Xu Hướng 5/2024 # Ngăn Ngừa Nổi Mụn Ở Cằm Và Cách Trị Mụn Mọc Ở Cằm 2024 # Top 4 Yêu Thích

MỤN CẰM, CÁCH NGĂN NGỪA NỔI MỤN Ở CẰM VÀ TRỊ MỤN MỌC Ở CẰM

Để được tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm trị mụn cằm, hãy tham gia nhóm 620k mem LÀM ĐẸP – REVIEW MỸ PHẨM CÓ TÂM ❤️ 

MỤN MỌC Ở CẰM LÀ GÌ?

Mụn mọc ở cằm hay mụn cằm là mụn trứng cá xuất hiện ở khu vực cằm, bao gồm cả mụn dưới cằm. Cằm không phải là khu vực hình chữ T trên khuôn mặt (nơi thường tiết nhiều dầu nhất trên mặt) nên khi nổi mụn ở cằm người ta thường nghĩ đến nguyên nhân nội tiết. Tuy nhiên, nổi mụn ở cằm cũng có đủ các loại nguyên nhân gây mụn như việc nổi mụn ở các vị trí khác. Và mụn mọc ở cằm cũng có đủ các loại mụn như các nơi khác trên mặt vậy.

NGUYÊN NHÂN NỔI MỤN Ở CẰM

Việc nổi mụn ở cằm về cơ bản là do da tiết bã nhờn nhiều quá mức so với khả năng đào thải của lỗ chân lông. Tế bào da chết và bụi bẩn ở khu vực cằm lại không được loại bỏ kịp thời, dẫn đến việc tế bào da chết và bụi bẩn gây bít tắc bã nhờn tạo thành các ổ bít tắc, khiến mục mọc ở cằm.

Mụn mọc ở cằm lúc này chỉ mới ở dạng không viêm, có thể là mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen, hay mụn ẩn, mụn cám. Tuy nhiên nếu không được xử lý kịp thời mụn mọc ở cằm có thể chuyển sang dạng sưng viêm như mụn bọc, mụn mủ… Đó là lúc vi khuẩn gây mụn P.Acnes xâm nhập được vào các ổ bít tắc lỗ chân lông, phát triển gây nên viêm nhiễm.

Thay đổi nội tiết tố

Có một loại hormone trong cơ thể kích thích tăng tiết bã nhờn là nội tiết tố nam androgen (do có ở nam giới là chủ yếu). Androgen thường được cơ thể sản sinh nhiều vào thời kỳ dậy thì nhằm phục vụ quá trình dậy thì của cơ thể (cả nam giới và phụ nữ) hoặc thời kỳ kinh nguyệt (đối với riêng phụ nữ). Do vậy những giai đoạn này chúng ta thường thấy mặt xuất hiện nhiều mụn nhất là mụn mọc ở cằm.

Thức đêm, mất ngủ, stress triền miên

Tuy nhiên nếu để ý bạn cũng thấy là những lúc thức đêm, mất ngủ hay căng thẳng triền miên bạn cũng có thể nổi mụn ở cằm. Thực ra thức đêm mất ngủ, stress căng thẳng cũng gây mất cân bằng nội tiết, khiến da tiết bã nhờn quá mức. Cơ thể lúc này sản sinh nhiều hormone Cortisol để giúp cơ thể chống lại mệt mỏi và stress. Nhưng loại hormone này cũng có một tác dụng khác là thúc đẩy da tiết dầu mạnh mẽ, nhất là khu vực cằm. Đó là lý do bạn sẽ thấy hiện tượng nổi mụn ở cằm vào những lúc như vậy.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết, khiến làn da tăng tiết dầu hơn bình thường, gây nổi mụn ở cằm. Thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ kích thích da bạn tiết dầu nhiều hơn. Thức ăn nhiều đường sữa sẽ khiến tăng androgen trong cơ thể, cũng khiến da tiết dầu mạnh. Các đồ uống có cồn, chất kích thích cũng có tác dụng tương tự.

Cơ địa da bị mụn

Đây cũng là một nguyên nhân gây mụn mọc ở cằm, nhưng việc nổi mụn ở cằm lúc này đơn giản là sự ngẫu nhiên như nổi ở bất kỳ vị trí nào khác. Chẳng qua do bạn được di truyền lại làn da mà lúc nào cũng tiết dầu nhiều quá mức cần thiết mà thôi.

