Phổ Biến 5/2024 # Ung Thư Biểu Mô Tuyến Bã: Khối U Mi Mắt Chết Người # Top 6 Yêu Thích

Ung thư biểu mô tuyến bã như tên gọi của nó, là một loại u ác tính.

Ung thư là thuật ngữ mô tả một số tế bào có khả năng phát triển và phân chia liên tục, không chịu sự khống chế của cơ thể. Khác với các tế bào thông thường là sẽ tự chết đi sau 1 thời gian nhất định, tế bào ung thư về một khía cạnh nào đó có thể coi là tế bào bất lão.

Do đó từ 1 tế bào ung thư, nó có thể tự phát triển thành thành khối u, cũng như khối u sẽ tự to dần lên.

Khả năng tiếp theo là ung thư có thể đi vào các mạch máu để đến các cơ quan khác. Hiện tượng này gọi là di căn.

Việc xâm lấn, phát triển một cách không kiểm soát của ung thư sẽ làm chèn ép, gây rối loạn chức năng cơ quan mà nó đi đến.

Ung thư còn bắt buộc cơ thể phải cung cấp máu, dinh dưỡng để nuôi chúng. Từ đó, ung thư giành nguồn sống của các cơ quan lân cận.

Bao gồm các tế bào da, tế bào lót bên trong hay tế bào bao phủ bên ngoài các cơ quan của cơ thể.

Ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư thanh quản, ung thư thận, ung thư dạ dày, nhiều loại ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến giáp, và ung thư tuyến bã … Các loại ung thư này đều là ung thư biểu mô.

Tuyến bã có mặt ở khắp nơi trên cơ thể, trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân. Chúng tồn tại cùng với các nang lông do đó có tên gọi khác là nang lông-tuyến bã. Các cấu trúc này có ống dẫn ra bề mặt da.

Ở môi là tuyến Fordyce.

Ở dương vật là tuyến Tyson.

Vú có tuyến Montgomery.

Mí mắt là tuyến Meibomian, tuyến Zeis (như hình trên).

Các tuyến bã ở vùng mặt, ngực, lưng, mặt ngoài cánh tay có kích thước lớn nhất, số lượng nhiều nhất so với các vị trí khác.

Tuyến bã tiết ra da các chất được gọi là bã nhờn. Các chất này đi ra ngoài thông qua các ống dẫn trực tiếp từ tuyến bã.

Giúp da mềm mịn.

Không bị thấm nước

Hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.

Như vậy, ung thư biểu mô tuyến bã là loại ung thư ảnh hưởng toàn bộ tuyến bã trên toàn cơ thể. Vị trí thường gặp là từ thân mình trở lên và chủ yếu là ở mi mắt.

Do đó ta có thể gọi bệnh lý này với một tên khác là ung thư mi mắt.

2. Sự hiện diện của ung thư biểu mô tuyến bã:

Ung thư biểu mô tuyến bã có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào tồn tại tuyến bã của cơ thể. Tất nhiên là ngoại trừ lòng bàn tay và bàn chân.

75% trường hợp ung thư biểu mô tuyến bã nằm ở mí mắt.

Ở Mỹ, trong số các loại u ở mi mắt, bao gồm cả lành tính và ác tính thì tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến bã ở mi mắt chiếm khoảng 1% và chỉ có 1 trong 1 triệu người mắc phải mỗi năm.

Điều đáng buồn là con số này tăng cao ở dân số châu Á nói chung. Lên đến 1/3 trường hợp người da vàng có u ở mi mắt là ung thư tuyến bã!!!

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ:

Vẫn chưa biết nguyên nhân thực sự gây ra ung thư biểu mô tuyến bã là gì.

Người ta nghi ngờ rằng có thể đột biến gen là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy. Vấn đề này được đặt ra là vì xạ trị ung thư vùng mặt ở trẻ em làm tăng nguy cơ xuất hiện ung thư mi mắt.

Suy giảm miễn dịch do mắc phải HIV/AIDS cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh lý ác tính này.

