Phổ Biến 5/2024 # Quan Hệ Bằng Miệng Có Dẫn Đến Ung Thư Hay Không? # Top 6 Yêu Thích

1. UNG THƯ HẦU HỌNG CÓ SỰ LIÊN QUAN NHƯ THẾ NÀO VỚI NHIỄM VI-RÚT HPV?

Năm 2024, dân số Việt Nam khoảng 97.34 triệu người, trong đó độ tuổi từ 16 đến 64 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu dân số [1]. Nhóm tuổi này là lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, những bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe nhóm đối tượng này đều gián tiếp tác động và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Theo một báo cáo của chương trình Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả cuối cùng (Surveillance, Epidemiology, and End Results) của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ cho thấy sự gia tăng đáng kể của ung thư hầu họng ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi từ 20 đến 44 [2]. Tỷ lệ ung thư amidan gia tăng với tốc độ đáng báo động ở đối tượng từ 50 tuổi trở xuống [3]. Do đó, ung thư hầu họng hiện được xem là một căn bệnh có ảnh hưởng nhiều đến giới trẻ [4].

2. YẾU TỐ NGUY CƠ NÀO DẪN ĐẾN UNG THƯ HẦU HỌNG DO VI-RÚT HPV

Hơn nữa, một nghiên cứu có nhóm chứng cho thấy nguy cơ nhiễm HPV cao gấp 2 lần ở những người quan hệ đường miệng với hơn 1 bạn tình, và cao gấp 5 lần ở những người có hơn 6 bạn tình [17,18,19,20]. Nam giới có thể có nhiều nguy cơ phát triển ung thư hầu họng hơn so với phụ nữ 3-5 lần vì số lượng bạn tình quan hệ tình dục bằng miệng nhiều hơn khoảng 2.5 lần [21]. Có thể kết luận rằng, những người có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục bằng miệng tăng nguy cơ phát triển ung thư hầu họng do HPV gây ra.

Hành vi tình dục này xuất hiện trong mọi lứa tuổi, sắc tộc, và có thể bắt đầu sớm từ khi còn là học sinh trung học cơ sở [22]. Đáng ngại hơn, quan hệ tình dục bằng miệng dần trở nên phổ biến trong thanh thiếu niên và trẻ em trung học, vốn là đối tượng với tâm lý vẫn còn non nớt và chưa có nhận thức đầy đủ về hậu quả của hành động bản thân. Đây là một trong những nguyên nhân cho sự gia tăng ung thư hầu họng do HPV hiện nay trên toàn thế giới. Hơn nữa, quan hệ tình dục bằng miệng tăng dần theo tuổi. Trong một cuộc khảo sát với 12.571 đàn ông và phụ nữ Mỹ từ 15 đến 44 tuổi, hơn 75% đã quan hệ tình dục bằng miệng. Đáng chú ý, ít hơn 10% những người quan hệ tình dục bằng miệng có sử dụng bao cao su [23]. Bên cạnh đó, những người quan hệ đồng tính thường có tỉ lệ nhiễm HPV cao hơn vì xu hướng có nhiều bạn tình hơn [24]. Nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ mật thiết của nhiễm HPV với ung thư đầu mặt cổ ở những nam giới quan hệ đồng tính bằng đường miệng [25].

Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng quan hệ tình dục bằng miệng là quan hệ tình dục thực sự, và có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong một khảo sát với 477 sinh viên đại học tiểu bang Kentucky ở Mỹ năm 2007, 80% sinh viên tin rằng quan hệ tình dục bằng miệng không phải thực sự là quan hệ tình dục [9]. Nhận thức này có thể giải thích về tỉ lệ 89% sinh viên được khảo sát cho biết có quan hệ tình dục bằng miệng với nhiều bạn tình mà không sử dụng phương pháp bảo vệ, cũng như sự phổ biến của quan hệ tình dục bằng miệng ở các cặp vợ chồng trước hôn nhân. Do đó, cần nhấn mạnh một lần nữa vai trò quan trọng của các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu trong việc giáo dục cộng đồng phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

3. NHIỄM VI-RÚT HPV Ở VÙNG HÀM MẶT CÓ BIỂU HIỆN GÌ?

3.1. Biểu hiện mụn cơm (Verruca Vulgaris)

Dạng này không phổ biến ở miệng, chủ yếu do HPV2 và HPV4 gây ra. Tổn thương có dạng nhú màu trắng, nhô lên khỏi bề mặt niêm mạc, sần sùi (Hình 1A). Hầu hết loại này không lan rộng và có thể biến mất trong vòng 2 năm, tuy nhiên một số tổn thương cũng có thể tiến triển thành ung thư [26].

