Xu Hướng 5/2024 # Ung Thư Vú – Những Bước Tiến Mới Trong Điều Trị # Top 5 Yêu Thích

Một khi đã chẩn đoán ung thư vú, các phẫu thuật viên và bác sĩ điều trị ung thư sẽ hội chẩn về hướng điều trị. Điều trị ung thư vú phụ thuộc giai đoạn phát hiện, tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, và thường phối hợp nhiều liệu pháp sau:

Phẫu thuật

Hóa trị

Xạ trị

Liệu pháp nội tiết

Liệu pháp nhắm trúng đích

Phẫu thuật

Tùy vào kích thước khối u, bác sĩ phẫu thuật sẽ quyết định cắt bỏ toàn bộ mô vú hay chỉ cắt bỏ khối u. Thường thì bác sĩ phẫu thuật chuyên về vú sẽ có kinh nghiệm về hiểu về tuyến vú tốt hơn, do đó thường giúp bảo tồn mô vú nhiều hơn so với bác sĩ không chuyên khoa. Thêm vào đó, họ có thể tiến hành phẫu thuật tái tạo để tái tạo lại mô vú sau phẫu thuật.

Do vậy, hiện nay một số trung tâm điều trị ung thư như bệnh viện Subang Jaya Medical Centre (Malaysia) tập trung đào tạo bác sĩ phẫu thuật được đào tạo nâng cao cũng như chuyên sâu về lĩnh vực phẫu thuật vú và ung thư vú. Các bác sĩ phẫu thuật ở đây tiến hành hàng ngàn ca phẫu thuật ung thư vú mỗi năm cho nữ giới và nam giới gặp những vấn đề về vú.

Các cách phẫu thuật vú

Lumpectomy:

Cách giải phẫu này chỉ lấy cục u ở vú ra với một vòng mô bình thường chung quanh. Thường thì sau đó bệnh nhân cần được trị radiation therapy (xạ trị) để giảm bớt cơ nguy bệnh trở lại, tùy trường hợp, bệnh nhân cũng có thể cùng lúc cần cắt bỏ rồi thử nghiệm hạch (bạch huyết) dưới nách để xem xét coi ung thư có lan vào hạch hay chưa.

Partial Mastectomy hay Segmental Mastectomy:

Cách giải phẫu này chỉ cắt bỏ khối u cùng với màng mô bình thường chung quanh nó, có khi kể cả một ít da, mô lót của bắp thịt ngực ngay dưới khối u.

Cách này cũng tương tự như lumpectomy nhưng có thể phải lấy ra nhiều mô hơn. Nhiều bác sĩ giải phẫu cũng lấy ra một phần hoặc là hết cả hạch dưới nách để kiểm lại vì nguy cơ ung thư có thể lan vào những hạch này.

Total Mastectomy hay Simple Mastectomy:

Loại giải phẫu này cắt bỏ toàn thể vú. Thường thì các hạch ở dưới nách không bị cắt bỏ. Tuy nhiên, nếu có một số nhỏ ở gần sát vú, những hạch này có thể bị lấy ra khi cắt bỏ vú. Thường thì loại giải phẫu này được dùng trị ung thư vú tại vị, tức là ung thư vú chưa có tính xâm lấn.

Modified Radical Mastectomy:

Cách giải phẫu này cắt bỏ toàn thể vú, các hạch dưới nách và phần mô lót quanh bắp thịt ngực.

Lymph Node Dissection (giải phẫu hạch bạch huyết):

Là cắt bỏ các hạch bạch huyết ở dưới nách: Số hạch bạch huyết lấy ra ở mỗi phụ nữ khác nhau. Những hạch bạch huyết ở dưới nách thường bị phủ bởi lớp mỡ khiến bác sĩ giải phẫu khó thấy có bao nhiêu hạch bạch huyết cắt bỏ khi giải phẫu.

Càng lấy nhiều hạch dưới nách ra, nguy cơ bị sưng cánh tay càng cao. Bởi vì sự lưu thông của các mạch bạch huyết đi từ bàn tay, cánh tay, qua nách vào đến mạch máu trong lồng ngực để được bài tiết qua thận, bị cắt đứt.

