Xem Nhiều 5/2024 # 2024 Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Cao “Được Bác Sĩ Khuyên” # Top 1 Yêu Thích

Bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến trong dân số. Các triệu chứng bệnh lại rất đặc trưng, dễ phát hiện như đi ngoài ra máu, sa búi trĩ… nên có thể chữa bệnh trĩ tại nhà ở mức độ bệnh nhẹ, việc thực hiện cẩn trọng, đúng cách. Bài viết này tổng hợp các lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia Cotripro về các phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà, mời bạn cùng tham khảo.

1. Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ điển hình

Bệnh trĩ có 2 dạng thường gặp nhất là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Nên để điều trị bệnh trĩ hiệu quả, trước nhất, bạn cần xác định đúng loại bệnh trĩ cũng như mức độ bệnh trĩ để từ đó có phương pháp điều trị thích hợp

Video mô phỏng sự hình thành của bệnh trĩ qua các cấp độ

1. Dấu hiệu bệnh trĩ nội

Giai đoạn trĩ nội độ 1: búi trĩ nội chưa sa ra ngoài, đại tiện thấy máu tươi, bạn có thể có cảm giác hơi đau nhẹ khi rặn đại tiện và có dịch nhầy xuất hiện (rất ít) tại vùng hậu môn.

Giai đoạn trĩ nội độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện, sau đó tự co lên được.

Giai đoạn trĩ nội độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện, không tự co lên được, phải đẩy nhiều lần mới lên. Sa búi trĩ không chỉ xảy ra khi người bệnh đi đại tiện mà nó còn có thể xảy ra bất cứ lúc nào như: khi vận động quá sức, đứng hoặc ngồi trong thời gian lâu, bị stress căng thẳng, mệt mỏi, khi sử dụng rượu bia…

Giai đoạn trĩ nội độ 4: búi trĩ có dạng ngoằn ngoèo, thường xuyên sa ra ngoài, không đẩy vào được. Nếu không được điều trị kịp thời, sa búi trĩ có thể gây ra một số biến chứng như: nhiễm khuẩn, sa nghẹt hậu môn, tắc mạch, nứt kẽ hậu môn, ung thư trực tràng…

2. Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Giai đoạn sớm, búi trĩ hình thành xung quanh hậu môn, sưng phồng lên, căng bóng làm mất nếp nhăn bình thường của da khu vực xung quanh lỗ hậu môn.

Giai đoạn tiếp theo, búi trĩ phồng to, ngoằn ngoèo.

Sau đó búi trĩ phát triển thành các cục máu đông bên trong, gây thuyên tắc, đau đớn, chảy máu

Giai đoạn nặng búi trĩ bị viêm nhiễm gây ngứa ngáy và đau đớn.

3. Tự phát hiện tại nhà xem bạn có bị trĩ không?

Lưng quay về phía gương, ngoái lại nhìn xem có bất kỳ cục u hoặc khối lồi ra nào xung quanh hậu môn của bạn. Màu sắc búi trĩ có thể là màu da bình thường, hoặc cũng có thể là màu tím, màu đỏ đậm hơn. Nếu bạn ấn vào cục u, nó có thể đau. Nếu bạn đang gặp tình trạng như vậy, đó có thể là một búi trĩ ngoại.

Hãy chú ý xem có máu trên giấy vệ sinh không, sau khi bạn đi tiêu. Máu trĩ thường có màu đỏ tươi, chứ không phải màu sẫm (nếu máu đỏ thẫm có thể nó đã chảy ra từ nơi nào đó, ở sâu trong hệ thống tiêu hóa của bạn).

Bạn sẽ khó nhìn thấy búi trĩ nội tại nhà nếu không có dụng cụ phù hợp. Hãy đến khám với bác sĩ. Tại đây, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thêm các lý do khác cũng có thể gây chảy máu hậu môn như ung thư ruột kết và polyp, vì cả hai khối này cũng gây chảy máu như bệnh trĩ.