3.2. Tăng sinh thượng bì nhiều ổ (Bệnh Heck)

Dạng này phổ biến nhất ở trẻ em, do HPV13 và HPV32 gây ra, chủ yếu nằm trên niêm mạc môi, má. Tổn thương biểu hiện thành một cụm như đá cuội với nhiều sẩn nhỏ, hơi gồ (Hình 1B). Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm là điều kiện vệ sinh kém, gen HLA-DR4,… Dạng này cũng đã được báo cáo ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Tổn thương có nguy cơ ác tính thấp và tự biến mất sau vài tháng đến vài năm [8].

3.3. Biểu hiện giống sùi mào gà (Condyloma Accuminatum)

Dạng này phổ biến ở thanh thiếu niên và người trẻ, thường do tuýp nguy cơ thấp HPV6 và 11 gây ra, và có thể phát triển thành dạng bất thường hoặc ung thư, đặc biệt nếu bị nhiễm với tuýp nguy cơ cao HPV16 và 18 [8]. Tổn thương trong miệng to dần, sùi lên trông giống hoa súp lơ hoặc mào con gà (Hình 1C).

3.4. U nhú ở miệng (Oral Squamous Papilloma)

U nhú xảy ra ở nhiều độ tuổi với tỉ lệ hiện khoảng 1 trên 250 người lớn. Tổn thương màu hồng hoặc trắng, có thể đơn độc hoặc mọc thành từng đám dạng nhú (Hình 1D). Loại này thường khó phân biệt với biểu hiện mụn cơm hoặc sùi mào gà như đã mô tả ở trên, và thường do các tuýp HPV nguy cơ thấp gây ra.

HPV phổ biến đến nỗi gần như tất cả những người có quan hệ tình dục đều nhiễm vi-rút này tại một thời điểm nào đó trong đời. Trong phần lớn trường hợp, những người nhiễm HPV thường không biểu hiện triệu chứng, tự khỏi và không gây ra bất cứ vấn đề nào về sức khỏe. Một số người phát hiện nhiễm HPV khi bị mụn sinh dục, hay khi có kết quả xét nghiệm tầm soát những tổn thương tiền ung thư và ung thư tại cổ tử cung bất thường ở nữ giới (còn gọi là xét nghiệm PAP). Đôi khi nhiễm HPV sẽ kéo dài hơn, thậm chí hàng chục năm mới phát triển thành bệnh ung thư.

5. PHÒNG TRÁNH UNG THƯ HẦU HỌNG DO HPV BẰNG BIỆN PHÁP NÀO?

Các nhà nghiên cứu hiện vẫn đang tiếp tục tìm các phương pháp để phòng tránh lây nhiễm virus gây u nhú ở người qua đường miệng, nhằm làm giảm nguy cơ xảy ra ung thư.

Bên cạnh tuyên truyền các nguy cơ của quan hệ tình dục bằng miệng, các biện pháp tuy đơn giản nhưng quan trọng như thực hành quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm HPV và phát triển ung thư [9].

Hơn hết, vắc xin ngừa HPV ở người là biện pháp phòng tránh lây nhiễm hàng đầu đối với loại virus này, đã được phê duyệt tại Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2006 bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Theo khuyến cáo của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC), tất cả trẻ em từ 11 đến 12 tuổi nên chủng ngừa 2 mũi vắc-xin HPV [28] (Hình 2). Cần tiêm thêm mũi thứ 3 cho những người có hệ miễn dịch suy yếu và những người bắt đầu chủng ngừa từ 15 tuổi trở lên.

Vắc-xin HPV cũng được khuyến cáo cho những đối tượng sau đây:

Tất cả đối tượng đến 26 tuổi nếu chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ khi còn nhỏ.

Nam giới có quan hệ tình dục đồng tính cho đến 26 tuổi.

Người chuyển giới cho đến 26 tuổi.

Người trẻ mắc một số tình trạng suy giảm miễn dịch (bao gồm cả HIV/AIDS) cho đến 26 tuổi.

Có thể tiêm ở người từ 27-45 tuổi, tùy đối tượng. 

