Thịnh Hành 5/2024 # Dự Phòng Biến Chứng Và Điều Trị Đau Thần Kinh Do Zona # Top 8 Yêu Thích

Zona là một bệnh ngoài da thường gặp ở người lớn tuổi và những người suy giảm miễn dịch. Ngoài các thương tổn thường thấy ở da như mụn nước, dát đỏ, người bệnh còn gặp triệu chứng đau thần kinh do Zona với nhiều mức độ khác nhau, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để nhận biết và dự phòng biến chứng do Zona, chúng tôi đã có buổi trao đổi với chúng tôi Nguyễn Ngọc Oanh, Khoa Da liễu, BV Bạch Mai về vấn đề này.

PV: Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và triệu chứng của bệnh Zona?

ThS.BS. Nguyễn Ngọc Oanh: Bệnh Zona do virus Varicella Zortes gây nên. Virus đầu tiên xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh Thủy đậu, sau đi vào các hạch thần kinh giao cảm và tiềm ẩn trong đó nhiều năm. Khi được tái hoạt hóa, virus theo các dây thần kinh cảm giác gây ra các thương tổn ngoài da gọi là bệnh Zona.

– Bệnh Zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi và bất kỳ thời điểm nào trong năm.

   + Khởi đầu, người bệnh thường có cảm giác bất thường khu trú tại 1 vùng da ở 1 bên cơ thể như ngứa, châm chích, đau nhức với các mức độ khác nhau.

   + Sau khoảng 3 – 5 ngày,nổi các sẩn, ban đỏ, sau đó tiến triển nhanh thành các mụn nước, bọng nước, tập trung thành từng đám, mảng ranh giới rõ tại vùng da đó. Mụn nước, bọng nước dần hóa mủ, loét, đóng vảy tiết và bong dần để lại dát, sẹo teo da.

   + Song song với việc gây tổn thương da, virus gây tổn thương các dây thần kinh khiến người bệnh có cảm giác đau nhói, đau giật từng cơn hoặc đau nhức âm ỉ liên tục.

Hình ảnh của bệnh Zona

PV: Vậy thời gian hồi phục bệnh zona là bao lâu, thưa bác sĩ?

ThS.BS. Nguyễn Ngọc Oanh: bệnh Zona thường lành thương tổn ngoài da sau 2 – 4 tuần, song các thương tổn thần kinh cần thời gian lâu hơn để hồi phục, có thể mất vài tháng, vài năm tùy nguyên nhân và thể trạng của người bệnh.

Các trường hợp đau thần kinh kể từ khi xuất hiện thương tổn Zona kéo dài sau 1 đến 3 tháng được gọi là Đau sau Zona. Đau thần kinh kéo dài làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

PV: Trường hợp nào thường bị đau thần kinh nhiều khi mắc Zona, thưa bác sĩ?

ThS.BS. Nguyễn Ngọc Oanh: Những người lớn tuổi, trên 50; Người có thể trạng kém, stress căng thẳng, mệt mỏi; Người bị tổn thương da nhiều, rộng, phát hiện và điều trị muộn; Người mắc các bệnh lý mạn tính khác làm suy giảm miễn dịch như Đái tháo đường, Lupus ban đỏ hệ thống, Suy thận, HIV, chiếu xạ…

PV: Các biến chứng thường gặp của bệnh Zona là gì?

ThS.BS. Nguyễn Ngọc Oanh: Nếu không được điều trị đúng, người bệnh có nguy cơ cảm thấy đau dát tăng, giảm sắc tố. Các vết sẹo để lại sau khi phục hồi không được đẹp; bị ù tai, nặng thì bị liệt mặt (dây thần kinh số VII ngoại biên). Biến chứng zona còn có thể làm tổn thương mắt gây viêm kết mạc, giác mạc; tổn thương cơ vòng gây rối loạn đại tiểu tiện hoặc viêm màng não…

Vết sẹo để lại do biến chứng Zona

PV: Vậy để làm thế nào để dự phòng và điều trị đau thần kinh do bệnh Zona?

ThS.BS. Nguyễn Ngọc Oanh: Người bệnh nên khám đúng chuyên khoa Da liễu để được tư vấn và điều trị thuốc kháng virus sớm, dự phòng và kiểm soát các biến chứng.

+ Các thuốc kháng virus như Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus, giảm thời gian và mức độ phát ban, nổi mụn nước và triệu chứng đau, bao gồm cả đau thần kinh sau Zona. Người bệnh cần được sử dụng thuốc trong giai đoạn sớm của bệnh để phát huy hiệu quả điều trị.

+ Trường hợp bội nhiễm vi khuẩn ở thương tổn da, cần dùng các loại thuốc kháng sinh, giảm viêm theo ý kiến chuyên môn của bác sĩ.

+ Điều trị đau thần kinh trong và sau Zona: các thuốc giảm đau thần kinh là lựa chọn hàng đầu, tiếp theo là các thuốc giảm đau không steroid, các thuốc kháng histamin đường toàn thân. Điều trị tại chỗ bằng thuốc mỡ, dung dịch giảm viêm, các miếng dán hoặc thuốc bôi chứa lidocaine, chiếu laser He-Ne, UVB 311nm… Phương thức, thành phần và liều lượng sử dụng từng loại cần có kê đơn và chỉ định của bác sĩ.

– Nguy cơ mắc bệnh Zona giảm đáng kể bằng cách tiêm vacxin ngừa Varicella zoster virus, hay còn được biết đến là Vacxin ngừa Thủy đậu. Đối tượng áp dụng tiêm vacxin là người lớn trên 50 tuổi.

– Dự phòng ở người giảm miễn dịch và mắc bệnh lý mạn tính: dùng thuốc kháng virus liều thấp trước khi dùng các thuốc ức chế miễn dịch.

– Tập luyện thể dục hàng ngày, tập nhẹ nhàng tăng dần mức độ.

– Chế độ ăn uống – sinh hoạt điều độ.

– Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ

Đỗ Hằng

Box

Khoa Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở khám chữa bệnh tuyến cuối của chuyên khoa Da liễu. Tại đây thường xuyên tiếp nhận và điều trị người mắc bệnh lý Zona và Đau sau Zona, nhất là ở người bệnh đã có bệnh lý nền kèm theo hay suy giảm miễn dịch. Người bệnh khi điều trị được các y bác sĩ chỉ định kết hợp các biện pháp điều trị toàn thân và tại chỗ sớm, điều này góp phần đẩy nhanh quá trình lành da, giảm đau thần kinh hiệu quả và cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống.

Mọi thông tin trao đổi, đăng ký khám và điều trị xin liên hệ:

Khoa Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Tầng 1 – Tầng 12, nhà Q, Bệnh viện Bạch Mai, 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0869.587.689