Sentinel Node Biopsy (cắt bỏ hạch giữ cửa): 

Rất nhiều bác sĩ giải phẫu hiện nay dùng kỹ thuật này để tránh cho bệnh nhân tình trạng bị sưng tay như trên.

Trong phương pháp này, bác sĩ giải phẫu phải định xem hạch giữ cửa là hạch nào trước khi cắt bỏ.

Để thực hiện điều này, bác sĩ chích một loại phẩm xanh, hay chất phóng xa, hay cả hai, vào khu vực chung quanh cục bướu ung thư.  Hạch bạch huyết nào nhuộm phẩm xanh hay tích tụ chất phóng xạ nhiều nhất  sẽ được cắt ra xem xét.

Nếu không có tế bào ung thư trong hạch thì các hạch còn lại không cần phải cắt bỏ, nhưng nếu có, thì các hạch còn lại phải được lấy ra để thử nghiệm.  Cách này chỉ lấy ra rất ít hạch, do đó cánh tay đỡ bị sưng phù sau khi mổ.

Reconstruction Surgery (giải phẫu tạo hình):

Tạo lại hình dáng của vú sau khi vú thật bị cắt bỏ hoàn toàn hay một phần và gây ra sự dị dạng của vú.

Có nhiều cách tạo hình khác nhau: dùng chất độn silicone, hay chính mô tế bào của người bệnh để tái tạo vú. Bệnh nhân muốn tái tạo ngực sau khi giải phẫu, xin nói chuyện với bác sĩ mổ trước khi mổ bỏ vú.

Sau phẫu thuật, có thể áp dụng hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp nội tiết để bảo đảm không còn sót lại tế bào ung thư.

Hóa trị

Điều trị hóa trị sử dụng các thuốc để làm suy yếu và phá hủy các tế bào ung thư trong cơ thể, bao gồm các tế bào tại khối u ban đầu và bất cứ tế bào ung thư nào đã lan ra các cơ quan khác trong cơ thể (di căn).

Đây là một liệu pháp điều trị tác động toàn thân, nghĩa là nó tác động đến toàn bộ cơ thể qua đường máu.

Thuốc hóa trị trong điều trị ung thư vú hiện nay khá ít. Nhiều trường hợp phải kết hợp từ hai thuốc hóa trị trở lên để điều trị ung thư vú.

Hóa trị có nhiều tác dụng phụ. Bác sĩ sẽ dành thời gian để tư vấn và giải thích các tác dụng phụ do hóa trị bạn có thể gặp phải.

Hóa Trị Ung Thư Vú

Xạ trị

Xạ trị là liệu pháp dùng tia phóng xạ để phá hủy trực tiếp vào tế bào ung thư tại vú mà có thể còn sót lại sau phẫu thuật.

Xạ trị có thể giảm nguy cơ tái phát ung thư vú từ 30-35% xuống còn 5-10%.

Trái với những gì chúng ta thường lo sợ, xạ trị khá dễ dung nạp và tác dụng phụ thường chỉ khu trú tại vùng điều trị.

Tại Bệnh viện Subang Jaya Medical Centre (Malaysia), một liệu pháp mới đang được áp dụng là Xạ trị Trong phẫu thuật (IORT). Đây là biện pháp dùng tia xạ liều cao trong khi phẫu thuật tác động đến vùng đã cắt bỏ khối u. IORT giúp giảm tối đa tác động đến mô lành quanh khối u.

Khác với xạ trị thông thường chiếu xạ đến toàn bộ vú, IORT chỉ tác động đến vùng mô xung quanh khối u đã cắt bỏ.

Hầu hết các trường hợp ung thư tái phát xảy ra ở vùng mô lân cận với vùng đã cắt bỏ khối u, và IORT giúp hủy tế bào ung thư ở vùng mô này. Bệnh nhân thỏa các tiêu chí và đồng ý liệu pháp này sẽ không cần phải xạ trị theo cách thông thường sau khi phẫu thuật.

Việc quyết định một bệnh nhân có thể được xạ trị thông thường hay dùng IORT phụ thuộc nhiều yếu tố, như tuổi, kích thước khối u, loại tế bào ung thư tạo thành khối u và kích thước của vú.