Ở những người trẻ tuổi có thực hành quan hệ tình dục bằng miệng, việc tiêm phòng nên được cân nhắc vì nó đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà do HPV gây ra [9]. Trong một nghiên cứu trên 2.775 phụ nữ từ 9 đến 59 tuổi, chỉ có 15.2% cá nhân từ 11 đến 26 tuổi được tiêm phòng [31]. Vì vậy, cả hai giới được khuyến cáo tiêm phòng HPV khi còn trẻ nếu họ có hành vi quan hệ tình dục bằng miệng.

Mặc dù mối liên hệ của vi-rút HPV với ung thư đã được biết đến, nhưng quá trình gây ung thư của vi-rút HPV vùng đầu cổ vẫn còn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Hơn nữa, chỉ có một phần nhỏ những người nhiễm HPV ở vùng miệng phát triển thành ung thư hầu họng, do đó các yếu tố khác vẫn có vai trò nhất định trong tiến triển của ung thư. Quan trọng nhất, vi-rút HPV ở người còn có thể được loại bỏ tự nhiên bằng các biện pháp hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch như duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng thường xuyên, thực hành chế độ ăn cân bằng nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, lúa mạch, bỏng ngô,…).

KẾT LUẬN:

Vi-rút HPV16 là một trong những nguyên nhân có thể gây ra ung thư vòm họng và amidan khi quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng. Khoang miệng thậm chí có thể là nơi đầu tiên vi-rút HPV xâm nhập vào cơ thể người.

Các biện pháp phòng ngừa như chủng ngừa vắc-xin, quan hệ tình dục an toàn bằng các biện pháp bảo vệ phù hợp, thực hành lối sống lành mạnh là điều cần thiết không chỉ ngăn ngừa ung thư hầu họng do vi-rút HPV gây ra mà còn giúp nâng cao sức khỏe nói chung.

Cái nhìn thấu hiểu, đảm bảo sức khỏe tình dục trong xã hội ngày nay là sự hiểu biết văn minh, để bảo vệ cho chính mình và những người xung quanh.

Chịu trách nhiệm nội dung: BS. Trần Minh Cường, Nghiên cứu sinh Tiến Sĩ, Đại Học Y Nha Tokyo, Nhật Bản – Thành viên Ban Y Học Ruy Băng Tím.

Cố vấn khoa học:

BS. Nguyễn Thị Kim Thương – Trưởng Ban Y Học Ruy Băng Tím

ThS. BS. Đặng Thị Lương – Bệnh viện Da Liễu Trung Ương – Thành viên Ban Y Học Ruy Băng Tím

TS. Trịnh Vạn Ngữ – SoonChunHyang Institute of Medi-Bio Science, Đại Học SoonChunHyang, Hàn Quốc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Worldometers. 2024.

[2] Brown LM, Check DP and Devesa SS: Oropharyngeal cancer incidence trends: diminishing racial disparities. Cancer Causes Control 22: 753-763, 2011.

[3] Nguyen NP, Ly BH, Betz M and Vinh-Hung V: Importance of age as a prognostic factor for tonsillar carcinoma. Ann Surg Oncol 17: 2570-2577, 2010.

[4] Nguyen NP, Chi A, Nguyen LM, Ly BH, Karlsson U and Vinh-Hung V: Human papillomavirus-associated oropharyngeal cancer: a new clinical entity. Qjm 103: 229-236, 2010.

[5] Burk RD, Harari A and Chen Z: Human papillomavirus genome variants. Virology 445: 232-243, 2013.

[6] Marur S, D’Souza G, Westra WH and Forastiere AA: HPV-associated head and neck cancer: a virus-related cancer epidemic. Lancet Oncol 11: 781-789, 2010.

[7] Mehanna H, Beech T, Nicholson T, et al.: Prevalence of human papillomavirus in oropharyngeal and nonoropharyngeal head and neck cancer–systematic review and meta-analysis of trends by time and region. Head Neck 35: 747-755, 2013.

[8] Pringle GA: The role of human papillomavirus in oral disease. Dent Clin North Am 58: 385-399, 2014.

[9] Nguyen NP, Nguyen LM, Thomas S, et al.: Oral sex and oropharyngeal cancer: The role of the primary care physicians. Medicine (Baltimore) 95: e4228, 2024.

[10] Syrjanen S: HPV infections and tonsillar carcinoma. J Clin Pathol 57: 449-455, 2004.

[11] D’Souza G, Agrawal Y, Halpern J, Bodison S and Gillison ML: Oral sexual behaviors associated with prevalent oral human papillomavirus infection. J Infect Dis 199: 1263-1269, 2009.

