Xu Hướng 5/2024 # Trĩ Nội Độ 3: Triệu Chứng & Cách Chữa Trĩ Nội Độ 3 Không Cần Phẫu Thuật # Top 4 Yêu Thích

Khác với trĩ nội độ 1 và 2, bệnh trĩ nội độ 3 đã chứng tỏ sự nguy hiểm bằng các triệu chứng bệnh nặng với tốc độ biến chứng nhanh chóng. Ở trĩ nội độ 3 việc điều trị bệnh cũng gặp không ít khó khăn, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài nhất định để đạt được hiệu quả.

Bệnh trĩ nội cấp độ 3

Trĩ nội cấp độ 3 (hay còn gọi là bệnh trĩ nội độ 3, trĩ độ 3) là giai đoạn phát triển thứ 3 của bệnh trĩ nội. Không còn ở mức độ bệnh nhẹ mới hình thành ( trĩ nội độ 1 ) và bắt đầu phát triển ( trĩ nội độ 2 ), bệnh trĩ nội độ 3 là giai đoạn trĩ nội phát triển nhanh chóng với các biểu hiện nặng, tuần suất lặp lại dày.

Các triệu chứng bệnh này khiến cho cuộc sống người bệnh bị đảo lộn hoàn toàn. Sinh hoạt hàng ngày, công việc đều bị chi phối, ảnh hưởng bởi bệnh trĩ. Đây cũng là giai đoạn nhiều người bệnh ý thức được mức độ nguy hại của bệnh trĩ và bắt đầu điều trị. Tuy nhiên chữa bệnh trĩ nội độ 3 cần nhiều thời gian và sự kiên trì dùng thuốc, của người bệnh.

Các triệu chứng bệnh trĩ nội độ 3

Như đã nói trên, trĩ nội độ 3 có triệu chứng bệnh rõ rệt với tần suất dày làm ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Cụ thể:

Triệu chứng đi ngoài ra máu

Nếu như chứng đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ nội chỉ thi thoảng xuất hiện không thường xuyên với lượng máu ít; đi cầu ra máu ở trĩ nội độ 2 xuất hiện thường xuyên hơn, máu chảy nhỏ giọt khi người bệnh rặn đại tiện thì ở bệnh trĩ nội độ 3, chứng đi ngoài ra máu bắt đầu chuyển biến nặng và rõ rệt.

Mỗi khi người bệnh rặn đại tiện, máu chảy nhỏ giọt rất nhanh đi cùng phân ra ngoài, trường hợp nặng máu có thể chảy thành dạng giọt ranh khiến người bệnh trĩ nội độ 3 phải đối mặt với tình trạng thiếu máu, cơ thể dễ mệt mỏi, hoa mắt, sức khỏe suy giảm rõ rệt.

Máu có màu đỏ tươi và không lẫn vào phân. Có thể phát hiện dễ dàng bằng mắt thường. Khi người bệnh lao động hoặc vận động quá sức cũng có thể bị chảy máu.

Sa búi trĩ nội cấp độ 3

Ở trĩ cấp độ 3, tình trạng sa búi trĩ cũng bắt đầu biến chứng nhẹ. Cụ thể là không chỉ lúc đi vệ sinh mà ngay cả khi người bệnh ngồi hoặc đứng quá lâu, khi làm việc nặng quá sức… cũng có thể xảy ra tình trạng sa búi trĩ. Điều này khiến búi trĩ dễ bị viêm, nhiễm trùng gây nguy hiểm; người bệnh cảm thấy tự ti, đau đớn và khó chịu, sinh hoạt và công việc hàng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhiều dịch nhày và đau rát hậu môn

Lượng dịch nhày xuất hiện ngày càng nhiều khiến vùng hậu môn luôn ẩm ướt, rất khó chịu. Điều này cũng tác động dễ gây tình trạng viêm nhiễm búi trĩ. Bên cạnh đó, cảm giác đau rát, sưng phù hậu môn xảy ra thường xuyên cũng khiến người mắc trĩ rất khổ sở.

Bệnh trĩ cấp độ 3 có cần phẫu thuật?

Do việc điều trị bệnh trĩ cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài (chưa kể tới trường hợp người bệnh đã chữa khỏi nhưng có thể bị tái phát lại) khiến nhiều người bệnh trĩ mệt mỏi, chán nản nghĩ đến phương pháp phẫu thuật khi bệnh trĩ cấp độ 3. Nhưng trên thực tế, bệnh trĩ nội cấp độ 3 có cần phẫu thuật không?

Theo lời nguyên từ một số chuyên gia, người bệnh trĩ nộiđộ 3 nên xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định có nên phẫu thuật để điều trị trĩ độ 3 hay không? Bởi lẽ:

Việc can thiệp phẫu thuật cắt trĩ giúp điều trị bệnh nhanh chóng nhưng tỉ lệ tái phát bệnh trĩ sau điều trị vẫn có thể xảy ra (sau vài năm điều trị).