➤ Để tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu và hình ảnh trực quan để nhận biết bệnh trĩ, mời bạn tham khảo bài viết Dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh trĩ.

2. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả

1. Ngâm hậu môn trong nước ấm chữa trị bệnh trĩ

Để giảm kích ứng, giảm đau và làm co các tĩnh mạch, ngâm hậu môn trong nước ấm, từ 15 đến 20 phút, ba lần mỗi ngày. Dùng một chiếc chậu, đổ nước ấm vào và ngồi ở tư thế ngập cả mông. Phương pháp này giúp làm giảm kích thích, co thắt cơ trực tràng và ngứa.

Bạn cũng có thể thêm ¼ chén muối biển vào chậu ngâm và ngồi 30 phút một lần. Muối là một chất kháng khuẩn tuyệt vời, được sử dụng để giúp chữa lành vết thương và loại bỏ nhiễm trùng.

Một lựa chọn khác là nước cây phỉ (witch hazel), được biết đến là một phương thuốc làm dịu và làm mát cho bệnh trĩ. Nên thực hiện ngâm mông tối thiểu một lần một ngày, kéo dài trong khoảng từ 15 đến 20 phút.

2. Lau nhẹ nhàng bằng giấy vệ sinh mềm sau khi đi đại tiện

Giấy vệ sinh thô có thể làm trầy xước và gây kích ứng da nhiều hơn. Để làm dịu cơn đau và giảm kích ứng, hãy sử dụng khăn ẩm hoặc khăn ướt y tế (medicated towelettes). Bạn cũng có thể thấm ướt khăn với witch hazel, hydrocortison, lô hội hoặc vitamin E.

Không lau mạnh, vì có thể gây kích ứng hoặc chảy máu nhiều hơn. Thay vào đó, bạn cần thấm nhẹ để lau hết nước đi.

Sau khi đã lau, tiến hành rửa sạch hậu môn và búi trĩ bằng nước ấm pha muối loãng một lần nữa. Và dùng khăn mềm lau khô hậu môn sau đó.

Gãi chỉ làm tăng chảy máu và kích thích, gây thêm áp lực lên cho búi trĩ vốn đã mềm và dễ bị tổn thương, chảy máu của bạn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn. Bởi vậy, bạn tuyệt đối không gãi hậu môn. Nếu bị ngứa ngáy khó chịu, có thể ngâm hậu môn bằng nước muối loãng giúp giảm cơn ngứa.

3. Điều trị bệnh trĩ bằng chế độ ăn uống lành mạnh

Uống nhiều nước, nước trái cây để giúp phân mềm và dẻo, dễ đi cầu hơn. Ăn nhiều trái cây, rau xanh nhằm bổ sung chất xơ. Chất xơ có đặc tính hút nước, làm phân xốp và mềm hơn. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp kích thích thành ruột, làm tăng nhu động ruột tăng co bóp để tống phân ra ngoài.

Một số loại rau xanh, trái cây đặc biệt hiệu quả với chứng táo bón là rau lang, rau mồng tơi, thanh long, khoai lang, bưởi, đu đủ chín, chuối chín vàng.

Hạn chế uống cà phê và nước trà đặc vì có thể làm bạn táo bón hơn.

4. Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc làm mềm phân

Bạn có thể hỏi bác sĩ để sử dụng những thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân giúp cải thiện táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Lưu ý, bạn cần theo dõi thường xuyên sau khi sử dụng thuốc. Nếu thuốc nhuận tràng làm phân có nhiều nước và quá lỏng, nó có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hậu môn.

5. Thuốc làm bền tĩnh mạch – giảm chứng đi ngoài ra máu

Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kì loại thuốc bổ nào, đặc biệt khi bạn đang dùng các loại thuốc khác. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bổ sung thuốc bổ. Những thuốc bổ thường được sử dụng là:

Fargelin extra: đây là một loại thuốc y học cổ truyền Trung Quốc, bạn có thể uống ba hoặc bốn lần một ngày để tăng cường tĩnh mạch, làm giảm chảy máu.