[12] Rosenquist K, Wennerberg J, Annertz K, et al.: Recurrence in patients with oral and oropharyngeal squamous cell carcinoma: human papillomavirus and other risk factors. Acta Otolaryngol 127: 980-987, 2007.

[13] Sanders AE, Slade GD and Patton LL: National prevalence of oral HPV infection and related risk factors in the U.S. adult population. Oral Dis 18: 430-441, 2012.

[14] Satterwhite CL, Torrone E, Meites E, et al.: Sexually transmitted infections among US women and men: prevalence and incidence estimates, 2008. Sex Transm Dis 40: 187-193, 2013.

[15] Sanchez-Vargas LO, Diaz-Hernandez C and Martinez-Martinez A: Detection of Human Papilloma Virus (HPV) in oral mucosa of women with cervical lesions and their relation to oral sex practices. Infect Agent Cancer 5: 25, 2010.

[16] Gillison ML, D’Souza G, Westra W, et al.: Distinct risk factor profiles for human papillomavirus type 16-positive and human papillomavirus type 16-negative head and neck cancers. J Natl Cancer Inst 100: 407-420, 2008.

[17] D’Souza G, Kreimer AR, Viscidi R, et al.: Case-control study of human papillomavirus and oropharyngeal cancer. N Engl J Med 356: 1944-1956, 2007.

[18] Rajkumar T, Sridhar H, Balaram P, et al.: Oral cancer in Southern India: the influence of body size, diet, infections and sexual practices. Eur J Cancer Prev 12: 135-143, 2003.

[19] Smith EM, Ritchie JM, Summersgill KF, et al.: Age, sexual behavior and human papillomavirus infection in oral cavity and oropharyngeal cancers. Int J Cancer 108: 766-772, 2004.

[20] Dahlstrom KR, Bell D, Hanby D, et al.: Socioeconomic characteristics of patients with oropharyngeal carcinoma according to tumor HPV status, patient smoking status, and sexual behavior. Oral Oncol 51: 832-838, 2024.

[21] Chaturvedi AK, Graubard BI, Broutian T, et al.: NHANES 2009-2012 Findings: Association of Sexual Behaviors with Higher Prevalence of Oral Oncogenic Human Papillomavirus Infections in U.S. Men. Cancer Res 75: 2468-2477, 2024.

[22] Markham CM, Fleschler Peskin M, Addy RC, Baumler ER and Tortolero SR: Patterns of vaginal, oral, and anal sexual intercourse in an urban seventh-grade population. J Sch Health 79: 193-200, 2009.

[23] Leichliter JS, Chandra A, Liddon N, Fenton KA and Aral SO: Prevalence and correlates of heterosexual anal and oral sex in adolescents and adults in the United States. J Infect Dis 196: 1852-1859, 2007.

[24] Esquenazi D, Bussoloti Filho I, Carvalho Mda G and Barros FS: The frequency of human papillomavirus findings in normal oral mucosa of healthy people by PCR. Braz J Otorhinolaryngol 76: 78-84, 2010.

[25] Zou H, Tabrizi SN, Grulich AE, et al.: Site-specific human papillomavirus infection in adolescent men who have sex with men (HYPER): an observational cohort study. Lancet Infect Dis 15: 65-73, 2024.

[26] Lai KKH, Chan E and Ko SC: Combination of squamous cell carcinoma and basal cell carcinoma arising from a giant verruca vulgaris involving the eyelid. American Journal of Ophthalmology Case Reports, 2024.

[27] Syrjanen S: Oral manifestations of human papillomavirus infections. Eur J Oral Sci 126 Suppl 1: 49-66, 2024.

[28] Prevention CfDCa: 2024 Recommended Vaccinations for Children (7-18 Years Old) Parent-Friendly Version.  CDC2024.

[29] Herrero R, Quint W, Hildesheim A, et al.: Reduced prevalence of oral human papillomavirus (HPV) 4 years after bivalent HPV vaccination in a randomized clinical trial in Costa Rica. PLoS One 8: e68329, 2013.

[30] Pinto LA, Kemp TJ, Torres BN, et al.: Quadrivalent Human Papillomavirus (HPV) Vaccine Induces HPV-Specific Antibodies in the Oral Cavity: Results From the Mid-Adult Male Vaccine Trial. J Infect Dis 214: 1276-1283, 2024.

[31] Taylor LD, Hariri S, Sternberg M, Dunne EF and Markowitz LE: Human papillomavirus vaccine coverage in the United States, National Health and Nutrition Examination Survey, 2007-2008. Prev Med 52: 398-400, 2011.

‘;