Phổ Biến 5/2024 # Điều Trị Bướu Cổ (Bướu Giáp) Bằng Sóng Cao Tần Rfa – Không Để Lại Sẹo # Top 7 Yêu Thích

Điều trị Bướu Cổ (bướu giáp) bằng sóng cao tần RFA – Không Để Lại Sẹo

11-06-2024

Bướu cổ (hay còn gọi là bướu giáp nhân, u tuyến giáp) là bệnh rất phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam với tỉ lệ nữ mắc nhiều hơn 4-5 lần so với nam giới. Tỉ lệ phát hiện bướu cổ gần đây tại Việt Nam tăng nhiều nhờ tầm soát bệnh bằng siêu âm vùng cổ. Trung bình hàng năm có khoảng 115.000 người được khám và chữa bệnh bướu cổ. 

Bướu cổ và dấu hiệu bướu cổ

Bướu cổ (còn gọi là bướu giáp nhân, u tuyến giáp) là tổn thương dạng khối nằm trong tuyến giáp. Khối bướu này được phân loại thành nhân lành tính và ác tính; trong đó nhân lành tính chiếm đa số, chỉ 1 tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 4-7%) là ác tính dẫn đến ung thư tuyến giáp. 

Tuyến giáp – một tuyến hình bướm nằm ở cổ, đóng vai trò điều hành sự trao đổi chất. Khối u làm cho tuyến giáp không hoạt động hiệu quả có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh sức khỏe, và đặc biệt ở cân nặng, mức độ trầm cảm và năng lượng.

Vậy dấu hiệu bướu cổ như thế nào?

Bướu giáp nhỏ có thể không gây ra vấn đề về thể chất hoặc thẩm mỹ, nhưng bướu giáp lớn có thể làm khó thở hoặc khó nuốt, và có thể gây ho, khàn tiếng. 

Ngoài ra bướu giáp có thể gây ra nhiều rối loạn như mệt mỏi và tăng cân do suy giáp, hoặc giảm cân ngoài ý muốn, dễ cáu gắt, khó ngủ, tim đập nhanh, suy tim do cường giáp. 

Dù là ở thể lành tính, bệnh cũng có thể đem lại rất nhiều phiền toái. Đầu tiên là về mặt thẩm mỹ, nếu u to ra sẽ khiến cổ bị phù, đồng thời có khả năng chèn ép lên các cơ khác tương tự như bướu giáp, gây khó khăn trong hô hấp và nói chuyện. Lâu ngày u có thể biến chứng gây viêm giáp và rối loạn chức năng tuyến giáp

 

U tuyến giáp gây ra khó chịu như: ho, khó thở, nuốt vướng, và đặc biệt là tính thẩm mỹ, khiến người bệnh mặc cảm, tự tin

Triệu chứng của U tuyến giáp

Dấu hiệu U tuyến giáp thường phát triển khá im lặng, về cơ bản rất khó phát hiện. Đa số trường hợp bệnh nhân chỉ phát hiện khi u đã lớn, nhìn rõ bằng mắt thường, có trường hợp khi khám các u đã chen chúc nhau xuất hiện.

Trong tình trạng bệnh không biểu hiện cường giáp hay nhược giáp thì rất khó nói. Tuy nhiên nếu u lớn, có thể gây chèn ép, làm người bệnh khàn tiếng, nuốt vướng, hô hấp khó khăn.

Cần làm gì để chẩn đoán Bướu cổ

Khi phát hiện bướu cổ (thấy cổ to ra hoặc đứng trước gương tự khám cổ cảm nhận có bất thường), người bệnh nên thăm khám và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng để được chẩn đoán chính xác.

- Siêu âm tuyến giáp: nhằm xác định chính xác vị trí và kích thước các nhân giáp, đặc tính và thể tích của bướu.

+ Nếu khối bướu bình thường, không ảnh hưởng thì người bệnh không cần điều trị, có thể về.

+ Trường hợp khối bướu nhân lớn, các bác sĩ sẽ chỉ định C  Bướu giáp nhỏ có thể không gây ra vấn đề về thể chất hoặc thẩm mỹ. hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA)

+ Trường hợp khối bướu nhân nhỏ, có thể sẽ chỉ định thực hiện cả FNA và Sinh thiết tuyến giáp dưới hướng dẫn của Siêu âm

– Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA): sử dụng xilanh gắn với kim nhỏ hút các tế bào ở khối bướu, từ đó xét nghiệm để chẩn đoán chắc chắn khối bướu là lành tính hay ác tính. 

- Sinh thiết tuyến giáp dưới hướng dẫn của Siêu âm: tương tự như FNA, bác sĩ sẽ chọc hút tế bào từ khối bướu để xét nghiệm lành tính hay ác tính. Do đặc tính khối bướu nhỏ nên dưới hướng dẫn của Siêu âm, quá trình chọc hút sẽ được thực hiện chính xác hơn. 

Sau khi thực hiện các chỉ định và dựa trên kết quả sinh thiết khối bướu:

– Nếu khối bướu là ác tính, được chẩn đoán là ung thư thì bắt buộc phải mổ, điều trị theo phác đồ ung thư

- Nếu khối bướu là lành tính, người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Điều trị bướu cổ bằng sóng cao tần – ứng dụng công nghệ cao

Trước kia, có 3 phương pháp cơ bản để điều trị bướu cổ, đó là dùng thuốc, phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi

• Dùng thuốc: có ưu điểm không xâm lấn, không phải phẫu thuật, tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này kém, và đối với 1 số người bệnh lớn tuổi có thể sẽ bị tác dụng phụ của thuốc như loãng xương hay rối loạn nhịp tim.