IORT áp dụng trong điều trị ung thư vú

Elentron Beam áp dụng trong điều trị ung thư vú

Máy Intrabeam tại bệnh viện Subang Jaya Medical Centre

Liệu pháp nội tiết

Một vài dạng ung thư vú phát triển dưới tác động của nội tiết tố. Những bệnh nhân khối u xét nghiệm dương tính với cả thụ thể estrogen (ER+) và thụ thể progesterone (PR+) có cơ hội đáp ứng liệu pháp nội tiết tốt hơn.

Mỗi tế bào trong những cơ phận có chứa rất nhiều những cấu trúc đạm chất (protein structures ) nhỏ li ti khác nhau được gọi là những “bộ thụ cảm” (receptors). Những bộ thụ cảm hoạt động như những “ổ khóa” của những tế bào và được vận hành bằng những “chìa khóa” là những kích thích tố. Khóa nào thì có chìa đó để phát động cái máy làm việc và vận chuyển nhà máy tế bào qua những tín hiệu phức tạp khác nhau.

Chất estrogen chỉ tác động vào  bộ thụ cảm estrogen, và progesterone có tác dụng vào bộ thụ cảm của progesterone. Có khi những bộ thụ cảm này là cửa ngõ để các kích thích tố vào trong tế bào và ảnh hưởng trực tiếp tới những bộ máy của các tế bào này.

Khi các kích thích tố vào được các tế bào nhờ đi qua các bộ thụ cảm, bộ máy của tế bào sẽ bắt đầu làm việc. Các yếu tố di truyền (gene) thích hợp sẽ được kích thích để làm ra những hợp chất cần thiết cho sự tăng trưởng và sinh sản của các tế bào. Thí dụ như khi phụ nữ còn trong thời kỳ có thể sinh sản được, hàng tháng, estrogen và progesterone sẽ ảnh hưởng vào các tế bào vú cũng như tử cung qua các bộ thụ cảm.

Những tế bào của các bộ phận này sẽ trở nên lớn hơn và nhiều hơn để chuẩn bị cho việc thụ thai và cho con bú.   75% các  ung thư vú cũng có thể vẫn giữ được khả năng chế tạo ra bộ thụ cảm estrogen và progesterone.  Những ung thư vú này sẽ chịu ảnh hưởng tăng trưởng của estrogen và progesterone.

Có những loại thuốc có thể làm ngăn chặn những ảnh hưởng tăng trưởng này và được sử dụng để chữa ung thư vú.   Bộ thu cảm của estrogen gọi là estrogen receptor (ER) và của progesterone gọi là progesterone receptor (PR).

Các bác sĩ sẽ xem xét độ dương tính của  ER hay PR trong ung thư vú của bệnh nhân.  Nếu có dương tính thì sẽ xem xét xem cao hay thấp như thế nào.

Dương tính cho ER hay PR càng cao bao nhiêu, cơ hội bệnh chịu thuốc kích thích tố càng cao bấy nhiêu. Nếu thử nghiệm cho thấy ung thư hoàn toàn âm tính cho ER và PR, tức là không có bộ thụ cảm cho estrogen và progesterone, phương pháp điều khiển kích thích tố sẽ không có hiệu quả gì hết cho người bệnh này.

Vì thế, có nhiều phụ nữ có ung thư vú được bác sĩ cho uống thuốc điều khiển kích thích tố nữ, mà nhiều phụ nữ khác lại không được cho uống. Nếu mắc bệnh ung thư  vú, bệnh nhân nên tham khảo kỹ càng bác sĩ điều  trị xem mình có thể được điều trị bằng cách điều khiển kích thích tố nữ hay không, vì đây là một cách chữa rất có hiệu quả cho những bệnh ung thư vú có ER hay PR.

Tùy theo trường hợp, các thứ thuốc hiện được dùng để chế ngự ảnh hưởng của kích thích tố trên ung thư vú gồm có Novaldex (tamoxifen) , Fareston (toremifene), Arimidex (anastrozole), Femara (letrozole), Aromasin (exemestane), Faslodex (fulvestrant), Megace (megestrol), Zoladex (goserelin) hay Lupron (leuprolide).

