Thịnh Hành 5/2024 # Các Yếu Tố Gây Ung Thư Và Cách Phòng Ngừa # Top 8 Yêu Thích

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), ung thư là sự tăng trưởng không được kiểm soát và sự xâm lấn lan rộng của tế bào. Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vô hạn, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về mặt phát triển của cơ thể.

TÁC NHÂN GÂY UNG THƯ

. Tác nhân bên trong

. Yêu tố di truyền: Một số loại ung thư có thể di truyền trong đó 2 loại có tính di truyền rõ rệt nhất là ung thư nguyên bào võng mạc mắt là loại xảy ra ở trẻ nhỏ và ung thư tuyến giáp thể tủy.

Các yếu tố di truyền có thể mang tính trực tiếp như các gen gây ung thư nhưng cũng có thể là gián tiếp như tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây ung thư ví dụ: Tiếp xúc với anh năng mặt trời gây ung thư da nhưng người da trắng dễ bị mắc bệnh hơn người da đen.

Yếu tố nội tiết

Việc dùng nội tiết trong một thời gian dài sau mãn kinh làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Tình trạng giảm nội tiết tố sinh dục nam làm tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến.

Tác nhân bên ngoài.

Có thể chia các tác nhân bên ngoài thành 3 nhóm chính: nhóm các tác nhân vật lý, hóa học và sinh học.

Nhóm các tác nhân vật lý

Bức xạ ion hóa

Bức xạ ion hóa là nguồn tia phóng xạ phát ra từ các chất phóng xạ tự nhiên hoặc từ nguồn xạ nhân tạo như tia Rơn-ghen, phát ra từ máy chiếu chụp X-quang, các chất phóng xạ dùng trong y học và một số ngành khoa học.

Các bức xạ ion hóa có khả năng gây tổn thương gen và sự phát triển tế bào. Loại nguyên nhân này chiếm 3% trong số các trường hợp ung thư. Chủ yếu là ung thư tuyến giáp, ung thư phổi và ung thư bạch cầu. Ví dụ như ung thư phổi ở công nhân khai thác mỏ uranium, ung thư da và ung thư máu gặp ở một số người làm nghề có tiếp xúc nhiều với tia X. Ví dụ, sau vụ Mỹ thả bom nguyên tử tại thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, người ta nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cấp tăng cao ở những người còn sống sót. Gần đây sau vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Liên Xô (cũ), đã ghi nhận được hơn 200 trẻ em mắc ung thư tuyến giáp và ung thư máu.

Tác động của tia phóng xạ gây ung thư phụ thuộc vào một số đặc điểm như tuổi càng nhỏ (nhất là bào thai) thì mối nguy hiểm càng tăng cao; tiếp xúc với càng nhiều chất phóng xạ thì nguy cơ mắc ung thư càng cao (liều càng cao nguy hiểm càng lớn) và các cơ quan nhạy cảm với tia phóng xạ là tuyến giáp, tủy xương.

Tia cực tím

Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời, càng gần xích đạo tia cực tím càng mạnh. Tác nhân này chủ yếu gây ung thư da.

Những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời thiếu phương tiện che nắng (như nông dân, thợ xây dựng, công nhân làm đường…) có nguy cơ mắc ung thư da (ung thư da tế bào đáy và tế bào vảy) cao ở những vùng da hở, nhiều nhất là da vùng đầu mặt.

Nguy cơ này cao hơn ở những những người da trắng sống ở vùng nhiệt đới, tỷ lệ ung thư hắc tố cao hơn hẳn người da màu (ví dụ ở nước Úc). Nguyên nhân là do những người da trắng có ít sắc tố bảo vệ da đối với ánh nắng mặt trời so với người da sẫm màu. Vì vậy, không nên tắm nắng dưới nắng hè gay gắt có nhiều tia cực tím và tắm nắng quá nhiều. Các tia tử ngoại mặt trời mạnh nhất trong mùa hè từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Nguy cơ cao nhất trong thời điểm mặt trời trên đỉnh đầu và có bóng chiếu ngắn. Tốt nhất nên tránh ánh nắng mặt trời khi bóng ngắn hơn thân người và coi đây như là quy luật. Áo quần bảo vệ như mũ và áo dài tay có thể giúp ngăn cản những tia mặt trời có hại. Trẻ em cũng không nên tiếp xúc nhiều với tia cực tím.