Đối tượng bị ung thư mi mắt chủ yếu là người già 60 – 80 tuổi. Dù vậy, bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong đời. Độ tuổi nhỏ nhất mắc phải từng được ghi nhận là 3 tuổi.

Phụ nữ thường bị hơn nam giới với tỷ lệ khoảng 3/2. Cũng như người châu Á dễ mắc gấp 6,2 lần so với người châu Âu, châu Mỹ.

4. Triệu chứng của ung thư biểu mô tuyến bã:

Ở bài viết này chủ yếu viết về ung thư biểu mô tuyến bã ở mi mắt – vị trí thường gặp nhất.

Triệu chứng chủ yếu là sự hiện diện của một nốt nhỏ, to dần (với tốc độ rất chậm). Nốt này cứng và nằm sâu bên trong mi mắt (bác sĩ thăm khám sẽ xác định được điều này).

Nốt là hình dạng tương ứng với ung thư tại tuyến Zeis.

Ung thư tại tuyến Meibomian là dạng mảng.

Khi có tổn thương dạng nốt, sẽ khó để phân biệt ung thư với một bệnh lý tuyến bã lành tính khác ở mi mắt là Chắp.

Chắp xuất hiện chủ yếu do ống dẫn bã nhờn của tuyến bã bị tắc nghẽn. Bệnh này làm tuyến bã chứa đầy chất nhờn và sưng to lên. Thông thường, chắp sưng lên trong khoảng 2 – 8 tuần, hiếm khi lâu hơn, sờ nắn không đau.

Chắp là bệnh lý dễ lầm lẫn nhất với ung thư biểu mô tuyến bã ở mi mắt.

Viêm bờ mi là bệnh lý cần phân biệt chủ yếu nếu là ung thư ở tuyến Meibomian. Biểu hiện chung của 2 bệnh lý này là xuất hiện mảng cứng ở mi mắt trên. Viêm bờ mi là bệnh lý nhiễm trùng ở bờ lông mi. Nó có tên gọi khác là viêm tuyến Meibomian, và bệnh lý này gây đau.

2/3 trường hợp ung thư mi mắt xuất hiện ở mi trên bởi vì mi trên có nhiều tuyến bã hơn mi dưới.

5. Chẩn đoán ung thư tuyến bã.

Ung thư nói chung thường được chẩn đoán xác định chủ yếu bằng việc sinh thiết tổn thương.

Sinh thiết là dùng dao mổ cắt trọn nốt hoặc dùng kim nhỏ hút 1 ít tế bào, sau đó là quan sát dưới kính hiển vi.

Khi sinh thiết, bác sĩ cần lấy nhiều mẫu (chọc kim nhiều lần vùng mi mắt) bởi vì ung thư này có thể xuất phát từ nhiều tuyến bã cùng lúc vùng mi mắt.

Điều đáng buồn là chẩn đoán bệnh lý này thường bị chậm trễ!!!

Nguyên nhân cho điều đáng tiếc này là:

Loại ung thư này hiếm gặp.

Có quá nhiều bệnh lý có hình dạng tương tự và thường gặp hơn so với ung thư biểu mô tuyến bã. Điều này làm bác sĩ thăm khám bị chủ quan.

Triệu chứng chủ yếu chỉ đơn thuần là một nốt nhỏ ở mi mắt, hiếm khi gây đau, diễn tiến ngoài da chậm chạp. Do đó bệnh nhân thường chủ quan, không đi khám.

Cũng chính vì các vấn đề này, bác sĩ cần phải hỏi bệnh và thăm khám thật sự cẩn thận với các khối u nhỏ vùng mi mắt.

Nhấn mạnh rằng, tỷ lệ ung thư mi mắt ở người châu Á cao đáng kể so với mặt bằng chung thế giới.

6. Dự hậu của bệnh nhân bị ung thư biểu mô tuyến bã.

Đây là một loại ung thư ác tính. Nó có khả năng tái phát tại chỗ trong năm 5 sau khi phẩu thuật với tỷ lệ là 9 – 36%. “Tái phát tại chỗ” có nghĩa là sau khi cắt bỏ u hoàn toàn thì sau 5 năm u có thể xuất hiện lại ngay tại chỗ cũ.