Những thuốc này có cách tác dụng khác nhau và được dùng cho những trường hợp khác nhau.  Các bác sĩ chuyên môn về ung thư sẽ phải quyết định xem bệnh nhân có cần thuốc hay không, và nếu cần, thuốc nào thích hợp nhất cho bệnh nhân đó.

Liệu pháp nội tiết có thể gây một số tác dụng phụ, tùy từng loại thuốc và tùy vào bệnh nhân.

Liệu pháp nội tiết điều trị ung thư vú

Liệu pháp nhắm trúng đích

Đây là một dạng điều trị ung thư dùng các kháng thể hoặc các phân tử nhỏ gắn kết chuyên biệt với các vị trí cụ thể trên tế bào ung thư nhằm ngăn chặn khối u lớn lên và phân chia.

Mục đích điều trị nhằm giảm và thậm chí loại trừ các tế bào ung thư khỏi cơ thể trong khi giảm thiểu tác dụng phụ trên tế bào khỏe mạnh. Ngày càng có nhiều thuốc nhắm trúng đích được dùng để điều trị ung thư vú.

Những yếu tố di truyền hay kết quả của những yếu tố di truyền trong cơ thể như những yếu tố gây ra bệnh ung thư có thể trở thành mục tiêu trị liệu.  Chẳng hạn như yếu tố di truyền Her 2 neu (hay erbB2) là yếu tố tăng trưởng các tế bào biểu bì, trong đó có các tế bào ung thư vú.

Ngoài yếu tố Her 2 neu, còn có yếu tố Her 1 hay erbB cũng có ảnh hưởng trên sự tăng trưởng biểu bì.  Những tế bào ung thư vú có sự phát triển bất thường của Her 2 neu là những loại ung thư vú nguy hiểm nhất.

Thuốc Herceptin (trastuzumab) là một loại thuốc mới đặc biệt được dùng cho những bệnh nhân bị loại ung thư vú có sự phát triển bất  thường của yếu tố Her 2 neu ( khoảng 25% tất cả bệnh nhân ung thư vú) .

Thuốc Herceptin là một chất kháng thể chống lại những sản phẩm của Her 2 neu, và tiêu diệt những tế bào ung thư có yếu tố Her 2 neu.   Khi sử dụng thuốc này, cơ hội sống còn của bệnh nhân sẽ tăng lên, nhất là khi được sử dụng vào trường hợp ung thư đã vào hạch nách hay đã lây lan đến các cơ phận khác.

Herceptin là thuốc được dùng theo đường truyền vào tĩnh mạch.  Một trong những phản ứng phụ của thuốc là có thể làm cơ tim yếu đi;  do đó, chức năng tim của bệnh nhân phải được theo dõi kỹ càng trong khi trị liệu với thuốc này.

Thuốc Tykerb (lapatinib) vừa mới được nghiên cứu và cho thấy có kết quả tốt cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú lọai có yếu tố Her 2 neu nhưng khi dùng thuốc Herceptin lại không có hiệu quả hay đã mất hiệu quả sau một thời gian dùng thuốc.

Thuốc Tykerb chống lại cả hai yếu tố Her 2 và Her 1.   Đây là loại thuốc uống, tiện lợi hơn cho bệnh nhân, và có ít phản ứng phụ về tim hơn.  Phản ứng phụ thường gặp là tiêu chảy và bị các thay đổi về da.

Một số liệu pháp nhắm đích khác bao gồm: alpelisib, pertuzumab, neratinib, ertumaxomab.

Liệu pháp nhắm đích Alpelisib (PIQRAY) vừa được FDA Hoa Kỳ phê duyệt điều trị ung thư vú

Tôi nên hỏi bác sĩ điều gì khi lựa chọn liệu pháp điều trị ung thư vú?

Bác sĩ thấy tôi nên theo phương pháp trị liệu nào?

Mục tiêu của phương pháp trị liệu này là gì? Bác sĩ thấy có thể trị lành ung thư không?

Phương pháp trị liệu này có bao gồm phẫu thuật không? Nếu có thì ai sẽ thực hiện phẫu thuật?

Phẫu thuật sẽ diễn ra như thế nào? Lợi ích và nguy cơ?

Tôi có phải trải qua những liệu pháp điều trị khác không?

Mục tiêu của những điều trị khác (nếu có) là gì?