Sau phẫu thuật cắt trĩ ngoài có thể xảy ra các biến chứng hậu phẫu gây phiền phức cho bệnh nhân như: nhiễm trùng tại chỗ, bí tiểu, nhiễm trùng tiểu, da thừa…

Việc phẫu thuật có thể xảy ra những đau đớn nhất định, phải nằm viện điều trị và phục hồi sau phẫu thuật.

Chi phí điều trị cao.

Trên thực tế, đã có nhiều bệnh nhân mắc trĩ nội độ 3 điều trị bằng phương pháp nội khoa đường uống kết hợp thuốc bôi vẫn có thể đem lại hiệu quả điều trị khi người bệnh kiên trì dùng thuốc chữa trị, thiết lập chế độ sinh hoạt tốt theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Còn phương pháp phẫu thuật cắt trĩ thường chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh trĩ quá nặng (trĩ nội cấp độ 4) – thời điểm việc chữa bệnh bằng thuốc không đáp ứng được phác đồ điều trị và cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Nên người bệnh có thể tìm hiểu thêm hoặc xin lời khuyên từ bác sĩ trước khi đưa ra đáp án cho câu hỏi bệnh trĩ nội cấp độ 3 có cần phẫu thuật không?

Cách chữa trị trĩ nội độ 3 không cần phẫu thuật

Để điều trị bệnh trĩ nội độ 3 không cần phẫu thuật, người bệnh có thể áp dụng bằng điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y hoặc các bài thuốc Đông y, bài thuốc dân gian điều trị bệnh trĩ.

1.Điều trị bệnh trĩ nội bằng thuốc Tây Y

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc Tây y theo dạng uống, dạng bôi tại chỗ có tác dụng điều trị bệnh trĩ nội độ 3 như:

Thuốc Daflavon 500mg

Thuốc Daflavon có khả năng làm tăng độ bền của các tĩnh mạch trĩ, từ đó giúp làm giảm tình trạng giãn nở búi trĩ – một nguyên nhân bên trong chủ yếu gây ra bệnh trĩ. Tuy nhiên, thuốc cũng có một số tác dụng phụ có thể xảy ra như: buồn nôn hoặc nôn, bụng chướng, có thể bị đau đầu, chóng mặt…

Thuốc uống nhuận tràng, đi tiêu dễ

Chứng táo bón khiến tình trạng bệnh trĩ nội độ 3 ngày càng trầm trọng hơn đặc biệt là chứng đi ngoài ra máu. Vì vậy, có thể tham khảo kết hợp một số loại thuốc Tây y giúp nhuận tràng, mềm phân, giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn như:

Thuốc Duphalac 10g/15ml

Thuốc Forlax 10g dạng bột

Thuốc Sorbitol 5g dạng gói bột

Một số tác dụng phụ có thể gặp như: đầy hơi, hay xì hơi, sôi bụng; có thể xảy ra dị ứng nổi mề đay, phát ban hoặc tiêu chảy… (ít xảy ra).

Thuốc giảm đau, chống viêm, phù nề

Thuốc giảm đau, chống viêm phù nề về thương cũng có thể kết hợp trong điều trị bệnh trĩ với mục đích làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ tại chỗ như ngứa, đau rát, sưng phù hậu môn.

Một số nhóm biệt dược có tác dụng làm giảm đau như:

Thuốc Lidocain 2% – 5%

Thuốc Benzocain 5% – 20%

Một số nhóm biệt dược có tác dụng chống viêm phù nề về thương:

Thuốc Alpha chymotripsin

Thuốc Glucocorticoid

Nhóm thuốc NSAIDs

Thuốc Hydrocortison 0,25-1%: chống viêm tại chỗ.

Thuốc bảo vệ làm giảm kích ứng

Nhóm thuốc này nhằm tác dụng tạo ra hàng rào vật lí giúp ngăn chặn các kích ứng ở mô vùng trực tràng – hậu môn và sự mất nước ở lớp sừng bên ngoài. Một số biệt dược thường gặp như:

Kem kẽm Oxyd 2%

Thuốc Glycerin

Thuốc Lanolin

Thuốc ngừa nhiễm khuẩn vết thương

Phòng ngừa các tổn thương búi trĩ, viêm búi trĩ có thể phát sinh như:

Thuốc Neomycin

Thuốc Framycetin

Lưu ý: Để việc chữa trị bệnh trĩ nội độ 3 đạt hiệu quả và an toàn người bệnh cần uống theo đơn thuốc của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ. Người bệnh không tự ý dùng thuốc Tây điều trị trĩ tại nhà khi không có hướng dẫn, chỉ định từ Y sĩ.

2. Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Đông y

Ngoài Tây y, thuốc Đông y cũng là một lựa chọn giúp người bệnh cầm máu, làm teo búi trĩ nội, giảm ngứa hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y uống kết hợp ngâm rửa điều trị bệnh trĩ nội độ 3.

Bài thuốc dùng theo đường uống

Chuẩn bị:

Hoàng bá, xích thược, hoàng liên, trạch tả: mỗi vị 12g

Đại hoàng: 6g

Sinh địa: 16g

Đương quy, đào nhân: mỗi vị 8g.