Nhóm các tác nhân hóa học

Các yếu tố hóa học là các tác nhân chủ yếu gây bệnh ung thư ở người. 65% các bệnh ung thư, trong đó chủ yếu là ung thư phổi, khoang miệng, hạ họng – thanh quản, thực quản, bàng quang, vú, cổ tử cung, đại trực tràng là do hút thuốc lá, chế độ ăn không hợp lý và một số yếu tố khác gây nên.

Thuốc lá

Chế độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm

* Chế độ ăn uống không hợp lý

– Rượu: Tiêu thụ một lượng lớn đồ uống có cồn, đặc biệt đối với những người hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường hô hấp trên, đường tiêu hóa, xơ gan do rượu thường dẫn đến ung thư gan. Số liệu điều tra cho thấy mỗi ngày chỉ uống một hoặc hai cốc rượu cũng có thể gây tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư đại – trực tràng.

* Ô nhiễm thực phẩm

Các chất bảo quản thực phẩm, các chất nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc hóa học, các chất trung gian chuyển hóa và sinh ra từ thực phẩm bị nấm mốc, lên men là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư đường tiêu hóa nhưung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng… Ước tính yếu tố này gây ra đến 35% trong tổng số các loại ung thư.

– Ô nhiễm từ các chất bảo quản, phẩm nhuộm màu và cách chế biến thức ăn

Hỗn hợp muối nitrat, nitrit thường được dùng để bảo quản thịt, cá và các thực phẩm chế biến. Khi vào cơ thể, nó sẽ chuyển hóa thành nitrosamine – một chất kịch độc gây nên ung thư ở người.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thịt hun khói và các loại thực phẩm ướp muối hay ngâm muối như cá muối, các loại mắm và dưa muối, cà muối, nhất là dưa khú có chứa nhiều muối nitrat, nitrit trong đó đặc biệt là nitrosamine làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày.

Sử dụng một số phẩm nhuộm thực phẩm, có thể gây ra ung thư, như chất Paradimethyl Amino Benzen dùng để nhuộm bơ thành “bơ vàng” có khả năng gây ung thư gan. Các thực phẩm có chứa các dư lượng, tàn tích của các thuốc trừ sâu, không chỉ có thể gây ra ngộ đốc cấp tính mà còn khả năng gây ung thư.

Benzopyrene, một chất có nguy cơ gây ung thư được tạo ra khi thịt được nướng bằng than hoặc xông khói. Khi rán thức ăn bằng dầu, mỡ đã qua sử dụng cũng tạo ra Benzopyrene

– Ô nhiễm từ thực phẩm bị mốc Trong môi trường tự nhiên có hàng nghìn loại nấm mốc. Phần lớn là có hại cho đời sống con người, như gây hư hỏng vật dụng, thoái hóa cây trồng, vật nuôi và đặc biệt là gây ô nhiễm cho lương thực, thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nấm mốc có trên 50 loại có hại vì chúng có khả năng sinh ra độc tố mycotoxin. Đặc biệt là loại nấm mốc Aspergillus parasiticus, A. ochraceus sinh ra độc tố ochratoxin có thể gây bệnh ung thư; Penicillium citricum sinh ra độc tố citrinin và nguy hiểm nhất là Aspergillus flavus tiết ra độc tố aflatoxin B1 và M1. Theo nhiều nghiên cứu, aflatoxin là chất gây ung thư ở người, đặc biệt là ung thư gan. Gia cầm ăn phải lương thực nhiễm nấm mốc sẽ chậm lớn, giảm khả năng sinh sản. Các loại nấm mốc này thường có trong các loại hạt có dầu như: lạc, ngô, ngũ cốc,bột mì, bánh kẹo, cá khô để lâu. Khi lương thực, thực phẩm bị mốc sẽ có màu xanh lục hay màu vàng nâu. Nấm mốc làm hao hụt thành phần dinh dưỡng và tạo cho sản phẩm có mùi vị khó chịu. Aflatoxin là một độc tố, bền vững với nhiệt độ cao. Vì vậy, khi đem rang lạc, ngô bị mốc ở nhiệt độ rất cao nhưng độc tố vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.

– Ô nhiễm từ cách chế biến thức ăn

Benzopyrene, một chất có nguy cơ gây ung thư được tạo ra khi thịt được nướng bằng than hoặc xông khói. Khi rán thức ăn bằng dầu, mỡ đã qua sử dụng cũng tạo ra Benzopyrene

Tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường

Ở nước ta, thuốc trừ sâu diệt cỏ dùng phổ biến trong nông nghiệp là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú và một số loại ung thư khác. Bên cạnh đó hậu quả của chất độc màu da cam (dioxin) do Mỹ rải xuống trong chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề không những gây nên các dị tật bẩm sinh mà còn là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây nhiều bệnh ung thư. Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và kết luận chất dioxin làm tăng tỷ lệ ung thư gan, máu, hạch, phần mềm ở các cựu chiến binh Mỹ đã tham gia tại những vùng rải chất độc hóa học trong chiến tranh ở miền Nam – Việt Nam.

Một tác nhân gây ung thư nữa là các hóa chất sử dụng trong công nghiệp. Ước tính nhóm nguyên nhân này gây ra khoảng 2-8% trong tổng số các loại ung thư. Các loại ung thư nghề nghiệp do tiếp xúc trực tiếp trong môi trường lao động với da, hệ thống hô hấp và tiết niệu. Ví dụ: ung thư bàng quang ở những người thợ nhuộm có tiếp xúc với chất aniline trong phẩm nhuộm, ung thư phế quản ở những công nhân khai thác mỏ amiăng, làm việc ở nơi có tiếp xúc với thạch tín, bạch cầu cấp dòng tủy ở những người có tiếp xúc với chất benzene, ung thư thanh quản ở những người có tiếp xúc với khí mù tạc…

. Nhóm tác nhân sinh học:

Virus gây ung thư

Virus có thể xâm nhập vào tế bào chủ và gây ung thư. Gặp trong ung thư cổ tử cung, ung thư gan do virus viêm gan B, một số loại ung thư máu, ungthư hạch bạch huyết và ung thư mũi họng. Các loại virus được nghiên cứu nhiều nhất gồm:

– Virus viêm gan B (HBV): là nguyên nhân gây ung thư gan nguyên phát, thường gặp ở châu Phi và châu Á, trong đó có Việt Nam. Virus viêm gan B lây truyền qua đường máu, dùng chung kim tiêm, mẹ truyền sang con trong thời kỳ mang thai và qua quan hệ tình dục với người nhiễm loại virus này. Sau khi thâm nhập vào cơ thể nó gây viêm gan cấp, có trường hợp bệnh nhẹ thoáng qua, tiếp theo là thời kỳ viêm gan mạn tính tiến triển kéo dài không có triệu chứng trong nhiều năm, dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Việc phát hiện ra virus viêm gan B là nguyên nhân quan trọng gây ung thư gan đã mở ra hướng phòng bệnh tốt bằng cách tiêm chủng vaccine phòng bệnh viêm gan B.

Ký sinh trùng và vi khuẩn

– Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP): là loại vi khuẩn có vai trò quan trọng trong gây viêm loét dạ dày-tá tràng và ung thư dạ dày. Đây cũng là một loại ung thư phổ biến ở Việt Nam và một số nước châu Á. Vi khuẩn cũng gây viêm loét dạ dày mãn tính và có thể điều trị bằng kháng sinh.

– Sán Schistosoma: là ký sinh trùng được coi là nguyên nhân ung thư bàng quang và một số ít trường hợp ung thư niệu quản. Sán này hay gặp ở châu Phi và Trung Đông.

Như vậy, ung thư không phải do một nguyên nhân gây ra mà có rất nhiều nguyên nhân tùy theo mỗi loại ung thư. Trong đó, hút thuốc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là 2 tác nhân quan trọng nhất, gây nhiều loại ung thư nhất. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư là biện pháp phòng bệnh ung thư hiệu quả và kinh tế nhất trong chiến lược phòng chống ung thư ở mọi quốc gia.

Các biện pháp cụ thể trong phòng bệnh ung thư

Ung thư có thể gây ra bởi các tác nhân khác nhau (bên trong và bên ngoài) và có thể phát triển trong nhiều năm trong đó có một số yếu tố nguy cơ có thể được kiểm soát. Việc lựa chọn các hành vi sức khỏe đúng và ngăn ngừa tiếp xúc với một số yếu tố nguy cơ môi trường có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.