Thuốc Flavonoid: đã được chứng minh giúp làm giảm chảy máu, đau, ngứa và tái phát. Chúng làm tăng trương lực mạch máu, làm giảm rò rỉ các mao mạch.

Canxi dobesilate hoặc viên doxium: Uống trong hai tuần theo hướng dẫn in trên bao bì. Những loại thuốc này đã được chứng minh là làm giảm rò rỉ các mạch máu nhỏ, ngăn ngừa cục máu đông và cải thiện độ nhớt của máu. Tất cả những tác dụng này giúp làm giảm sưng các mô gây ra bệnh trĩ.

6. Chườm lạnh giúp giảm đau trĩ tại nhà

Đặt túi nước đá trong tủ đá cho đến khi nó đông cứng hoàn toàn. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên búi trĩ. Thay vào đó, bọc túi đá trong một chiếc khăn hoặc vải sạch trước khi ấn nhẹ vào búi trĩ.

Chườm đá tốt nhất trong vài phút, 3-4 lần mỗi ngày, không để trong thời gian dài vì nó sẽ làm hỏng vùng da của bạn. Tốt nhất là chườm đá trong vài phút, sau đó bỏ ra cho đến khi da ấm lại bặng nhiệt độ của phòng, lặp lại tiếp tục bằng túi đá chườm.

Cách này sẽ giúp giảm đau và sưng bằng cách giảm viêm. Nó cũng sẽ giúp co các mạch và cầm máu.

Lau khô bằng khăn mềm, hoặc dùng máy sấy tóc để sấy sau khi chườm lạnh.

7. Đi vệ sinh đúng cách giúp điều trị bệnh trĩ

Ngồi quá lâu trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên các búi tĩnh mạch trĩ, gây giãn quá mức và gia tặng bệnh trĩ. Nên thường xuyên thay đổi tư thế, nghỉ ngơi đi lại vận động hơn.

Khi ngồi đi cầu, bạn nên đặt chân trên một chiếc ghế cao tầm 15cm để giúp bạn giảm bớt sức căng cho trĩ. Không nên ngồi vệ sinh lâu hơn 5 phút.

8. Chữa trị bệnh trĩ bằng lối sống khoa học

Hãy thiết lập lại lối sống khoa học nhằm nâng cao sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị bệnh trĩ:

Tránh những công việc nặng nhọc.

Tạo thói quen đi cầu đều đặn, vào một giờ nhất định trong ngày. Nếu khó đi tiêu, phân rắn thì chia ra đi 2 lần 1 ngày để giảm áp lực cho các tĩnh mạch quanh hậu môn.

Ngủ đủ giấc từ 6 – 8 giờ/ngày. Tránh thức khuya.

Vận động, tập thể dục đều đặn mỗi ngày bằng các bộ môn vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ, thiền, Yoga…

Hạn chế stress, căng thẳng, áp lực kéo dài.

3. Chữa bệnh trĩ tại nhà theo phương pháp dân gian

Ngoài thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể kết hợp một số cách chữa bệnh trĩ bằng cây lá dân gian như:

1. Cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu

Ngải cứu hay còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, có tên khoa học là Artemisia vulgaris, thuộc họ cúc, Arteraceae. 

Ngải cứu đã được chứng minh nhiều tác dụng dược lý như giảm đau, kháng khuẩn, xua đuổi côn trùng… Và đặc biệt Yomogin trong Ngải cứu có tác dụng giúp co mạch và co búi trĩ.

Bài thuốc chữa trĩ từ ngải cứu: Lấy Ngải cứu kết hợp với lá lốt giã nhỏ, sau đó đắp trực tiếp lên hậu môn giúp cầm máu và co nhỏ búi Trĩ khi mới chớm mắc bệnh hoặc triệu chứng còn nhẹ.

