỉ mang tính hỗ trợ điều trị cho các phương pháp đặc trị khác.

Các cách trị ngứa da mặt tại nhà thường tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng do vệ sinh nguyên liệu không kỹ lưỡng.

Thời gian áp dụng dài, hiệu quả không rõ rệt.

Chỉ có tác dụng trong thời gian bệnh mới khởi phát hoặc ở dạng cấp tính.

Cách phòng chống triệu chứng ngứa da mặt hiệu quả nhất

Kiêng các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh đã được chiên đi chiên lại nhiều lần.

Tránh lạm dụng đồ ăn nhiều gia vị, cay nóng hoặc quá nhiều muối sẽ gây cặn ở thận, gan.

Từ bỏ thói quen uống rượu bia hoặc hút thuốc lá.

Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả trong thực đơn.

Tăng cường nạp các dưỡng chất có lợi cho quá trình bảo vệ da như vitamin nhóm B, vitamin C, D, kẽm, kali…

Kết hợp nước uống và sinh tố, nước ép hoa quả, các loại trà thải độc.

Vệ sinh da đúng cách, thường xuyên. Nếu đang điều trị các bệnh lý ngoài da, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại nước lá để tắm gội toàn thân.

Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa mà không có dụng cụ bảo hộ.

Không sử dụng quần áo quá bó hoặc được sản xuất từ các chất liệu gây dị ứng như len, giả da hoặc giả lông thú.

Khi đi ra nắng, cần thoa kem chống nắng trước khoảng 15 phút kết hợp với quần áo chống nắng.

Trong thời điểm giao mùa thu sang đông, người bệnh nên chú ý giữ ấm cho vùng bụng, lòng bàn chân, cổ và tai.

Nếu trong quá trình điều trị phát hiện các phản ứng nghiêm trọng, khác thường như nổi mụn mủ, nhiễm trùng, ngứa toàn thân, sốt nhẹ, khó thở hoặc tiêu chảy cần ngay lập tức ngưng sử dụng thuốc và đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất.