Thịnh Hành 5/2024 # 5 Cách Kiểm Tra Ung Thư Phổi Kết Quả Chính Xác Nhất # Top 9 Yêu Thích

3 Phương pháp tầm soát ung thư phổi mức độ chính xác cao

1. Tự phát hiện nguy cơ ung thư phổi tại nhà bằng cách quan sát đầu ngón tay

Nhiều người cho rằng những dấu hiệu đường hô hấp như: Ho khan, khó thở, đau tức ngực… mới là dấu hiệu điển hình cảnh báo ung thư phổi. Tuy nhiên, ngón tay dùi trống mới là dấu hiệu mà bệnh nhân có thể tự quan sát dễ dàng kiểm tra ung thư phổi hơn.

1.1. Ngón tay dùi trống là gì?

Ngón tay dùi trống là sự thay đổi của các đầu ngón tay (nhiều trường hợp là cả đầu ngón chân) khiến móng tay phát triển lớn hơn bình thường, móng bị cong lên có hình dáng như chiếc thìa úp ngược, kèm theo đó là đầu ngón tay có thể sưng hoặc bị đỏ.

1.2. Cách xác định ngón tay dùi trống

Để kiểm tra xem mình có đang gặp phải tình trạng bất thường của ngón tay này không, bạn hãy thực hiện đơn giản như sau:

Phương pháp “Thử nghiệm cửa sổ Schamroth”: Thực hiện bằng cách áp 2 đầu ngón tay trỏ lại với nhau. Với tay người khoẻ mạnh thì sẽ thấy xuất hiện 1 khoảng trống hình thoi hay còn gọi là “khoảng trống kim cương”. Với người bị ngón tay dùi trống thì sẽ không thấy khoảng trống đó.

1.3. Khi nào ngón tay dùi trống là dấu hiệu điển hình cho ung thư phổi?

Theo Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Anh thì có đến 35% ca bệnh ung thư phổi xuất hiện tình trạng móng tay dùi trống.

Ho kéo dài hoặc ho ra máu

Khó thở, tức ngực kéo dài

Chán ăn, giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân

Thường xuyên bị nhiễm trùng…

Đặc biệt, nếu phát hiện móng tay dùi trống kèm theo các triệu chứng sau kéo dài, điều trị trên 4 – 6 tuần không khỏi thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi, bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời. Các dấu hiệu kèm theo:

Ngoài ra, móng tay dùi trống cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác như: bệnh về tim mạch, xơ hóa phổi, ung thư hạch… Vì thế nếu kiểm tra tại nhà thấy xuất hiện tình trạng này, bạn vẫn nên sắp xếp đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời.

2. 4 Phương pháp kiểm tra ung thư phổi tại bệnh viện

Việc tự kiểm tra tại nhà chỉ giúp bạn phát hiện dấu hiệu, nguy cơ ung thư nhưng rất khó để kết luận chính xác về bệnh. Vì thế bạn vẫn cần định kỳ thực hiện tầm soát ung thư phổi để phát hiện bệnh sớm hơn, ngay cả khi chưa có dấu hiệu rõ ràng.

Khi thực hiện tầm soát, kiểm tra ung thư phổi tại bệnh viện, thông thường bạn sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau:

2.1. Soi phế quản

Soi phế quản là thủ thuật hàng đầu hiện nay trong việc chẩn đoán ung thư phổi. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một ống soi mềm được gắn thiết bị chiếu sáng có kết nối với máy tính để chụp hình ảnh của phế quản – phổi.

Ống soi mềm được đưa vào từ mũi hoặc miệng của bệnh nhân để quan sát cấu trúc đường hô hấp trên gồm: khí quản, phế quản, dây thanh âm, thanh quản, hầu họng. Trong quá trình thực hiện bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tê tại chỗ để tránh các tổn thương gây đau đớn cho bệnh nhân.

Tìm ra nguyên nhân các vấn đề hô hấp (ho ra máu, ho kéo dài, khó thở hoặc viêm phổi…), dị vật đường hô hấp, bệnh lý hẹp đường hô hấp…

Kết hợp với sinh thiết giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Quan sát dễ dàng tính chất của tổn thương cũng như vị trí, kích thước và mức độ lan rộng.

Chi phí thấp hơn so với các phương pháp khác.

Ưu điểm:

Bệnh nhân có thể ho khạc đờm, có máu sau 2-3 ngày kể từ khi nội soi. Đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường.

Có thể xuất hiện 1 số biến chứng sau khi thực hiện như: ho ra máu, sốt, choáng, tràn khí màng phổi…

Nhược điểm:

2.2. Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư phổi

Khi cơ thể xảy ra những bất thường, hoạt động chức năng của cơ quan, tổ chức bị xáo trộn dẫn đến sự xuất hiện của các “chất lạ”. Các chất này được gọi là chất chỉ điểm khối u hay dấu ấn của ung thư. Nó được tiết ra rồi hoà lẫn vào máu gây biến đổi các chỉ số sinh hoá trong máu.

NSE: Giúp chẩn đoán, đánh giá giai đoạn bệnh và theo dõi quá trình điều trị ở bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn sớm, tế bào ung thư nhỏ, chưa di căn.

CEA: Giúp quá trình tầm soát ung thư dễ dàng hơn vì nó được tiết khá sớm khi bệnh nhân chưa có những dấu hiệu điển hình của căn bệnh ung thư phổi.

CYFRA 21-1: là xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

ProGRP: giúp xác định nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi, giúp phân biệt giữa ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, từ đó có phác đồ điều trị tích cực và hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

Việc xác định các chất này trong xét nghiệm công thức máu giúp cho bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Các dấu ấn ung thư phổi thường được sử dụng như:

2.3. Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh giúp xác định được chính xác tổn thương phổi (vị trí tổn thương, hình dạng, kích thước khối u), khả năng xâm lấn tổ chức khối u để từ đó bác sĩ có những biện pháp can thiệp kịp thời và phác đồ điều trị bệnh hợp lý nhất.

