Xu Hướng 5/2024 # Bạn Hỏi Bác Sĩ Trả Lời: Câu Hỏi Nhi Khoa # Top 4 Yêu Thích

Câu hỏi số 1: Phụ huynh tên Ngọc Thái hỏi: Chào Bác sĩ, gia đình tôi có 1 bé trai năm nay 4 tuổi, cháu hay có hiện tượng đi tiểu són hoặc vì mải chơi mà bé đi tiểu không kiểm soát. Bác sĩ cho hỏi cháu như vậy có vấn đề gì không? nếu đưa bé đi khám thì khám như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2 trả lời: “Chào Anh/chị, theo miêu tả thì khả năng bé bị rối loạn nhu động bàng quang. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi do các hoạt động về thần kinh của bàng quang chưa hoàn chỉnh, bé tiểu lắt nhắt, tiểu són và rất dễ chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng tiểu. Nên đi khám làm xét nghiệm nước tiểu và siêu âm kiểm tra. Điều trị rối loạn nhu động bàng quang: Vệ sinh sạch sẽ; Uống nhiều nước ; Dùng thuốc nhóm oxybutynine (Ditropan): (thuốc chống co thắt đường tiết niệu, làm tăng dung tích bàng quang, làm chậm sự muốn tiểu) Liều 0.3 – 0.4 mg/kg/ ngày.”

Câu hỏi số 2: Phụ huynh tên Uyên hỏi: Chào Bác sĩ, con gái em năm nay 8 tuổi, ở vùng ngực có một bên phát triển vậy có phải dậy thì sớm không ạ nhưng nếu dậy thì sớm thì có thuốc ức chế không Bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ!

Câu hỏi số 3: Phụ huynh tên Tú hỏi: Chào Bác sĩ, cho em hỏi bé gái nhà em hơn 3 tháng tuổi, hay nhìn xuống lộ tròng trắng phía trên, đi khám bác sĩ nói bị sụp mí bẩm sinh. Em có tìm hiểu thông tin trên internet, được biết đây là tình trạng sụp mí và mí xệ xuống che mắt. Hiện tại, bé nhà em mắt vẫn mở bình thường. Bác sĩ có cho thuốc Toracin để nhỏ, cho em hỏi tình trạng này có ảnh hưởng gì không? Có thể chữa được không? Mong Bác sĩ giải đáp giúp em, chân thành cám ơn!

Khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2 trả lời: “Xin được giải đáp câu hỏi của Qúy phụ huynh như sau: Sụp mi (Ptosis) được định nghĩa là sự sa của mi mắt trên xuống thấp hơn so với vị trí bình thường của nó. Trong đó có sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải; – Sụp mi bẩm sinh (Sụp mi đơn thuần): Sụp mi phối hợp với những bất thường bẩm sinh khác – Sụp mi mắc phải: Có thể xuất hiện khi sinh ra nên dễ nhầm; Chiếm tỷ lệ 25% và chia làm 5 nhóm: (1) Do tổn thương thần kinh, liệt dây III bên trái. (2) Do cơ (3) Do cân (4) Do chấn thương (5) Do tác nhân cơ giới – Phân biệt với giả sụp mi: (1) Lỏm mắt hoặc lồi mắt đôi bên (2) Thừa da mi quá mức (3) Nhãn cầu nhỏ (4) Lác lên trên hoặc xuống ở mắt đối bên (5) Hẹp khe mi – Điều trị sụp mi: Chủ yếu là phẫu thuật. Bác sĩ khuyến cáo ba mẹ nên cho bé đi khám chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác.”

Câu hỏi số 4: Phụ huynh tên H.H hỏi: Chào bác sĩ. Bé gái nhà em 5 tuổi, bé ăn uống sinh hoạt bình thường và sức khỏe tốt. Nhưng bé bị đi ngoài lúc ngủ tối (4-5 lần/1 tuần), bé đã biết tự chủ đi vệ sinh ban ngày và không bị táo bón. Em đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không hiệu quả, nên bây giờ bé vẫn mặc tã đi ngủ. Xin bác sĩ cho em một số lời khuyên ah!

Bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2 trả lời: “Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi thắc mắc của mình về cho bác sĩ. Trước hết xin được chia sẻ những bất tiện mà chị và bé đang gặp phải. Để giải quyết vấn đề này tôi xin được đưa ra một vài ý kiến như sau. Bé 5 tuổi thì có thể trong ngày đi đại tiện 2 lần với phân sệt là hoàn toàn bình thường, bằng chứng là bé vẫn sinh hoạt, khỏe mạnh lên cân đều. Vậy nên tôi nghĩ vấn đề là ở phần thói quen của bé. Chị nên tập cho bé thói quen đi tiêu vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ. việc tạo thói quen sinh hoạt như vậy sẽ làm giảm những bất tiện phần nào cho chị và bé. Trường hợp bé tập thói quen như vậy mà vẫn không thay đổi được tình hình thì chị nên cho bé đi khám tại phòng khám nhi, để bác sĩ trực tiếp thăm khám và làm những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán tình trang này của bé.”

