Đề Xuất 5/2024 # Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Phải Làm Sao: 12 Cách Chữa Nấc Cho Trẻ Hiệu Quả # Top 2 Yêu Thích

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nấc nhiều và nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến đó là:

Cơ hoành của trẻ co thắt không tự chủ

Cơ hoành của trẻ co thắt không tự chủ là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị nấc và chớ. Khi cơ hoành bị ngắt quãng đột ngột, không khí mà trẻ hít vào sẽ bị ngưng trệ dẫn đến hiện tượng nấc. Đây chính là phản xạ giúp trẻ đẩy hết khi thừa trong cơ thể ra bên ngoài.

Nếu hiện tượng này chỉ xuất hiện một lần rồi chấm dứt ngay sau đó thì đây là hiện tượng rất bình thường. Tuy nhiên, nếu ngoài việc bị nấc, trẻ còn bị trớ thì bố mẹ nên xem xét thêm cả các nguyên nhân khác nữa. 

Trẻ bị trào ngược dạ dày và thực quản

Khi trẻ bị nấc đi kèm với trớ, rất có thể hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề và đây là bệnh lý khá phổ biển ở trẻ. Do hệ tiêu của bé vẫn còn đang hoàn hiện và thường khi ăn xong, trẻ sơ sinh hay nằm nên thức ăn khi đi vào dễ trào ngược ra từ dạ dày, lên thực quản.

Bên cạnh đó, vòng thực quản nằm giữa thực quản và dạ dày giúp giữ lại thức ăn, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày. Ở trẻ nhỏ, vòng thực quản thường chưa được hoàn thiện nên thức ăn khó được giữ lại toàn bộ. Phần thức ăn thừa này sẽ tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh và làm rung cơ hoành, khiến trẻ bị nấc cụt và nôn trớ.

Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ do hen suyễn

Hen suyễn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nấc và nôn trớ ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ bị hen suyễn bẩm sinh. Khi bị hen, ống phế quản ở phổi của trẻ sẽ bị viêm và hạn chế luồng không khí đi vào phổi khiến trẻ bị thiêu hơi. Lúc này, trẻ sẽ thở khò khè và có thể bị nôn trớ. 

Trẻ bị dị ứng

Một số trẻ có thể bị dị ứng với đạm sữa bò có trong sữa công thức. Với những trẻ bị dị ứng, khi uống sữa, trẻ có thể bị nấc kèm theo nôn trớ và nặng hơn có thể là tiêu chảy, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể. Chính vì thế, mẹ rất cần lưu ý khi quyết định cho con dùng sữa công thức.

Bố mẹ có thể thử mức độ dị ứng của trẻ bằng cách nhỏ một vài giọt sữa lên tay trẻ để xem trẻ có phản ứng thế nào với sữa. Nếu phát hiện trẻ bị nỏi mẩn đỏ hoặc có các hiện tượng dị ứng, bố mẹ nên dừng và không cho trẻ uống sữa nữa. Thông thường, nếu kéo dài, trẻ có thể bị viêm thực quản.

Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao

Massage lưng cho trẻ

Cách này giúp bé hết tránh bị nấc hoặc hết nấc cụt nhanh.  Trẻ bị nấc thường là do sau khi ăn xong, mẹ để trẻ nằm hoặc lắc mạnh trẻ khi bế lên. Chính vì thế, sau khi trẻ ăn xong, bố mẹ nên để trẻ ngồi thẳng hoặc nằm trên bụng bố mẹ và nhẹ nhàng massage lưng bé theo vòng tròn.

Để trẻ ngồi thẳng khi bú mẹ xong 

Nếu trẻ bị nấc cụt ngay sau khi bú mẹ, bố mẹ nên giữ trẻ ngồi thẳng trong khoảng 15 phút. Khi được ngồi ở tư thế này, cơ hoành của trẻ sẽ được thư giãn, từ đó giảm áp lực và hạn chế tình trạng nấc của trẻ.

Bịt lỗ tai trẻ

Khi trẻ bị nấc, mẹ có thể dùng 2 ngón tay và nhẹ nhàng bịt vào 2 lỗ tai của trẻ trong vòng nửa phút. Nếu trẻ vẫn nấc, mẹ có thể lặp lại hành động này khoảng 3 lần. Tuy nhiên, mẹ không nên bịt tai trẻ quá 30 giây và làm thật nhẹ nhàng để tránh gây đau tay trẻ.

Đổi tư thế bú

Bú sai tư thế cũng khiến trẻ bị nuốt phải không khí và gây ra hiện tượng nấc. Trong trường hợp này, mẹ có thể đổi tư thế bú sao cho hạn chế không khí vào miệng trẻ.

Đổi núm ti bình cho trẻ

Nhiều khi do núm vú ở bình sữa quá nhỏ hoặc quá lớn, trẻ cũng có thể bị nuốt không khí vào. Chính vì thế, mẹ nên kiểm tra núm và đổi loại phù hợp theo từng độ tuổi của con.