Phương pháp này bao gồm: Chụp CT cắt lớp, chụp X – quang phổi và siêu âm ổ bụng.

2.3.1. Chụp CT cắt lớp

Đây là phương pháp sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh cắt ngang của ngực và bụng trên, nhằm phát hiện những tổn thương có kích thước nhỏ dưới 1mm.

Chụp CT cho ta cái nhìn đa chiều về vị trí tổn thương của cơ quan và khả năng xâm lấn khối u tới các tổ chức khác. Từ đây bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất để phân tích, đánh giá những thay đổi trong cơ thể và đưa ra phương án điều trị tối ưu cho người bệnh.

2.3.2. Chụp X-Quang phổi

Đây là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho quá trình chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, là phương pháp chụp các cơ quan, xương bên trong lồng ngực. X – quang là tia đi qua cơ thể và hiển thị hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể trên film chụp.

Thông qua film chụp, bác sĩ có thể phát hiện bất thường hoặc khối u trên phổi, tuy nhiên phương pháp này có thể bỏ qua khối u có kích thước quá nhỏ. Vì vậy, chụp X-Quang cần được kết hợp với chụp CT lồng ngực để cho hiệu quả chính xác hơn.

2.3.3. Siêu âm ổ bụng

Kiểm tra ung thư phổi bằng phương pháp siêu âm ổ bụng nhằm xác định khối u đã có ảnh hưởng và gây tổn thương như thế nào đến ổ bụng. Từ đó, bác sĩ sẽ nhanh chóng xác định tình trạng bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân ung thư phổi.

2.4. Sinh thiết phổi

Sinh thiết phổi thường được chỉ định khi các xét nghiệm trên có xuất hiện bất thường, nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư phổi. Sinh thiết phổi sẽ giúp xác định tế bào tại vị trí tổn thương đó có phải là u ác tính hay không.

Để tiến hành sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy tế bào tại vị trí tổn thương, sau đó quan sát dưới kính hiển vi để xác định tính chất của tế bào đó.

Phương pháp kín: Sinh thiết bằng kim (sinh thiết qua thành ngực), sinh thiết xuyên phế quản và sinh thiết qua nội soi lồng ngực.

Phương pháp mở: Thực hiện phẫu thuật mở ngực để lấy tế bào mô phổi.

Với tầm soát ung thư phổi, có thể lấy mẫu sinh thiết có thể được tiến hành bằng 2 phương pháp:

Quy trình và phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư phổi

Sinh thiết là xét nghiệm có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp chẩn đoán chính xác ung thư phổi, tuy nhiên nhược điểm là có thể mang đến đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình lấy mẫu tế bào.

3. Gợi ý địa điểm kiểm tra ung thư phổi tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh

3.1. Bệnh viện Phổi trung ương

Đây là trung tâm ung thư phổi của quốc gia, có hơn 60 năm thành lập và phát triển nơi đây đã thu hút nhiều bác sĩ giỏi, chuyên môn và tay nghề cao trong việc điều trị ung thư phổi.

Ngoài ra bệnh viện còn đầu tư hệ thống trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất hạ tầng đồng bộ nhằm phục vụ tối đa nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

3.2. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Được biết đến là một trong những bệnh viện tuyến đầu trong điều trị ung thư, bệnh viện Ung bướu Hà Nội đang được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn khi muốn kiểm tra ung thư phổi.

Đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện không chỉ có tay nghề, chuyên môn cao mà đều hết lòng vì người bệnh, tận tâm với nghề. Bên cạnh đó, bệnh viện còn có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ tốt cho quá trình kiểm tra, điều trị ung thư như: máy chụp mạch số hóa xóa nền, máy chụp CT 64 & 128 dãy, máy chụp PET/CT…

3.3. Bệnh viện K

Cũng là một trong những bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối về các bệnh ung bướu, bệnh viện K sẽ là địa chỉ uy tín tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn.

Khi đến kiểm tra ung thư phổi tại bệnh viện K, bạn sẽ được thăm khám bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm cùng với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại như: chụp cộng hưởng từ MRI, máy PET/CT, hệ thống máy xạ trị gia tốc, điều biến… vì thế sẽ đảm bảo chất lượng khám chữa tốt nhất.

3.4. Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa hạng 1, trực thuộc sở y tế TP Hồ Chí Minh. Đây là 1 trong những bệnh viện hàng đầu Việt Nam về phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư, u bướu.

Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, máy móc thiết bị hiện đại: áy PET/CT, hệ thống máy xạ trị gia tốc, máy chụp cắt lớp vi tính 128 lớp… Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận số lượng bệnh nhân lên đến 10.000 người (thăm khám, điều trị). Đây chắc chắn là địa chỉ đáng tin cậy cho người dân ở khu vực phía Nam.

3.5. Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy nằm trong khu vực trung tâm của chúng tôi là một trong những bệnh viện uy tín nhất khu vực miền nam về điều trị ung thư phổi. Dịch vụ tốt, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, chi phí phù hợp, bệnh viện chợ Rây là điểm đến thích hợp cho nhiều người muốn kiểm tra căn bệnh ung thư phổi.

Bên cạnh đó bệnh viện có hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng và nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại: PET/CT để phát hiện, điều trị ung thư giai đoạn sớm, máy siêu âm đa chiều, X-quang kỹ thuật số…. phục vụ tốt nhất cho quá trình kiểm tra, tầm soát ung thư.

[Nghi ngờ bệnh] Nên tầm soát ung thư phổi ở đâu tại Hà Nội và chúng tôi