Không hút thuốc lá

4.3.2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và an toàn

* Duy trì cân nặng lý tưởng

– Thường xuyên theo dõi và đánh giá cân nặng cơ thể qua chỉ số khố cơ thể (BMI):

 Trọng lượng cơ thể bình thường: 18,5 ≤ BMI < 25

 Thừa cân: 25 ≤ BMI < 30

 Béo phì: BMI ≥ 30

 Nếu uống sữa nên uống sữa không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.

 Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho.

 Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng. Không để quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.

 Nên ăn nhiều vào bữa sáng, tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn (vì thường có nhiều chất béo độc hại), giảm ăn về chiều và tối.

 Không uống các loại nước ngọt đóng chai, nước ngọt có ga. Khoogn ăn bánh kẹo, đường mật, kem.

 Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocoat, kem, nước ngọt trong nhà

 Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ.

 Tăng cường các hoạt động thể lực, bên cạnh điều trị bằng chế độ ăn, việc tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khỏe tốt.

Thực hành dinh dưỡng hợp lý Truyền thông phòng chống ung thư

– Sử dụng khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối: Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã xây dựng hướng dẫn về dinh dưỡng cho người dân nhằm khuyến khích người dân sử dụng khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối đồng thời thúc đẩy các hoạt động dinh dưỡng hợp lý của cộng đồng. Các hướng dẫn này cũng cung cấp cho cộng đồng những khuyến nghị dễ hiểu về khẩu phần ăn cân đối, hướng dẫn thực hành để nâng cao sức khỏe cho mỗi người và cho các thành viên trong gia đình họ. Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2024 đã đưa ra 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2024 (Bảng 1) – Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn: Không nên ăn quá nhiều các sản phẩm thịt đã được chế biến sẵn như giăm bông, thịt lợn muối, xúc xích, thịt tẩm hành, hạt tiêu, thịt hộp và lạp xường.. (vì chứa chất bao quản). Một số thức ăn muối và ướp như cá muối, dưa muối…

Không sử dụng thực phẩm bị mốc, lên men: Không sử dụng gạo mốc, lạc mốc.., dưa cà muối bị khú

– Cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm nhuộm mầu: Nên tránh những món ăn có màu sắc sặc sỡ nhưng không có nguồn gốc từ tự nhiên. Những món ăn được tẩm ướp hóa chất, phẩm màu độc hại thường có màu sắc bắt mắt, sặc sỡ, mùi lạ, khó chịu. Để tránh hoặc hạn chế ăn phải món ăn bị nhuộm hóa chất, phẩm màu độc hại cần chọn những sản phẩm có nhãn mác, hạn sử dụng và có ghi chú về chất phụ gia.

– Hạn chế các món rán, xào, nướng.

– Ăn nhiều rau tươi, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt: Hành động này sẽ làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Khi mua rau và hoa quả hãy chọn loại có lá xanh hoặc màu vàng vì có nhiều sinh tố A hơn loại có màu nhạt.

– Hạn chế sử dụng rượu, không nghiện rượu: Không dùng rượu mạnh, không nên sử dụng thường xuyên, nên chọn đồ uống không có cồn, sôđa hoặc nước hoa quả tươi.

Tăng cường hoạt động thể lực

– Hoạt động thể lực có thể giúp giảm nguy cơ ung thư như vú, ruột kết, nội mạc tử cung, tuyến tiền liệt và tuyến tụy… Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ, bơi, vv…

– Tăng hoạt động hàng ngày cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, loãng xương và bệnh cao huyết áp.

. Giảm tiếp xúc với các chất độc hại và ô nhiễm môi trường

* Giảm tiếp xúc với các chất độc hại trong nghề nghiệp:

– Thay thế các chất thải, các công đoạn có yếu tố gây ung thư bằng tự động hóa, người máy, không cho tiếp xúc với người.

– Thực hiện tốt bảo hộ lao động: quần áo, trang bị hạn chế thời gian tiếp xúc với chất gây ung thư.

* Giảm ô nhiễm không khí:

– Hạn chế khí thải của xe hơi bằng kiểm tra máy móc, loại bỏ các công nghệ lạc hậu.

– Phát triển loại xăng ít khói.

