Đề Xuất 5/2024 # U Xơ Tử Cung – Nhận Biết Và Các Phương Pháp Điều Trị # Top 3 Yêu Thích

U xơ tử cung hay còn gọi là u cơ trơn tử cung là một bệnh lý phụ khoa, thường gặp ở phụ nữ trong mọi lứa tuổi, hay gặp nhất là độ tuổi từ 30 trở lên. Vậy làm thế nào để chẩn đoán và có bao nhiêu phương pháp điều trị với bệnh lý U xơ tử cung? Chúng tôi đã có buổi trao đổi với chúng tôi Nguyễn Xuân Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này.

PV: Thưa bác sĩ Nguyễn Xuân Hiền, xin ông cho biết các dấu hiệu để nhận biết bệnh U xơ tử cung?

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiền: U xơ tử cung gây ra các triệu chứng như sau: rối loạn kinh nguyệt, cường kinh, rối loạn đại tiểu tiện, khó mang thai hoặc gây sảy thai. Để chẩn đoán U xơ tử cung thì tất cả các phụ nữ có rối loạn kinh nguyệt nên đi khám và siêu âm để phát hiện ra khối u.

 PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiền thực hiện can thiệp nút mạch điều trị UXTC

PV: Vậy nếu phát hiện ra khối u xơ tử cung thì có cần can thiệp, điều trị không, thưa bác sĩ?

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiền: Việc điều trị hay chưa cần điều trị tùy thuộc vào mức độ triệu chứng lâm sàng của khối u gây ra, nếu khối u kích thước không quá lớn, không gây triệu chứng không cần điều trị. Hoặc khối uở những người tiền mãn kinh/mãn kinh không gây triệu chứng cũng không cần điều trị vì sau khi mãn kinh, khối u sẽ nhỏ đi.

Đối với những khối u cơ trơn tử cung, khi có triệu chứng, có thể điều trị bằng thuốc, dùng các hoocmonhoặc phẫu thuật bóc tách khối u, cắt tử cung hoặc cắt bán phần tử cung. Điều trị bằng thuốc chỉ là phương pháp điều trị tạm thời và bệnh nhân phải uống thuốc thường xuyên (tức là dùng hoocmon thường xuyên). Tuy nhiên, dùng hoocmon là con dao 2 lưỡi, nó sẽcác tác dụng phụ, đặc biệt là sẽ gây giọng nói ồm và mọc lông ở phụ nữ. Trong quá trình dùng thuốc, khối u có thể giảm kích thước và giảm triệu chứng nhưng khi dừng thuốc khối u sẽ to trở lại và kèm theo triệu chứng lâm sàng xuất hiện trở lại. Vậy điều trị thuốc chỉ là điều trị tạm thời để chờ các phương pháp khác.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để khối u. Tức là khi cắt bỏ khối u thì khối u đã biến mất, hoặc khi cắt tử cung thì bệnh nhân sẽ không bao giờ bị tái phát vì không còn tử cung. Tuy nhiên, điều trị ngoại khoa, bệnh nhân sẽ phải chịu một cuộc phẫu thuật, phải gây mê và mất tử cung (nếu như cắt tử cung). Với bệnh nhân bóc tách u thì về sau vẫn có nguy cơ tái phát vì vẫn còn cơ tử cung. Khi đã phẫu thuật thì cơ hội mang thai lại cho phụ nữ là rất thấp, trừ khi bảo tồn được buồng tử cung. Còn khi mổgây biến dạng buồng tử cung thì phụ nữ không có cơ hội có thai. Hoặc khi đã cắt toàn bộ tử cung thì chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

PV: Dùng hoomon thì gây biến đổi cho cơ thể; phẫu thuật thì ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy thưa bác sĩ, có giải pháp nào hữu hiệu để thay thế không?

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiền: Điều trị bảo tồn là phương pháp nhằm giữ lại tử cung, giảm các triệu chứng, hạn chế khối u phát triển. Vì giữ được buồng tử cung nên đảm bảo chức năng của buồng tử cung là có kinh hàng tháng, vẫn có thể mang thai và bệnh nhân tránh được cuộc phẫu thuật. Khi điều trị bảo tồn, bệnh nhân chỉ cần gây tê hoặc tiền mê.

Trong các phương pháp điều trị bảo tồn có các phương pháp: Điều trị bằng sóng siêu âm tần số cao Hifu. Nhưng Hifu có một số hạn chế là khi khối u nằm sát vùng cùng cụt, nằm sát bàng quang thì không điều trị được vì với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa sóng âm cường độ cao vào làm nóng khối u để cho tế bào trong khối u chết. Tuy nhiên, nó cũngsẽ làm ảnh hưởng các tạng xung quanh. Thứ hai, khi đưa sóng âm vào, những phần viền chu vi của nó sẽ vẫn phát triển. Bên trong hoại tử không ảnh hưởng, nhưng bên ngoài vẫn phát triển vì phương pháp đó không bao bọc được khối u. Nếu làm rộng ra ngoài thì lại làm tổn thương thêm cơ tử cung.