Có thể bị những phản ứng phụ nào từ những liệu pháp chữa trị này?

Còn về những phương pháp điều trị khác – chẳng hạn như sinh tố hay chế độ ăn uống đặc biệt mà bạn bè nói cho tôi nghe thì sao? Làm sao biết có an toàn không?

Tôi phải chuẩn bị như thế nào để sẵn sàng cho việc điều trị?

Tôi cần làm gì để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn?

Các bước tiếp theo sau điều trị là gì?

Nỗ lực của các Trung tâm điều trị ung thư trong cải thiện tỷ lệ sống còn của bệnh nhân ung thư vú

Ung thư là một trận chiến, không chỉ của riêng bệnh nhân, mà là của các bác sĩ điều trị.

Hiện nay, với sự phát triển của các trung tâm ung thư, bên cạnh đầu tư trang thiết bị tân tiến để nâng cao chất lượng từng biện pháp điều trị, việc đào tạo, phát triển và tổ chức đội ngũ nhân viên y tế hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện hiệu quả và tăng sự yên tâm của bệnh nhân.

Kết cục sống còn của bệnh nhân là thước đo chính để xác định hiệu quả chung của các trung tâm điều trị bệnh nhân ung thư.

Phối hợp nhiều chuyên khoa – một hướng tiếp cận mới trong điều trị ung thư

Điều trị ung thư rất khác biệt theo từng giai đoạn, và cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều chyên khoa như bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ xạ trị, điều dưỡng, chuyên viên tư vấn tâm lý và nhiều chuyên khoa khác.

Do vậy, một hướng điều trị hiện đang được tập trung phát triển tại các trung tâm điều trị ung thư là hướng tiếp cận đa khoa (phối hợp nhiều chuyên khoa) (multidisciplinary team). Tức là nhiều bác sĩ và nhân viên y tế trong nhiều chuyên khoa, nhiều lĩnh vực sẽ phối hợp với nhau để đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể cho bệnh nhân, cũng như đem lại cho bệnh nhân sự điều trị, nâng đỡ về thể chất và tinh thần tối ưu nhất.

Nghiên cứu cho thấy hướng tiếp cận phối hợp nhiều chuyên khoa này giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ sống còn của bệnh nhân ung thư vú.

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy việc tiếp cận phối hợp nhiều chuyên khoa giúp giảm đến 18% tỷ lệ tử vong do ung thư vú sau 5 năm.

Trung Tâm Điều Trị Ung Thư Vú Chuyên Sâu

Tại một số trung tâm như bệnh viện Subang Jaya (Malaysia) đã phát triển nhóm điều trị phối hợp nhiều chuyên khoa trong điều trị ung thư, lấy bệnh nhân làm trung tâm bao gồm:

Nội khoa ung thư

Phẫu thuật ung bướu

Xạ trị ung bướu

Bác sĩ ghép tế bào gốc

Chẩn đoán hình ảnh học ung thư

Y học hạt nhân

Ung bướu học can thiệp

Bên cạnh đó, các thành viên khác trong nhóm điều trị và hỗ trợ bệnh nhân ung thư bao gồm

Điều dưỡng giáo dục bệnh nhân về ung thư

Chuyên viên tư vấn

Bác sĩ tâm lý

Bác sĩ chuyên ngành giảm đau

Nghiên cứu đánh giá về một trung tâm điều trị ung thư vú tại Malaysia

Mục tiêu của điều trị nhằm đem lại một điều trị an toàn, hiệu quả và lấy bệnh nhân làm trung tâm. Do đó, việc đánh giá hoạt động điều trị của trung tâm giúp đánh giá xem đã đạt những tiêu chuẩn này hay chưa.

Hiện nay chỉ có một số trung tâm điều trị ung thư áp dụng việc đánh giá thường quy về hiệu quả điều trị.

Tại Malaysia, một trong những trung tâm điều trị thực hiện quá trình đánh giá thường quy là Bệnh viện Subang Jaya Medical Centre (SJMC). Năm 2008-2012, bệnh viện tiến hành một nghiên cứu để đánh giá về tỷ lệ sống còn của bệnh nhân ung thư điều trị tại Trung tâm Phẫu thuật Xạ trị (Radiosurgery Centre – CRC).