• Phương pháp mổ mở: để lại sẹo và có thể gặp 1 số biến chứng như tổn thương dây thần kinh quặt ngược gây khàn tiếng, tổn thương tuyến cận giáp gây tê tay, tê chân

• Phương pháp mổ nội soi: ít sẹo hơn so với mổ mở Hiện nay, với kỹ thuật ứng dụng SÓNG CAO TẦN (RFA), việc điều trị bướu cổ sẽ trở nên nhanh chóng, dễ dàng và mang lại nhiều hiệu quả cho người bệnh.

Khi nào thì được chỉ định Đốt bướu cổ bằng sóng cao tần?

Đốt bằng sóng cao tần (RFA) là giải pháp điều trị tối ưu bướu cổ (bướu giáp nhân, u tuyến giáp lành tính), giải quyết được kích thước nhân và không để lại sẹo ngang vùng cổ. Kỹ thuật RFA được chỉ định cho các trường hợp:

-    Bướu giáp nhân lành tính

-    Nang với phần đặc từ trên 50%, có triệu chứng lâm sàng, vấn đề thẩm mỹ

-    U có nhân độc tuyến giáp, có thể gây nhiễm độc tuyến giáp

Đốt bướu cổ bằng sóng cao tần thực hiện thế nào?

Sóng cao tần là một trong những phương pháp nhiệt trị liệu (có thể dùng laser, sóng cao tần hoặc microwave). Nguyên tắc của phương pháp này là dùng nhiệt (dòng điện có tần số cao) để hủy khối bướu mà không cần phải phẫu thuật. Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán có bướu giáp nhân lành tính và có chỉ định can thiệp ngoại khoa sẽ được lên chương trình đốt bằng sóng cao tần. 

Kỹ thuật này dùng 1 đầu đốt có kích thước lớn hơn cây kim tiêm ngừa, đâm xuyên qua da để vào vùng trung tâm của bướu. Tùy theo kích thước và loại bướu sẽ được phát công suất sóng cao tần phù hợp để xơ hóa khối bướu. 

Ưu điểm của kỹ thuật Đốt bướu cổ bằng sóng cao tần

 

+ An toàn: Kỹ thuật RFA an toàn bởi sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số 300-500 MHz. Với nhiệt độ và thời gian định sẵn sẽ đốt, hủy các tế bào u nhú. Các thủ thuật được kiểm soát bởi siêu âm nên rất an toàn và hiệu quả.

+ Thẩm mỹ: do không cần phải phẫu thuật nên kỹ thuật này sẽ không để lại sẹo ngang vùng cổ, bảo toàn được tính thẩm mỹ

+ Hiệu quả: Hủy khối bướu mà ko phải hủy những mô lành, bảo tồn tối đa tuyến giáp. Sau điều trị, kích thước khối u sẽ giảm 40-60% sau 3 tháng, 90-95% sau 1 năm. Đồng thời các triệu chứng khó chịu ở bệnh nhân sẽ mất hẳn

+ Không biến chứng:  Do độ xâm lấn tối thiểu nên kỹ thuật RFA khó phạm phải dây thần kinh thanh quản, tuyến cận giáp như mổ truyền thống; người bệnh cũng không bị suy giáp sau mổ.

+ Nhanh chóng – Giảm thời gian nằm viện: Thời gian đốt chỉ mất khoảng 15 phút, người bệnh chỉ bị gây tê vùng khoang quanh tuyến giáp, có thể tỉnh táo nói chuyện với bác sĩ. Sau thực hiện, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, theo dõi tại viện từ 1-2 tiếng và có thể về nhà, sinh hoạt và làm việc bình thường.

Đốt bướu cổ bằng sóng cao tần (RFA) có được bảo hiểm chi trả không?

 

Địa chỉ đốt bướu cổ bằng sóng cao tần tại Đà Nẵng an toàn, thẩm mỹ

Từ năm 2002, kỹ thuật Đốt bằng sóng cao tần được thực hiện đầu tiên tại Hàn Quốc và sau hơn 10 năm sau, rất nhiều nước đã phát triển kỹ thuật này và cho thấy hiệu quả rất tốt. Hiện nay, tỉ lệ sử dụng phương pháp đốt bằng sóng cao tần thay thế cho phương pháp truyền thống chiếm gần 50%. Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cũng đã nhanh chóng triển khai kỹ thuật này nhằm giúp người bệnh tiếp cận với công nghệ cao, hết các triệu chứng khó chịu đồng thời lấy lại vẻ thẩm mỹ.

Chi phí điều trị bướu cổ bằng phương pháp đốt sóng cao tần hiện nay không cao, so với các phương pháp điều trị khác cho chi phí thấp hơn đồng thời cho kết quả điều trị cao hơn, không sẹo, không biến chứng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline  0236 3 650 676  để được tư vấn và giải đáp rõ hơn về chi phí cũng như phương pháp điều trị bướu cổ bằng công nghệ cao này. 

Đặt lịch khám & tư vấn bệnh lý bướu cổ, vui lòng liên hệ:

Hotline đặt hẹn khám: 02363 650676 

Email: [email protected]

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng- 291 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

Website: www.hoanmydanang.com