Thịnh Hành 5/2024 # Polyp Đại Trực Tràng Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? # Top 8 Yêu Thích

Polyp đại trực tràng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Polyp đại trực tràng không những là bệnh thường gặp ở người lớn mà còn là bệnh khá phổ biến ở trẻ em với tỷ lệ mắc bệnh từ 1 – 5%. Polyp đại trực tràng ở trẻ em thường diễn biến âm thầm, ở giai đoạn đầu không có nhiều triệu chứng nên thường gặp khó khăn trong việc chẩn đoán, phát hiện sớm.

Polyp đại trực tràng là sự xuất hiện của một khối u phát triển bất thường trên lớp niêm mạc đại trực tràng. Nó không phải là u nhưng có hình dạng giống khối u, nhưng nếu qua thời gian chúng phát triển bất thường thì sẽ dẫn đến ung thư đại trực tràng.

Ở giai đoạn đầu nó thường không có triệu chứng lâm sàng, bệnh chỉ được phát hiện khi chụp X-quang đại trực tràng hoặc nội soi, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.

2. Nguyên nhân gây polyp đại trực tràng trẻ em

Yếu tố di truyền, tiền sử gia đình có người mắc polyp đại trực tràng: các bé sinh ra sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn những bé bình thường

Chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn quá nhiều chất béo, thức ăn chứa nhiều dẫu mỡ động vật, thịt đỏ. Ăn ít chất xơ như rau xanh, trái cây

Những trẻ tăng cân bất thường trong thời gian ngắn

Trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Độ tuổi trung bình ở trẻ em mắc polyp đại trực tràng là từ 4-7 tuổi, có một vài trường hợp trẻ nhỏ 1 – 2 tuổi cũng mắc và bệnh thường phổ biến ở trẻ trai hơn trẻ gái.

3. Những dấu hiệu Polyp đại trực tràng ở trẻ em

Xuất hiện máu trong phân dù bé không bị táo bón

Trẻ thiếu máu do mất máu nhiều: da tái, lòng bàn tay và niêm mạc nhợt nhạt

Đau quặn bụng hoặc tắc ruột khi polyp lớn

Polyp đại trực tràng có thể sa xuống, qua lỗ hậu môn

Gây tiêu chảy, phân nước làm hạ kali máu.

4. Một số loại polyp đại trực tràng trẻ em thường gặp

Bệnh nhi thường có nhiều polyp rải rác khắp đại tràng và trực tràng. Có 1 số trường hợp polyp đại trực tràng là loại có cuống đơn độc, kích thước từ 0.5 – 1cm. Cũng có những trường hợp polyp có kích thước to từ 2 – 3cm ở đại trực tràng.

Hội chứng Gardner là rối loạn di truyền trên nhiễm sắc thể, đặc trưng bởi đa polyp đại trực tràng. Rất nhiều bệnh nhân mắc hội chứng này có xác suất tiến triển ác tính gần 100% nếu không được điều trị triệt để. Vì vậy, khi bệnh nhi mắc hội chứng này, bác sĩ sẽ chỉ định cắt đại trực tràng dự phòng.

Hội chứng Peutz-Jeghers là bệnh di truyền do sự đột biến gen STK11 khiến bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng và các loại ung thư khác. Bệnh nhi khi mắc hội chứng này sẽ xuất hiện các đốm, chấm hắc tố ở môi, quanh miệng, niêm mạc mắt, miệng, gan bàn tay, bàn chân,…Các polyp này thường gây ra hiện tượng lồng ruột ở ruột non và ít khi ác tính hóa.

Phần lớn polyp đại trực tràng ở trẻ em đều lành tính, tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì các polyp sẽ tăng trưởng bất thường khiến trẻ ngày càng sụt cân, còi cọc, chậm phát triển. Nếu để lâu thì các polyp này có thể sẽ dẫn tới những bệnh về đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, chảy máu tiêu hóa và thậm chí là ung thư đường tiêu hóa.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, trẻ càng lớn thì các polyp đại trực tràng có khả năng ung thư hóa càng cao. Sau 10 năm, nguy cơ ung thư hóa phụ thuộc vào loại polyp và kích thước các polyp. Các polyp tuyến ống, nhung mao kích thước từ 1 – 1.5cm sẽ dễ ung thư hóa.

6. Chẩn đoán và điều trị polyp đại trực tràng cho trẻ

Để tránh nguy cơ các polyp phát triển lớn gây tắc ruột hoặc tiến triển thành ung thư thì các polyp cần được phát hiện và điều trị sớm. Khi trẻ có các biểu hiện như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thường xuyên đi ngoài ra máu,…thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.

Các phương pháp chẩn đoán sẽ dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng, chụp cản quang khung đại trực tràng hoặc nội soi toàn bộ đại trực tràng.

Để điều trị polyp đại trực tràng ở trẻ em, các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt polyp qua việc nội soi. Phương pháp này khá an toàn và lánh tính nên sau khi phẫu thuật, trẻ có thể xuất viện luôn.

Các trường hợp cắt polyp đại trực tràng ở trẻ em ít khi tái lại, trừ trường hợp đa polyp gia đình sẽ cần theo dõi sau cắt để tránh các biến chứng. Sau 6 tháng thực hiện phẫu thuật, trẻ nhỏ nên đi khám lại và nội soi để đánh giá điều trị.

7. Cách ngăn ngừa polyp đại trực tràng ở trẻ em

Cha mẹ hãy chú ý tuân thủ những nguyên tắc sau để ngăn chặn và phòng ngừa polyp đại trực tràng ở trẻ nhỏ:

Hạn chế cho bé sử dụng các loại thực phẩm đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, thịt đỏ, các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ động vật,…

Bổ sung cho trẻ nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, sữa chua, trứng, phô mai, cá,…

Hình thành thói quen tập luyện thể thao hàng ngày cho con

Đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.