Nghiên cứu tiến hành trên 675 bệnh nhân ung thư vú điều trị tại trung tâm trong giai đoạn 2008-2012. Các bệnh nhân này bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau; từ Giai đoạn I đến Giai đoạn IV.

Nghiên cứu cũng bao gồm các thông tin như nhân chủng học bệnh nhân (tuổi, giới và nơi cư trú), loại điều trị (như hóa trị, xạ trị và/hoặc phẫu thuật) và kết cục điều trị (tức là bệnh nhân còn sống hoặc tử vong trong giai đoạn nghiên cứu).

Kết quả được xác định bởi các phương pháp thống kê giúp xác định bệnh nhân sống đến 5 năm sau điều trị. Nghiên cứu này giúp so sánh tỷ lệ sống còn giữa các bệnh nhân điều trị ung thư vú tại SJMC và tỷ lệ sống còn từ Tiêu chuẩn Sống còn Ung thư Quốc tế (International Cancer Survival Standard).

Tỷ lệ sống còn 5 năm đối với bệnh nhân ung thư vú giai đoạn I là 98%, và với giai đoạn IV là 36%. Với giai đoạn II, tỷ lệ này đến 95%.

Kết quả chung qua các năm của bệnh viện khá đồng nhất là 90%, gần với ngưỡng mốc của quốc tế là 95%. Điều này nghĩa là khi so sánh hiệu quả về tỷ lệ sống còn của bệnh nhân điều trị ung thư vú tại CRC so với các trung tâm điều trị ung thư khác trên toàn cầu, SJMC nằm trong những trung tâm đạt chuẩn cao theo đánh giá của các tổ chức quốc tế.

Kết quả nghiên cứu cho thấy CRC tương đương hoặc tốt hơn so với các trung tâm ung thư đã thiết lập trên thế giới, và cao hơn so với con số trung bình trong điều tra các cơ sở điều trị đăng ký tại Mỹ, Úc, Anh và Nhật Bản

Điều Trị Ung Thư Vú Ở Đâu Tốt Nhất?

Cũng như các ung thư khác, điều trị ung thư vú đòi hỏi sự phối hợp đa chuyên ngành từ nhiều chuyên gia khác nhau. Do vậy, hướng tiếp cận Phối hợp nhiều chuyên khoa và lấy bệnh nhân làm trung tâm ngày càng được chú trọng.

Tại Đông Nam Á, bệnh viện Subang Jaya Medical Centre là một trong những trung tâm phát triển mô hình này, đồng thời cũng là một trong số những bệnh viện đầu tiên áp dụng đánh giá kết quả hoạt động điều trị hằng năm.

Kết quả nghiên cứu năm 2008-2012 cho thấy tỷ lệ sống còn của bệnh nhân điều trị tại Subang Jaya khá đồng nhất trong 5 năm là 90%, cao hơn so với số liệu trung bình từ điều tra ở các nước Mỹ, Úc, Anh và Nhật Bản.

Tìm kiếm một bệnh viện hoặc trung tâm điều trị ung thư vú nhiều kinh nghiệm là một trong các yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề cho bệnh nhân ung thư vú.

Ngoài kinh nghiệm nhiều năm chuyên sâu trong điều trị ung thư vú, hiệu quả điều trị cao, chi phí điều trị tiết kiệm hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực là một trong các điểm làm cho trung tâm điều trị ung thư vú tại bệnh viện Subang Jaya Medical Centre trở thành điểm đến tin cậy của nhiều bệnh nhân Malaysia, Indonesia cũng như Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. American Cancer Society. Breast Cancer (in vietnamese). Available at: https://www.cancer.org/content/dam/cancer-org/cancer-control/vi/booklets-flyers/if-you-have-breast-cancer-vietnamese.pdf. Accessed on 25 April 2024.

2. Ramsay Sime Darby. Breast surgery. Available at: https://www.ramsaysimedarby.com/services/breast-surgery/. Accessed on 25 April 2024.

3. Ramsay Sime Darby. Brease Cancer. Available at: https://www.ramsaysimedarby.com/hospitals/sjmc/breast-cancer/. Accessed on 25 April 2024.

4. Eileen M Kesson et al. BMJ2012;344:e2718