2. Cách điều trị trĩ tại nhà bằng cây cúc tần

Cúc tần hay còn có tên khác là từ bi, cây lức, cây phật phà, cây vật và, có tên khoa học là Pluchea indica L. Less thuộc họ Cúc, Asteraceae. Thành phần hóa học chính trong cúc tần có acid chlorogenic, sesquiterpenoids, monoterpen, triterpenoid, favonoids, quercetin.

Cúc tần được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ trong dân gian ở một số nước như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia từ lâu đời. Dịch chiết lá và rễ cúc tần đều đã được chứng minh tác dụng chống viêm cấp tính mạnh, chống loét rất tốt. Cơ chế chống viêm của cúc tần do ức chế sản xuất NO, prostaglandin E2 (2 trong số các chất trung gian hóa học của quá trình viêm, đặc biệt là viêm cấp).

Bài thuốc chữa trĩ từ cúc tần: Giã 1 nắm lá Cúc tần, 1 nắm lá Sung thật nhuyễn, đắp trực tiếp lên vùng hậu môn ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút.

3. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

Lá lốt hay còn gọi là tất bát, có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu, Piperaceae. Thành phần hóa học chính trong lá lốt là tinh dầu và alkaloid.

Lá lốt đã được chứng minh tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rõ rệt. Tác dụng chống viêm của lá lốt do ức chế các cytokin viêm như IL-6, TNF- α, TL-1β. Piperine trong lá lốt cũng được chứng minh có tác dụng hiệp đồng với curcumin trong nghệ, làm tăng sinh khả dụng của curcumin, từ đó tăng tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rõ rệt.

Bài thuốc chữa trĩ từ lá lốt: Cúc tần, lá ngải cứu, lá sung, nghệ  giã nát đun sôi với 1,5 – 2 lít nước sạch, đun sôi cho ít muối vào đun sôi tắt bếp, nhấc xuống để cho để nguội khoảng 30 – 40 độ C. rồi dùng nước này để ngâm, xông và rửa hậu môn khoảng 15 phút.

4. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá sung từ giai đoạn đầu

Sung hay còn gọi là ưu đàm thụ, có tên khoa học là Ficus glomerata (hay Ficus racemosa) Roxb. Var. chittagonga king, thuộc họ dâu tằm, Moraceae. Thành phần hóa học chính của sung có các flavonoids (kaemferol, rutin… ), triterpenoids, alkaloids, tanin,…

Thành phần hóa học chính của sung bao gồm các flavonoids (kaemferol, rutin… ), triterpenoids, alkaloids, tanin, …Nhiều bộ phận của cây sung có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn như S. aureus, E. coli, P. aeruginosa, B. subtilis,…Lá sung được chứng minh có tác dụng chống viêm trên nhiều mô hình khác nhau, được so sánh với chứng dương phenylbutazol- một thuốc chống viêm thuộc nhóm NSAIDs. Dịch chiết lá, vỏ sung đều đã được chứng minh có tác dụng ức chế COX-1, là một enzym xúc tác tổng hợp prostaglandin- chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong kháng viêm và giảm đau.

Bài thuốc chữa trĩ từ sung: Vỏ cây sung, hay 10 quả sung hoặc 1 nắm lá sung to đem nấu lấy nước để xông hậu môn. Khi nước đang còn âm ấm thì dùng trực tiếp để ngâm rửa vùng bị trĩ.

➤Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung

5. Cách chữa bệnh trĩ nhẹ bằng nghệ tươi

Nghệ có tên khoa học là Curcuma longa, thuộc họ gừng, Zingiberaceae. Thành phần thể hiện tác dụng chính của nghệ là curcumin.