Ca can thiệp nút mạch điều trị u xơ tử cung tại Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai

PV: Vậy để điều trị bảo tồn, ngoài đốt sóng cao tần, còn phương pháp nào không, thưa bác sĩ?

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiền: Điều trị nút mạch đã được ứng dụng trên thế giới từ những năm 1970 và được FDA công nhận là một phương pháp điều trị u cơ trơn tử cung. Ở Việt Nam, phương pháp này đã ứng dụng từ những năm 2000 – 2002 tại Bệnh viện Bạch Mai. Đến nay, chúng tôi đã điều trị cho gần 10.000ca bệnh và tỷ lệ thành công là trên 95%. Và điều đáng mừng là tỷ lệ mang thai ở những người cần có thai cũng rất cao. Chỉ có 1 vài trường hợp cá biệt có phải phẫu thuật lại sau nút mạch do biến chứng nhiễm trùng, chảy máu.

PV: Bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về phương pháp nút mạch điều trị u xơ tử cung?

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiền: Nút mạch là phương pháp xâm nhập tối thiểu, bệnh nhân chỉ cần chọc vào vùng đùi hoặc vùng cổ tay một lỗ nhỏ khoảng 2mm. Sau đó, bác sĩ sẽ luồn ống thông vào trong khối u để tiêm chất làm tắc mạch lại làm cho khối u teo nhỏ đi và không phát triển. Từ đó sẽ làm giảm và hết các triệu chứng lâm sàng. Tử cung vẫn giữ được nguyên vẹn và chất lượng cuộc sống vẫn giữ bình thường, không gây ảnh hưởng. Ưu điểm của phương pháp này là tỷ lệ thành công cao (95%) và người phụ nữ muốn có con sẽ có nhiều cơ hội mang thai trở lại. Thứ hai, do chỉ gây tê tại chỗ nên sau khi can thiệp, khả năng phục hồi nhanh, bệnh nhân chỉ cần nằm viện 1 – 2 ngày và sau khoảng 3 ngày là có thể trở lại cuộc sống bình thường.

PV: Kỹ thuật này có đau không, thưa bác sĩ?

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiền: Trong quá trình nút mạch, một số bệnh nhân sẽ có cảm giác đau. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ được dùng thuốc giảm đau hoặc phong bế rễ thần kinh để giảm cảm giác đau cho người bệnh. Mức độ đau sẽ tùy thuộc vào ngưỡng chịu đau của tùy từng người. Thời gian đau sau khoảng 6 – 12 tiếng. Ngoài đau ra, có thể ở một số bệnh nhân sẽ ra máu đường âm đạo, do khối u hoại tử gây ra. Thời gian ra máu khoảng 3 – 5 ngày là hết. Cá biệt, với khối u quá to thì việc ra máu này có thể kéo dài hơn. Có một số trường hợp khối u nhỏ nằm ở dưới niêm mạc thì có thể khối u rụng và thoát ra ngoài qua đường âm đạo, bệnh nhân khỏi hoàn toàn. Sau đó 1, 3, 6 tháng, bệnh nhân cần khám định kỳ với phương pháp siêu âm xem kích thước khối u và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân đã giảm hết chưa.

PV: Vậy để can thiệp nút mạch, bệnh nhân cần chuẩn bị những gì và cần lưu ý điều gì, thưa bác sĩ?

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiền: Trước khi thăm khám, bệnh nhân cần chuẩn bị các thông tin: tiền sử thai sản, thời điểm phát hiện ra u xơ tử cung, các triệu chứng gây ra do u xơ tử cung là gì? Sau khi khai thác bệnh sử, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm các xét nghiệm: cộng hưởng từ tiểu khung, đông máu cơ bản, phiến đồ âm đạo để đánh giá khối u, tiên lượng được kết quả can thiệp và loại trừ được tổn thương ác tính.

Chỉ định nút mạch chỉ dùng để điều trị cho những bệnh nhân có khối u có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhưng nếu khối u nằm dưới thanh mạc, có cuống và tỷ lệ cuống trên đường kính ngang của khối u dưới 50% thì cần cẩn trọng. Vì với trường hợp này, khối u có nguy cơ rụng ra bụng bệnh nhân. Hoặc khối u nằm dưới niêm mạc và khối u trên 5cm (đối với người đã chửa đẻ); trên 3 cm (đối với người chưa chửa đẻ thì nguy cơ rụng sẽ có thể gây bít tắc cổ tử cung. Lúc đó sẽ cần nhờ bác sĩ sản khoa gắp ra.

PV: Người có bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường… có thể áp dụng kỹ thuật này không?

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiền: Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên có thể áp dụng được với các bệnh nhân cao tuổi, có các bệnh lý mạn tính như: tiểu đường, tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch, hô hấp, thận tiết niệu,…

PV: Xin cảm ơn bác sĩ!

Bài, ảnh: Đỗ Hằng