Câu hỏi số 5: Bạn Đ.T hỏi: Bác sĩ cho em hỏi: Con trai em gần 6 tuổi, thấy cháu ăn uống, hoạt động bình thường, chỉ khi ngủ về đêm cháu hay trằn trọc hay kêu rên rồi chân tay cứ kiểu bứt rứt, khó chịu vò vọc xuống giường, biểu hiện này xảy ra thường xuyên trong giấc ngủ về đêm, em nhờ bác sĩ cho lời tư vấn ạ. Cảm ơn Bác sĩ nhiều!

Bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2 trả lời: “Chào anh Đ.T! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi thắc mắc cho bác sĩ Khoa Nhi. Bác sĩ xin được nêu ra vài ý kiến về trường hợp hiện giờ của con trai anh, bé đã 6 tuổi và 6 tuổi là độ tuổi chuyển giao giữa một đứa trẻ được tự do vui chơi, không phải học hành quá nhiều và chuyển tiếp lên học tập giáo dục trường lớp, thời điểm bé tập làm quen với kiến thức mới bạn bè mới thầy cô mới và những khuôn khổ trường lớp, gây ra nhưng phản ứng tiêu cực cho bé. Điều này dẫn đến những hành động thái độ mà cha mẹ thấy bé mất tập trung hay cáu gắt hành động bực tức, bứt rút. Vì vậy điều cần làm trước tiên mà anh cần phải làm là giải tỏa những khúc mắc và những tâm lý tiêu cực đó. Trường hợp bé vẫn không có những thay đổi trong hành động, nhận thức thì anh nên cho bé đi khám đến bệnh viện khám, để bác sĩ nhi trực tiếp tư vấn cho anh và bé.

Câu hỏi số 6: Phụ huynh tên Lâm hỏi: Chào bác sĩ, cho em hỏi con em năm nay hơn 2 tuổi, đầu ngón chân hay bị nứt cổ gà ngày càng sâu, cho em hỏi có nguy hiểm gì không ạ?

Khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2 trả lời: “Chào anh Lâm. Để trả lời thắc mắc của anh. Thì xin phép cho tôi đặt vài câu hỏi trước khi đưa ra tư vấn cho anh. (1) Nơi anh và bé đang sống có điều kiện thời tiết môi trường ra sao? (2) Vị trí gần đâu chân bé có mang giày, dép khi đi ra ngoài hay ở nhà không? (3) Đầu ngón chân có chảy dịch, máu không? (4) Điều quan trọng nhất là anh đã tùng cho bé thoa thuốc hay điều trị gì trước đó không. Cuối cùng để chấn đoán chính xác bé nhà mình đang gặp vấn đề gì thì anh có thể đưa trẻ đi khám, tại phòng khám bác sĩ Da liễu để có câu trả lời chính xác nhất nha anh.”

Câu hỏi số 7: Anh Thanh hỏi: Bé em được 4 tháng 15 ngày rồi mà chưa lật, chưa tự nhấc đầu lên được, có vấn đề gì không ạ?. Em có phải uống thuốc gì bổ sung cho bé không ạ?

Khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2 trả lời: “Chào anh Bác sĩ cần hỏi thêm mẹ về việc bé sinh thường hay sinh mổ, sinh đủ tháng không, sau sinh có bị dị tật bẩm sinh gì hay ko, 4 tháng 15 ngày chưa biết lật, chưa tự nhấc đầu là bi chậm, có thể do cơ cổ còn yếu, mẹ nên cho bé khám trực tiếp tại bênh viện có chuyên khoa Nhi để tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị.”

Câu hỏi số 8: Bạn N hỏi: Chào bác sĩ! Bé nhà em 2 tháng tuổi và do mẹ không có sữa, bé được uống sữa công thức, bác sĩ cho em hỏi, có nên cho uống nước thêm không ah! Cảm ơn bác sĩ nhiều ah!

Câu hỏi số 9: Bạn K.L hỏi: Chào bác sĩ, con gái tôi hiện 14 tuổi, dạo gần đây (đã 3 ngày) cháu bị mất ngủ, giấc ngủ không sâu (tầm 3-4 tiếng), đau phía sau đầu cả ngày (gật đầu, bất kì động tác nào cũng khiến phía sau đầu đau), họng đau luôn cảm thấy khát nước có đàm, tay và chân thường lạnh, đến chiều – tối lại bị sốt nhẹ, luôn cảm thấy mệt mỏi. Những dấu hiệu này đã kéo dài 3 ngày liên tục, dù đã sử dụng viên sủi bọt hạ sốt nhưng sang hôm sau những dấu hiệu vẫn như cũ (đến đêm vẫn sốt). Bác sĩ cho tôi hỏi con tôi đang mắc phải bệnh gì và có nghiêm trọng không? Chân thành cảm ơn bác sĩ!

Khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2 trả lời: “Cháu có thể có tình trạng nhiễm trùng hô hấp: sốt, ho khạc đàm, đau đầu. Cháu 14 tuổi, độ tuổi đang trong giai đoạn dậy thì, có biến chuyển về tâm lý, mẹ nên quan tâm tìm hiểu xem cháu có dùng điện thoại nhiều không, có những lo lắng bất an gì để dẫn tới stress tâm lý không, tìm hiểu nguyên nhân khiến cháu mất ngủ. Phụ huynh nên theo dõi thêm sự phát triển tâm sinh lý của cháu. Tốt nhất mẹ nên cho cháu đi khám trực tiếp tại bệnh viện tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị cho cháu.”