Tác dụng chống viêm của nghệ có nhiều cơ chế khác nhau như ức chế enzym COX (enzym xúc tác tổng hợp các chất trung gian hóa học tham gia quá trình viêm), ức chế biểu hiện của các cytokin viêm như IL -6, IL-12, TNF- α (các phân tử truyền tin, có vai trò quan trọng trong việc khởi động và khuếch đại phản ứng viêm), giảm biểu hiện của các yếu tố tổng hợp protein viêm trong nhân tế bào…

Curcumin trong nghệ có sinh khả dụng thấp, tuy nhiên khi kết hợp với piperine (có trong lá lốt) có thể tăng sinh khả dụng lên 2000%. Sự kết hợp này mang lại khả năng chống viêm cho tổn thương trĩ. Cùng với tác dụng chống viêm cấp của cúc tần, nghệ mang lại tác dụng chống viêm mạn tính, sẽ ức chế viêm, loét và ngăn chặn tổn tái phát viêm nhiễm trong tổn thương trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ bằng nghệ tươi: Ngải cứu, cúc tần, lá lốt, lá sung, mỗi loại một nắm, thêm vài miếng nghệ vàng bỏ vào nồi để đun lấy nước. Dùng nước này để xông hậu môn. Sau khi nước nguội dần có thể dùng để ngâm hậu môn trực tràng tầm 15 tới 20 phút, thấm khô chỗ hậu môn trực tràng bằng khăn mềm.

4. Chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả bằng gel bôi và viên uống Cotripro

Thành phần và ưu điểm của Gel bôi Cotripro

Gel bôi CotriPro với thành phần được chuyển giao từ Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, thấm trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả.

Tác dụng chuyên biệt của các hoạt chất trong CotriPro Gel:

Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.

Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.

Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.

Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.

Ưu điểm của Gel bôi trĩ Cotripro

Hiệu quả nhanh: Gel bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp có búi trĩ nên dùng 3-5 tuýp để búi trĩ săn se và co dần lên.

An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngày dùng bôi 2 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ.

Trong quá trình sử dụng bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về cách bôi Gel, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học giúp đạt hiệu quả nhanh và phòng ngừa trĩ tái phát qua tổng đài  tư vấn 1800 6293.(miễn cước gọi)

CotriPro hiện có bán tại các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần nhất, bạn vui lòng bấm VÀO ĐÂY

Thành phần và ưu điểm của Viên uống Cotripro

Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát.

Thành phần và Cơ chế hoạt động của viên uống Cotripro

➤ SLIPPERY EML: Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón

➤ TUMEROPINE: Chiết xuất từ Lá lốt và Nghệ giúp kháng khuẩn chống viêm, tiêu huyết ứ tại búi trĩ.

➤ CÚC TẦN& NGẢI CỨU: Giúp giảm đau, cầm máu, kháng viêm, làm săn se búi trĩ

➤ RUTIN: Được chiết xuất từ nụ hoa hòe , có tác dung giảm chảy máu, tăng sức bền thành mạch, phòng ngừa tái phát.

➤ĐƯƠNG QUY & DIẾP CÁ: Giúp co búi trĩ, giảm chảy máu, tránh tái phát

Hướng dẫn sử dụng cotripro dạng viên uống:

Ngày 4-6 viên, chia 2 lần. Khi các triệu chứng thuyên giảm thì chuyển sang dùng liều duy trì.

Liều duy trì: Ngày 4 viên, chia 2 lần. Nên dùng duy trì 1-2 tháng để giảm nguy cơ tái phát.

Nên uống trước trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ

5. Kiên trì trong điều trị bệnh trĩ tại nhà

Đối với các bệnh nhân trĩ ở giai đoạn đầu, sau khi dùng các loại thuốc bôi hoặc uống các triệu chứng như đau rát, ngứa, chảy máu đã hết, người bệnh thường ngưng dùng thuốc. Việc này khiến bệnh không được chữa trị dứt điểm, dễ dàng tái phát. Bệnh trĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không phụ thuộc nhiều vào việc bệnh nhân điều trị sớm, tuân thủ chế độ của bác sĩ.

6. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ sẽ được cải thiện dễ dàng bằng các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng ban đầu. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và tư vấn phương pháp điều trị nội khoa hay phẫu thuật phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn.

Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