Gan, phổi, não xương là các cơ quan di căn thường gặp của ung thư mi mắt. Ngoài ra ung thư mi mắt còn di căn đến các hạch bạch huyết lân cận.

Nguy cơ tử vong bệnh nhân tăng đáng kể khi ung thư đã di căn đến các cơ quan trong hình.

Khi được chẩn đoán, 14 – 25% trường hợp đã có di căn. Tỷ lệ tử vong lúc này khoảng 50 – 67% sau 5 năm tính từ lúc xuất hiện khối u.

Nếu khối u chưa di căn, người ta dựa vào kích thước để xác định tỷ lệ tử vong:

Tỷ lệ tử vong tăng lên vì khi kích thước càng to, khả năng di căn của u càng lớn.

Điều trị ung thư biểu mô tuyến bã thường bao gồm phẫu thuật để loại bỏ ung thư. Đôi khi phải điều trị thêm bằng hóa trị hoặc xạ trị.

Điều trị bệnh lý này thường cần sự hợp tác bởi các bác sĩ bác sĩ da liễu, bác sĩ mắt và bác sĩ ung thư.

Các chuyên gia ở các lĩnh vực khác cũng có thể tham gia, tùy thuộc vào tình huống của bạn.

Các lựa chọn điều trị thường bao gồm:

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị cắt bỏ ung thư và một số tế bào bình thường chung quanh!!! Nghe có vẻ kỳ quái nhưng sự thật là biện pháp này làm giảm khả năng cắt sót tế bào ung thư.

Thông thường loại phẫu thuật được lựa chọn là Mohs.

Phẫu thuật Mohs là một loại phẫu thuật đặc biệt. Bác sĩ sẽ loại bỏ dần các lớp da mỏng chứa tế bào ung thư cho đến khi chỉ còn lại mô không có ung thư.

Để đảm bảo cho việc này, người ta sẽ kiểm tra các dấu hiệu ung thư trên từng lớp da trong khi đang mổ. Hay nói cách khác vừa mổ xong 1 lớp tế bào là dừng mổ một chút để đem tế bào đi xét nghiệm, sau đó lại mổ lớp tiếp theo.

Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi không có dấu hiệu ung thư thì cuộc mổ kết thúc.

Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng các chùm tia, chẳng hạn như tia X và proton. Bằng cách bắn thẳng các tia này vào u, các tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt.

Đối với ung thư biểu mô tuyến bã nhờn, xạ trị có thể được sử dụng một mình hoặc có thể được sử dụng sau khi bệnh nhân đã phẫu thuật.

Mục tiêu xạ trị hậu phẫu là để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót. Việc sót tế bào ung thư sau mổ đôi khi khó tránh khỏi, đặc biệt khi ung thư đã ăn quá sâu vào mô bên dưới, chẳng dao mổ nào vào tới. Lúc này xạ trị là một phương pháp cứu cánh thích hợp.

Với 2 phương pháp này, tỷ lệ sống còn trung bình 5 năm của bệnh nhân là 96%. Tất nhiên con số này tùy thuộc cụ thể vào kích thước khối u, sự xâm lấn, di căn của mỗi bệnh nhân.

Thông thường khi khối u đã di căn đến các cơ quan khác thì mới thực hiện hóa trị.

Ung thư biểu mô tuyến bã – hay còn có tên gọi khác là ung thư mi mắt. Là một bệnh lý hiếm gặp ở trên thế giới nhưng không hiếm gặp ở người châu Á.

Nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa rõ ràng, triệu chứng dễ thấy nhưng khó khăn để chẩn đoán. Rất nhiều nguyên nhân lành tính có biểu hiện tương tự. Do đó, người ta ghi nhận việc chẩn đoán chậm trễ lên tới 2/3 trường hợp.

Khả năng sống còn của bệnh nhân tùy thuộc vào kích thước và sự xâm lấn của khối u. Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Xạ trị hoặc hóa trị phụ thuộc từng trường hợp cụ thể.