Phổ Biến 5/2024 # Điều Chỉnh Tật Cận Thị Bằng Kính Tiếp Xúc Cứng Qua Đêm Ortho # Top 6 Yêu Thích

Hiện nay cận thị ngày một phổ biến. Tật cận thị làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều phương pháp điều trị cận thị như đeo kính gọng, kính áp tròng (vào ban ngày), kính ortho-k (vào ban đêm), phẫu thuật bằng lazer…

Ortho-K là gì

Ortho-K (viết tắt của Orthokeratology), đây là một phương pháp phi phẫu thuật bằng cách sử dụng kính áp tròng được thiết kế đặc biệt để định hình lại độ cong của giác mạc để cải thiện thị lực. Một số lợi ích của Ortho-K là:

Tầm nhìn được cải thiện khi bạn ngủ (không cần đeo kính hoặc kính tiếp xúc ban ngày)

Không phẫu thuật và hoàn toàn không đau

Gần như không xảy ra bất kỳ biến chứng

Dùng cho trẻ chưa đủ tuổi phẫu thuật LASIK hoặc những ai không thể phẫu thuật LASIK

Tại sao điều trị Ortho-K?

Kính tiếp xúc cứng Ortho-K dành cho những đối tượng:

Thứ nhất là trẻ em, muốn làm chậm đáng kể hoặc ngừng tiến triển cận thị. Trẻ em dưới 10 tuổi là những người thích hợp nhất để sử dụng kính Ortho-K nếu muốn hạn chế sự tiến triển của cận thị.

Nhóm thứ hai là những người bị cận thị, nhưng không muốn đeo kính. Vì kính gọng hay kính áp tròng sẽ gây những bất tiện nhất định trong sinh hoạt hàng ngày. Ống kính Ortho-K chỉ được đeo trong giờ ngủ cho phép bệnh nhân tận hưởng tầm nhìn rõ ràng suốt cả ngày.

Nhóm thứ ba sẽ là những bệnh nhân không thể hoặc không muốn phẫu thuật LASIK. Kính Ortho-k rất tốt giúp bệnh nhân cận thị cải thiện tầm nhìn. Nó cũng dễ dàng điều chỉnh công suất thấu kính Ortho-K để bù đắp cho việc thay đổi nhu cầu thị giác.

Đến sáng sau khi bỏ kính, mắt sẽ nhìn rõ mà không cần phải đeo kính gọng hay kính áp tròng. Mỗi đêm quá trình được lặp đi lặp lại. Ortho-K được chỉ định để điều chỉnh cận thị gây ra bởi giác mạc quá cong.

Ortho-K định hình lại giác mạc để ánh sáng đi vào mắt được tập trung chính xác hơn vào võng mạc.

Những ai có thể đeo kính Ortho-K

Cận thị từ – 0.75D đến -10.0D.

Loạn thị: không quá ½ độ cận thị.

Giác mạc hình chóp

Bệnh nhân có nhu cầu:

Làm việc trong môi trường khói bụi, chơi thể thao không thể đeo kính gọng hay kính áp tròng

Không có chỉ định phẫu thuật Lasik: tuổi < 18 tuổi, do giác mạc mỏng.

Những ai không thích hợp đeo kính Ortho-K

Bị các bệnh về mắt, các bệnh liện quan đến giác mạc như viêm kết mạc.

Khô mắt nặng.

Mắc một số bệnh toàn thân như tiểu đường, huyết áp

Dị ứng với các thành phần bảo quản, vệ sinh kính

Mắt trở nên ngứa hoặc đỏ khi đeo kính.

Ortho-K có an toàn không?

Ortho-K rất an toàn, đây là phương pháp điều trị tật khúc xạ không cần phẫu thuật, đã được FDA (cơ quan quản lý an toàn thuốc và thực phẩm Mỹ) chứng nhận cho phép sử dụng ở mọi lứa tuổi.

Ortho-K làm từ chất liệu Hydrogel, có tính thấm khí cao, đảm bảo cung cấp đủ oxy, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe giác mạc.

Một số triệu chứng khác có thể gặp khi đeo kính Ortho-K

Kính tiếp xúc cứng Ortho-K cũng có một số nguy cơ nhỏ như kính tiếp xúc mềm. Vì thế trước khi quyết định sử dụng kính cần tham khảo ý kiến bác sĩ tại các bệnh viện mắt uy tín. Ngoài ra cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh và bảo quản kính. Một số triệu chứng có thể gặp khi đeo kính Ortho-K:

Chảy nước mắt.

Mắt đỏ, khó chịu, cộm xốn

Mắt có ghèn.

Khô mắt.

Nhạy cảm ánh sáng, nhìn mờ.

Các triệu chứng trên chỉ là tạm thời, có thể biến mất sau 3 đến 4 ngày sau khi đeo kính. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trên không hết, hãy lập tức ngưng đeo kính và đi khám tại các cơ sở bệnh viện mắt gần nhất.

Hướng dẫn sử dụng kính tiếp xúc ORTHO-K

Rửa sạch tay bằng xà phòng và lau khô.

Nhỏ nước mắt nhân tạo lên 2 mắt

Vệ sinh kính bằng nước muối sinh lý Efticol 0,9%.

Kiểm tra lại lần cuối xem kính có dính bụi hay không

Để kính Ortho-K trên đầu ngón trỏ của bàn tay phải (tay thuận), nhỏ 1 giọt nước mắt nhân tạo vào trong lòng kính.

Dùng ngón giữa tay phải kéo mi dưới xuống, dùng 3 ngón giữa tay trái giữ mi trên, đặt nhẹ kính tiếp xúc vào giữa tròng đen.

Chớp mắt nhẹ, nhìn vào gương xem kính đã nằm giữa lòng đen hay chưa

Đổ bỏ nước ngâm kính, khay đựng kính có thể để tự khô

Buổi sáng: Tháo kính

Rửa sạch tay bằng xà phòng.

Nhỏ nước mắt nhân tạo vào hai mắt.

Mắt nhìn thẳng vào gương, dùng ngón tay giữa tay trái giữ mi trên, ngón giữa tay phải kéo mi dưới, áp đầu que lấy kính vào giữa hoặc 2/3 dưới tròng đen, nhẹ nhàng lấy kính ra.

Nhẹ nhàng lấy kính khỏi que, đặt kính vào khay ngâm kính, cho nước ngâm kính vào ngập kính, đậy nắp khay ngâm kính và sau đó tiếp tục tháo kính mắt kia.

Chú ý: kính mắt bên phải thì đặt vào khay mắt phải và ngược lại.

Tổng quan về Ortho-K – Tiến sĩ Vũ Tuệ Khanh

Đánh giá hiệu quả và an toàn của phương pháp chỉnh hình giác mạc bằng kính tiếp xúc cứng qua đêm seed ortho-k – Luận văn chuyên khoa II ĐH y dược TPHCM – BS Lê Thị Kim Chi

NGHIÊN CỨU TẬT KHÚC XẠ VÀ MÔ HÌNH CAN THIỆP Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG – Luận văn Tiến Sĩ y học – HOÀNG HỮU KHÔI