Vệ sinh da không sạch sẽ

Da tiết nhiều dầu sẽ tăng nguy cơ bị bít tắc lỗ chân lông mà gây nên mụn. Tuy nhiên nếu da của bạn được giữ vệ sinh sạch sẽ thông thoáng thì sẽ khó lên mụn được. Nguyên tắc này áp dụng chung cho mụn nói chung và mụn mọc ở cằm nói riêng.

Chăm sóc da mặt không đúng cách

Đây là nguyên nhân không chỉ đối với mụn mọc ở cằm mà bất kỳ đâu trên khuôn mặt. Việc lười rửa mặt, hoặc rửa mặt với sữa rửa mặt không phù hợp dẫn tới việc làm sạch da không đảm bảo khiến cặn bẩn và tế bào chết tích tụ trên mặt gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn nói chung và mụn mọc ở cằm nói riêng. Nhất là những người hay trang điểm mà không tẩy trang làm sạch da mặt đúng cách thì rất dễ nổi mụn ở cằm, má, trán…

Việc tẩy da chết không được quan tâm đúng mức cũng mang lại kết quả tương tự. Bạn có thể bị nổi mụn ở cằm hay bất kỳ nơi đâu trên mặt vì nguyên nhân này.

Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

Tiếp xúc với các vi khuẩn từ bên ngoài

Khi bạn tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt nóng ẩm, độc hại, bụi bặm, bẩn thỉu… cũng khiến da bạn dễ bị tổn thương và lên mụn. Ngoài việc môi trường sẽ khiến da bạn tiết nhiều dầu hơn để chống lại, bụi bặm chất độc bám lên da thì cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập lên da, tăng nguy cơ hình thành các loại mụn cả không viêm và viêm. Đây cũng có thể là một nguyên nhân nổi mụn ở cằm và trên mặt đấy.

Vi khuẩn xâm nhập vì sức khỏe suy giảm

Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không đảm bảo, lười biếng tập thể dục thể thao… khiến sức khỏe suy giảm, hệ thống miễn dịch yếu đi cũng là một nguyên nhân gây mụn mọc ở cằm. Sở dĩ như vậy là vì trên da chúng ta lúc nào cũng có rất nhiều loại vi khuẩn cư trú, trong đó có vi khuẩn gây mụn P.Acnes. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch đủ mạnh, chúng sẽ bị ức chế, không có khả năng xâm nhập sâu vào da để gây bệnh.

Nếu hệ miễn dịch yếu đi thì vi khuẩn gây mụn sẽ xâm nhập dễ dàng hơn, và nếu như có xuất hiện những ổ bít tắc lỗ chân lông yếm khí đầy cặn bã nhờn, tế bào da chết, bụi bặm thì sẽ sinh sôi phát triển gây ra các loại mụn sưng viêm như mụn bọc, mụn mủ ở cằm và trên mặt.

CÁC LOẠI MỤN MỌC Ở CẰM

Mụn cằm hay mụn mọc ở cằm không chỉ có những loại không viêm như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn cám, mụn ẩn mà có cả các loại mụn viêm sưng như mụn bọc, mụn mủ ở cằm.

Mụn đầu trắng ở cằm

Mụn mọc ở cằm có thể ở dạng mụn đầu trắng. Đó là dạng mụn mà nhân mụn nằm dưới da, đầu mụn trồi lên, nhưng không tiếp xúc với không khí mà vẫn ngăn với không khí bởi làn da mỏng.

Mụn đầu đen ở cằm

Mụn mọc ở cằm cũng có thể ở dạng mụn đầu đen, là khi nhân mụn bị tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa. Tuy nhiên thực tế cho thấy mụn cằm ít khi bị dạng này hơn so với mụn đầu trắng, trừ những mụn quanh viền môi hoặc mụn dưới cằm.

Mụn cám ở cằm

Mụn mọc ở cằm có thể ở dạng mụn cám. Đó là khi mụn đầu trắng của bạn khá nhỏ và li ti nhưng số lượng thì rất nhiều.