Để nấc, nấc cụt tự hết

Mặc dù nấc ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra nhưng cũng nhanh tự ngừng nấc.  Nếu trẻ không nấc quá nhiều, kéo dài, liên tục, mẹ có thể để trẻ tự hết nấc. Tuy nhiên, sau 5 phút trẻ vẫn nấc, mẹ nên thử một số cách chữa nấc khác cho trẻ.

Chơi với trẻ

 Những cơn co thắt được kích hoạt bởi các xung thần kinh gây nấc cụt. Chính vì thế, mẹ có thể làm trẻ quên đi cơn nấc bằng cách chơi cùng con một số trò như: chơi đồ chơi hay ú òa.

Cho trẻ bú mẹ

Bú mẹ cũng là một cách giảm nấc nhanh cho trẻ rất hiệu quả. Việc mút mát giúp làm giảm các cơn co thắt và khiến cơ hoành giãn ra. Chính vì thế, khi trẻ bị nấc, mẹ có thể áp dụng cách này.

Gãi môi hoặc gãi mang tai trẻ

Khi trẻ bị nấc, bố mẹ có thể dùng ngón tay, nhẹ nhàng gãi môi hoặc mang tai của trẻ khoảng 60 cái. Cách này sẽ giúp trẻ được thư giãn cũng như giảm tác động vào các dây thần kinh hô hấp, khiến trẻ hết nấc nhanh.

Để trẻ nghỉ ngơi và ợ hơi

Trong trường hợp, trẻ đang bú mẹ và bị nấc, mẹ nên cho trẻ ngừng bú để trẻ hết nấc và ợ hơi. Việc xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng trẻ giúp con hết nấc nhanh hơn. 

Làm bé khóc

Khi trẻ khóc, các dây thần kinh ở khu vực thực quản sẽ được giãn ra và giảm được các cơn kích thích lên cơ hoành. Nhờ vậy, cơn nấc sẽ giảm nhanh ngay sau đó.

Những việc bố mẹ nên tránh làm khi trẻ sơ sinh bị nấc nhiều

Vỗ mạnh vào lưng trẻ

Khung xương của trẻ sơ sinh còn rất mềm nên khi gặp tác động mạnh từ bên ngoài dễ bị tổn hại và gãy xương. Nếu áp dụng cách vỗ lưng chữa nấc cho trẻ, bố mẹ chỉ nên vỗ lưng trẻ thật nhẹ nhàng và từ tốn.

Cho bé ăn bánh kẹo chua

Một số bố mẹ cho rằng việc ăn kẹo chua có thể làm trẻ hết nấc. Tuy nhiên, axit trong các loại kẹo này không tốt cho răng và sức khỏe của trẻ cũng như không làm giảm cơn nấc.

Lớn tiếng, dọa con 

Khi trẻ đang nấc, bố mẹ không nên hù dọa, quát mắt hay lớn tiếng với trẻ. Việc dọa nạt này sẽ khiến trẻ nấc nhiều và hoảng sợ hơn.

Ấn vào nhãn cầu mắt trẻ

Một số bố mẹ thường ấn vào nhãn cầu mắt trẻ này để giúp con hết nấc. Tuy nhiên cách này không hề giúp trẻ hết nấc mà còn khiến trẻ cảm thấy khó chịu và đau nhức. 

Kéo lưỡi hoặc xương bé

Xương và lưỡi của trẻ nhỏ rất yếu nên bố mẹ không nên chữa nấc cho con bằng kéo lưỡi hoặc xương của trẻ. Phương pháp này rất nguy hiểm và có thể gây hại cho con. 

Cách hạn chế nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Để hạn chế và phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt, bố mẹ có thể thực hiện các việc sau:

Cho trẻ bú đúng tư thế.

Chia nhỏ các cữ bú trong ngày, không ép trẻ ăn quá no. 

Không nên cho trẻ nghe nhạc trong lúc bú, ăn. 

Điều chỉnh lại núm vú để đảm bảo trẻ ngậm kín toàn bộ núm vú, giúp hạn chế tình trạng không khí đi vào dạ dày trẻ.

Nếu trẻ ngồi khi uống sữa, bố mẹ hãy đỡ phần lưng phía sau của trẻ. Tư thế này giúp thức ăn đi thẳng vào dạ dày và không có không khí đi vào.

Không để trẻ vừa bú bình vừa ngủ do điều này dễ khiến không khí đi vào miệng trẻ.

Vệ sinh núm vú của trẻ thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ cặn sữa khô còn sót lại.

Một số câu hỏi về nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh bị nấc bú?

Khi trẻ bị nấc, mẹ có thể cho trẻ bú một chút và bú nhiều lần. Bú mẹ sẽ giúp các cơn nấc giảm và tự hết sau đó

Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao trong lúc ngủ?

Trẻ bị nấc khi ngủ mẹ nên nhẹ nhàng vỗ lưng bé, gãi môi hoặc tai cho bé… Lưu ý, mẹ không nên gọi trẻ dậy, cho trẻ ngậm núm giả khi ngủ hay ăn đường. 

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh sẽ không quá phức tạp nếu bố mẹ luôn bình tĩnh và hỗ trợ trẻ đúng cách. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi: Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao? và từ đó tự tin hơn trong quá trình chăm sóc trẻ.