– Kiểm tra, cải tiến các thiết bị đào mỏ.

– Đẩy xa khu chế tạo, tinh chế, công nghệ năng lượng ra khỏi khu dân cư.

– Cấm thải chất gây ung thư vào không khí.

– Cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng.

– Đảm bảo thông khí, không gió.

* Giảm ô nhiễm nước sinh hoạt:

– Chỉ dùng nguồn nước sinh hoạt không ô nhiễm.

– Cấm nước thải công nghiệp hóa chất, năng lượng trực tiếp vào nguồn nước.

– Cấm hoặc hạn chế dùng thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ chứa yếu tố sinh ung thư.

– Giảm bớt dùng clo để tiệt trùng nước uống.

– Tăng cường kỹ thuật lọc nước tiến bộ và những kỹ thuật hấp thụ.

* Hạn chế chất thải:

– Giảm tiêu hao nguyên liệu.

– Tái chế những chất thải.

– Hạn chế dùng bừa bãi dụng cụ chứa chất thải, để chất thải rơi vãi dọc đường tàu hỏa, đường biển.

– Cấm lưu trữ, để bãi thải có chứa yếu tố gây ung thư ở gần quần thể dân cư.

Sinh đẻ có kế hoạch và vệ sinh sinh sinh dục

– Không đẻ sớm dưới 20 tuổi, không đẻ nhiều con sẽ làm giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung.

– Không đẻ muộn trên 40 tuổi, tránh dùng thuốc chống thụ thai, cho con bú sữa mẹ sẽ giảm được nguy cơ ung thư vú.

– Quan hệ tình dục an toàn nhằm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

– Quan hệ tình dục chủ động thì cần chuẩn bị an toàn, không chỉ trông cậy hoàn toàn vào bao cao su của bạn tình.

Tiêm chủng – Sử dụng vacxin phòng ngừa nhiễm HPV, là loại virut dễ gây ung thư cổ tử cung (type 16, 18). HPVchủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vậy, để việc phòng ngừa có hiệu quả cao nên tiêm ngừa trên những người chưa quan hệ tình dục. Lưu ý: Cho dù có tiêm ngừa hay không vẫn phải tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung vì có nhiều nguyên nhân khác gây ung thư cổ tử cung ngoài nhiễm HPV.

– Tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B: Viêm gan B là tác nhân chủ yếu dẫn đến ung thư gan. Bệnh nhân mắc viêm gan B nếu không được phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan và dẫn đến tử vong. Cách dự phòng tốt nhất để phòng ngừa nhiễm virut viêm gan B là tiêm vaccin. Bên cạnh biện pháp phòng ngừa bằng vaccin thì mọi người cần chú ý với đường lây truyền của bệnh đó là đường máu, đường kim tiêm và cần có các biện pháp tình dục an toàn

Chống lạm dụng điều trị y tế

Không chỉ định lạm dụng, không lạm dụng kỹ thuật mà làm những động tác thừa có thể mang nguy cơ có hại, ví dụ: Ung thư buồng trứng, tinh hoàn điều trị hóa chất thấy tỷ lệ phát triển ung thư bạch cầu cấp cao; Các tia xạ chống viêm cho viêm khớp, viêm vú, u máu ở trẻ em có nguy cơ làm tăng ung thư phát triển tại chỗ nhất là ở tuyến giáp, hạch…Nối vị tràng, cắt dạ dày nối polyp dễ gây trào mật dạ dày làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

. Chống nắng

– Dùng mũ nón, áo dài tay hoặc che ô tránh nắng.

– Chọn loại kem chống nắng có thành phần chặn tia UVA và UVB. Thoa kem chống nắng giúp bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với tia UVA và UVB từ đó sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư da do ánh nắng mặt trời.

– Không nên phơi nắng trực tiếp từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

. Phòng bệnh thông qua tác động vào các yếu tố di truyền

Phòng bệnh di truyền bao gồm cả 2 bước: (i) Làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách làm giảm sự xuất hiện hiện tượng di truyền xấu; (ii) phát hiện và làm giảm yếu tố cộng đồng với những hiện tượng di truyền xấu để phát triển thành ung thư và xử lý những hội chứng di truyền xấu trước khi phát triển thành ung thư (xử lý tổn thương tiền ung thư).

Trạm Y tế Phường 8