Mụn ẩn ở cằm

Mụn mọc ở cằm cũng có thể ở dạng mụn ẩn. Đó là khi mụn nằm sâu bên dưới khiến bạn không nhìn được nhân mụn mà chỉ cảm nhận được nó khi sờ vào làn da bị sần lên vì mụn.

Mụn bọc ở cằm

Nếu bạn bị nổi mụn ở cằm dạng ẩn và để vi khuẩn xâm nhập gây sưng viêm, bạn hoàn toàn có thể bị sinh ra mụn bọc ở cằm. Mụn bọc ở cằm nổi thành từng bọc đỏ, cứng nhưng không nhìn thấy đầu.

Mụn mủ ở cằm

Nếu bị vi khuẩn gây mụn xâm nhập gây sưng viêm, bạn cũng có thể bị nổi mụn mủ ở cằm. Mủ là kết quả của việc bạch cầu tấn công và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.

Mụn nang ở cằm

Mức độ nặng nhất của mụn ở cằm là mụn nang. Mụn nang ở cằm được biểu hiện ở những nang mụn sưng đỏ, kích thước lớn có nhiều dịch mủ bên trong, sờ vào mềm và đau.

Nói chung việc xuất hiện mụn mủ, mụn bọc hay mụn nang ở cằm là điều hoàn toàn không tốt, do cằm là vùng có nhiều dây thần kinh, nên việc chữa trị phức tạp có thể gây biến chứng. Đặc biệt là những trường hợp mụn sưng to và cứng.

CÁCH NGĂN NGỪA NỔI MỤN Ở CẰM

Để ngăn ngừa việc nổi mụn ở cằm và trên mặt nói chung, bạn nên thực hiện tốt các việc như sau:

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Việc thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh bao gồm ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ, tập thể dục thể thao điều độ… giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng sẽ giảm thiểu xác suất nổi mụn ở cằm.

Ngoài ra, khi sức khỏe tốt, hệ miễn dịch tốt, các vi khuẩn cũng khó có điều kiện phát triển gây nên các loại mụn viêm như mụn bọc, mụn mủ ở cằm.

Hãy ngưng ăn đồ cay nóng, đồ chiên rán dầu mỡ, nhiều đường, sữa, không thức khuya và tránh căng thẳng stress… thay vào đó ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước và ngủ trước 11 giờ đêm, giữ tinh thần thoải mái, tập thể thao đều đặn, bạn sẽ ít khi phải thấy nổi mụn ở cằm hay bất kỳ đâu trên khuôn mặt.

Chăm sóc vệ sinh da thật tốt

Tẩy trang, rửa mặt đều đặn mỗi ngày để da mặt sạch sẽ và thông thoáng. Thỉnh thoảng tẩy da chết để tránh tình trạng tế bào da chết không đào thải được sẽ sừng hóa làm bít tắc bã nhờn. Làm được điều này bạn sẽ giảm được nguy cơ bị mụn nổi ở cằm cho dù bạn đang bị mất cân bằng nội tiết do dậy thì hay kinh nguyệt…

Khi ra ngoài đường hoặc tiếp xúc với môi trường độc hại, bụi bặm, bẩn thỉu, bạn cần có biện pháp bảo vệ da thật tốt như khẩu trang, áo chống nắng…

Bạn cũng cần giữ vệ sinh chăn ga gối đệm hay bất kỳ vật dụng nào hay tiếp xúc lên da như khẩu trang, điện thoại, tai nghe….để ngăn ngừa việc vi khuẩn gây mụn xâm nhập lên da mặt.

Làm tốt được những việc này bạn sẽ giảm thiểu kha khá xác suất bị nổi mụn ở cằm đấy.

Sử dụng mỹ phẩm phù hợp

Như trên đã nói, mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng có thể gây nên kích ứng nổi mụn. Tuy nhiên, sử dụng mỹ phẩm chất lượng nhưng không phù hợp cũng có thể gây nên mụn, nhất là các loại mỹ phẩm trang điểm có nhiều gốc dầu.

Các loại sữa rửa mặt, tẩy trang nếu độ pH quá cao cũng có thể khiến da khô, kích thích tiết dầu. Kem dưỡng dạng kem quá nhiều dưỡng cũng có thể gây bít tắc lỗ chân lông.