Cách làm: Cho các nguyên liệu chuẩn bị vào sắc cùng với 1 lít nước. Đun sôi và vặn nhỏ lửa đun cho đến khi còn khoảng 0,5 lit nước thì chắt ra uống. Ngày thực hiện 3 lần; mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi thấy bệnh thuyên chuyển.

Bài thuốc dùng ngâm rửa hậu môn

Chuẩn bị:

Kim ngân hoa: 16g

Hoa kinh giới, ngũ vị tử, phèn phi: mỗi vị 12g

Hoàng bá: 20g

Cách làm: Cho các vị thuốc trên (trừ phèn phi) vào sắc cùng với 1 lit nước sạch. Đun sôi nồi, vặn nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 700ml nước sắc thì cho phèn phi vào đun sôi 2 phút. Sau đó chắt nước ra, đợi nguội bớt và dùng ngâm rửa hậu môn.

Lối sống tốt phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Ngoài cách chữa trị bệnh trĩ nội độ 3 bằng thuốc, người bệnh có thể kết hợp với lối sống sinh hoạt hàng ngày tốt giúp nâng cao sức khỏe cũng như phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả như:

Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Chất xơ không tan sẽ trương phồng và làm mềm phân, kích thích ruột co bóp và chống táo bón, điều này sẽ giúp bạn tránh được sự căng thẳng có thể làm các triệu chứng từ bệnh trĩ nội trầm trọng thêm. Chú ý thêm chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn từ từ để tránh các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi và tiêu chảy.

Ngâm hậu môn thường xuyên trong chậu nước ấm hoặc bồn tắm sitz. Ngâm vùng hậu môn của bạn trong nước ấm từ 10 -15 phút  và 2-3 lần/một ngày sẽ giúp dịu các cơn đau do trĩ nội gây ra.

Giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ. Tắm hàng ngày để làm sạch da xung quanh hậu môn của bạn một cách nhẹ nhàng bằng nước ấm. Tránh dùng khăn lau có cồn hoặc nước hoa để lau vùng hậu môn.

 Không nên vệ sinh hậu môn bằng giấy vệ sinh thường. Loại giấy này vừa thô vừa chứa nhiều hóa chất tẩy trắng dễ làm trầy xước niêm mạc hậu môn và nhiễm trùng khiến bệnh càng trở nên nặng hơn. Tốt nhất nên rửa hậu môn bằng nước sạch rồi dùng khăn bông mềm, nhẹ nhàng lau khô vùng hậu môn, và dù có ngứa cũng không được mạnh tay mà cần nhẹ nhàng để tránh cọ xát sát vào búi trĩ gây chảy máu, nhiễm khuẩn.

Chườm lạnh:Đây cũng là cách giúp giảm đau trong điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể đặt một túi nước đá chườm nhiều lần mỗi ngày giúp giảm đau, sưng. Nếu những cách giảm đau nói trên không hiệu quả bạn cần tìm đến gặp bác sĩ.

Với các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà này thường các triệu chứng bệnh trĩ sẽ biến mất trong vòng một vài tuần. Nhưng nếu không giảm đau hoặc đau nặng hơn kèm chảy máu bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra lại tình trạng của bệnh đang tiến triển ở mức độ nào để có phương pháp điều trị thích hợp

Bệnh trĩ nội độ 3 là cấp độ nặng của bệnh trĩ nội nên muốn điều trị khỏi bệnh đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì, sử dụng đúng liều lượng thuốc điều trị bệnh để có kết quả khả quan. Đây cũng là giai đoạn nguy hiểm, bệnh dễ dàng biến chứng sang cấp độ 4 (cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ) nên người bệnh cần sớm điều trị bệnh chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. 

Cotripro – Giúp Co trĩ và giảm đau rát nhanh chóng

Gel bôi Cotripro  với thành phần thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, tinh nghệ được chuyển giao từ Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, thấm trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát khó chịu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả.

Ưu điểm của Gel bôi trĩ Cotripro

Hiệu quả nhanh: Gel bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp có búi trĩ nên dùng 3-5 tuýp để búi trĩ săn se và co dần lên.

An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngày dùng bôi 2 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ.

Tiết kiệm chi phí:Trên mỗi hộp Cotripro Gel 25gr đều có 1 tem tích được 3 điểm. Khi mua 2 tuýp Cotripro 25gr và tích đủ 6 điểm theo hướng dẫn trên tem, Quý khách sẽ được tặng 1 tuýp Cotripro Gel 10gr trị giá 125.000 VNĐ gửi tới tận nhà.

Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng

Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát.

Trên mỗi hộp viên uống Cotripro đều có 1 tem tích được 1 điểm. Khi mua 6 hộp và tích đủ 6 điểm theo hướng dẫn trên tem, Quý khách sẽ được gửi tặng 1 hộp viên uống Cotripro cùng loại gửi tới tận nhà.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán CotriPro, bạn hãy xem

Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