LÀM SAO ĐỂ TRỊ MỤN MỌC Ở CẰM?

Để có cách trị mụn mọc ở cằm hiệu quả, bạn cần xem xét kỹ nguyên nhân và tình trạng mụn của mình. Điều đầu tiên bạn cần làm là phải áp dụng ngay các biện pháp ngăn ngừa nổi mụn ở cằm nói trên.

Nếu mụn cằm của bạn chỉ là mụn không viêm như mụn đầu trắng, mụn cám, mụn ẩn… thì áp dụng các biện pháp trên đã cải thiện tình hình được rất nhiều. Bạn có thể áp dụng thêm một vài cách trị mụn mọc ở cằm bằng nguyên liệu thiên nhiên tại nhà là được.

Tuy nhiên nếu bạn bị mụn sưng to và cứng ở cằm, hoặc mụn mủ ở cằm thì bạn cần nghĩ đến các cách trị mụn ở cằm chuyên sâu hơn. Bạn có thể đến các spa, thẩm mỹ viện để có được các liệu trình trị mụn chuyên sâu. Hoặc bạn có thể nên đến khám bác sỹ để có được thuốc trị mụn y khoa phù hợp.

Cách trị mụn mọc ở cằm tại nhà

Cách trị mụn mọc ở cằm ở spa, thẩm mỹ viện

Nếu bạn không kiên trì chịu khó và bạn lại muốn có hiệu quả nhanh, hãy đến các spa và thẩm mỹ viện uy tín. Thông thường mụn mọc ở cằm của bạn sẽ được xử lý bằng các phương pháp từ đơn giản đến chuyên sâu tùy tình trạng mụn của bạn.

Hầu hết các spa, thẩm mỹ viện sẽ giúp bạn làm sạch da, lấy sạch nhân mụn. Việc này giúp làn da của bạn sạch sẽ và ngăn được việc mụn phát triển lây lan, tránh được tình trạng bị thâm mụn và sẹo mụn về sau. Việc lấy nhân mụn có rủi ro là gây tổn thương da nếu làm không đúng kỹ thuật, gây nhiễm trùng nếu không đảm bảo tiệt trùng, do đó bạn không nên tự ý thực hiện tại nhà.

Ngoài bước cơ bản này, các spa thẩm mỹ viện có thể trị mụn cằm cho bạn bằng phương pháp hút mụn bằng máy Aqua peel, chiếu ánh sáng hoặc tia laser, vi kim trị mụn, phi kim hoặc lăn kim trị mụn. Các spa, thẩm mỹ viện sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng các sản phẩm trị mụn như tinh chất mụn hay kem trị mụn phù hợp tại nhà để hỗ trợ các liệu trình này đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý là ngoại trừ vi kim sinh học (phương pháp làm đẹp bằng kem vi kim công nghệ mới, không cần xâm lấn mà vẫn hiệu quả), các phương pháp spa còn lại bạn không nên tùy tiện tự làm tại nhà vì tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Cách trị mụn mọc ở cằm bằng thuốc

Mặc dù dùng thuốc không bao giờ là điều tốt đối với sức khỏe, bởi vì thuốc luôn có nhiều tác dụng phụ có hại với cơ thể. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng ta không thể không dùng thuốc.

Khi bạn bị mụn dưới cằm (mụn mọc dưới cằm) và xảy ra vào thời kỳ dậy thì hoặc kinh nguyệt của bạn thì chắc hẳn bạn sẽ phải dùng đến thuốc ngừa thai cân bằng nội tiết. Tuy nhiên, dùng thuốc nào, liều lượng ra sao để hiệu quả nhất thì rất cần ý kiến của bác sỹ.

Tương tự, nếu bạn bị mụn sưng to và cứng ở cằm hoặc mụn mủ ở cằm, điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào, dạng uống hay bôi, liều lượng ra sao… thì cũng phải có ý kiến của bác sỹ.

THAM KHẢO CÁC BÀI VIẾT VỀ MỤN CẰM

Original content here is published under these license terms:

 X 

License Type:Read OnlyLicense Abstract:You may read the original content in the context in which it is published (at this web address). No other copying or use is permitted without written agreement from the author.