Xem Nhiều 5/2024 # Rối Loạn Lo Âu Có Chữa Được Không? # Top 1 Yêu Thích

Khi nghiên cứu về cách chữa một bệnh lý nào đó việc đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu rõ ràng về bệnh. Có được những kiến thức cơ bản không những giúp việc chữa bệnh trở nên dễ dàng mà còn giúp phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này. Vậy rối loạn lo âu là gì và những biểu hiện của nó như thế nào?

Dễ bị kích động, cáu gắt với người xung quanh, tâm lý không ổn định, cảm giác lo lắng luôn thường trực

Bị rối loạn nhịp tim, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống kèm theo đó là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và mệt mỏi

Luôn có những suy nghĩ tiêu cực về mọi thứ, tất cả những điều xảy ra trong quá khứ hay hiện tại đều khiến người bệnh lo lắng và không có lỗi thoát cho bản thân.

Rối loạn lo âu có thể được chữa khỏi không?

Đây là thắc mắc của hầu hết tất cả những người đang có những lo âu căng thẳng thông thường đến những người có những rối loạn lo âu. Bệnh rối loạn lo âu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Điều quan trọng trong điều trị bệnh vẫn là sự kiên trì và cố gắng của người bệnh để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Có hai phương pháp chính để điều trị rối loạn lo âu:

Liệu pháp về tâm lý là phương pháp hàng đầu để điều trị tâm bệnh của các chứng rối loạn tâm thần kinh trong đó có rối loạn lo âu. Trong trường hợp này thì các chuyên gia tâm lý sẽ tư vấn cho người bệnh và người nhà của bệnh nhân, giúp cho người bệnh hiểu được bản chất của rối loạn lo âu từ đó giúp người bệnh bình tĩnh, lấy lại tinh thần để chiến đấu với bệnh tật.

Ngoài ra chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn người bệnh có thể học một số bài tập giúp kiểm soát được căng thẳng, kiếm soát lo âu, giảm stress.

Quản lý căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng có thể giúp hạn chế những yếu tố kích thích lo âu tiềm ẩn. giúp người bệnh dễ vượt qua chứng rối loạn lo âu

Kỹ thuật thư giãn: Các hoạt động đơn giản có thể được sử dụng để thư giãn nhằm giảm các dấu hiệu tinh thần và thể chất của sự lo lắng. Có thể áp dụng thiền định, các bài tập thở sâu, bồn tắm dài, nghỉ ngơi trong bóng tối và yoga.

Mạng lưới hỗ trợ: Nói chuyện với người hỗ trợ, chẳng hạn như người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.

Tập thể dục: Việc tập luyện thể dục giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi người bệnh.

Với trường hợp nhẹ hãy đọc: Chữa rối loạn lo âu không dùng thuốc

Sử dụng thuốc

Trong những trường hợp rối loạn lo âu nặng hoặc có kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, bác sỹ có thể kê đơn thuốc để điều trị. Thuốc tây y có tác dụng làm giảm các triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát và thường được kê đơn kết hợp các liệu pháp khác. Những biểu hiện rối loạn lo âu khác nhau sẽ có thuốc điều trị khác nhau. Tuy nhiên vệc điều trị bằng thuốc tây y gây ra những tác dụng phụ nhất định do vậy khi chữa rối loạn bằng thuốc thì người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối những chỉ dẫn và hướng điều trị của bác sĩ.

Thuốc chống trầm cảm: Các loại thuốc này ảnh hưởng đến hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh (Serotonin và Norepinephrine) có một vai trò trong rối loạn lo âu. Ví dụ thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị rối loạn lo âu tổng quát bao gồm Paroxetine (Paxil), sertraline (Zoloft), venlafaxine (Effexor)

Thuốc chống lo âu: Buspirone thường được sử dụng dài hạn trong điều trị rối loạn lo âu. Tuy nhiên, tương tự như các thuốc chống trầm cảm thì loại thuốc này cũng cần tới vài tuần mới bắt đầu phát huy hiệu quả. Khi sử dụng buspirone bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ là cảm giác chóng mặt ngay sau khi dùng. Tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm đau đầu, buồn nôn, căng thẳng và mất ngủ.

Thuốc an thần: các loại thuốc an thần được sử dụng như một biện pháp cứu trợ ngắn hạn đối với triệu chứng nặng của rối loạn lo âu. Những loại thuốc này có nguy cơ gây lệ thuộc thuốc và có thể gây một số tác dụng phụ, do đó chỉ được sử dụng ngắn hạn theo đúng chỉ định của bác sỹ.

Các chế phẩm hỗ trợ khác

Như đã đề cập ở trên, sử dụng thuốc điều trị rối loạn lo âu chỉ áp dụng với các trường hợp nặng, và phải mất tới một vài tuần mới cho thấy được hiệu quả. Do đó mà các biện pháp hỗ trợ cũng cần thiết. Một số sản phẩm từ dược liệu, hoặc mới gần đây người ta phát hiện ra một số chủng vi khuẩn có lợi (probiotic) trong đường ruột cũng giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm. Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh việc bổ sung chọn lọc những lợi khuẩn có tác dụng đủ mạnh trên trục não ruột giúp giảm triệu chứng lo âu, thậm chí triệu chứng trầm cảm nhẹ và vừa, cải thiện trí nhớ sau stress. Không chỉ vậy, những lợi khuẩn này còn được chứng minh bằng thực nghiệm cho thấy nó giúp những người tham gia nghiên cứu đối mặt với các tình huống stress một cách nhẹ nhàng hơn – điều này có thể đem lại lợi ích cho rất nhiều người trong chúng ta đang phải đối mặt với những áp lực cuộc sống hàng ngày.

Mặc dù ta đã quá quen thuộc với khái niệm probiotic (men vi sinh) và trên thị trường cũng có rất nhiều chế phẩm probiotic. Tuy nhiên, cần lưu ý probiotic hay men vi sinh chỉ là tên gọi chung của các vi khuẩn có lợi, trong mỗi chế phẩm có thể chứa những loại vi khuẩn khác nhau và chúng có công dụng khác nhau. Do vậy phải lựa chọn đúng loại probiotic được thiết kế chuyên biệt cho mục đích chống căng thẳng, lo âu, trầm cảm thì mới đạt được hiệu quả.

Công thức probiotic đầu tiên trên thế giới được thiết kế chuyên biệt cho mục đích giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm do các nhà khoa học tại Hà Lan nghiên cứu có tên gọi là Ecologic Barrier, hiện nay cũng đã có mặt tại Việt Nam với tên thương mại là Cerebio. Ứng dụng Probiotics trong phòng ngừa và giúp cải thiện các triệu chứng của lo âu, trầm cảm là một bước tiến rất lớn do đây là giải pháp có độ an toàn cao, ít tác dụng không mong muốn. Thậm chí probiotic có thể sử dụng dài hạn và dùng được cho cả như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh. Đây là một điều rất đáng mừng bởi vì các đối tượng trên rất dễ mắc phải trầm cảm, rối loạn lo âu nhưng việc điều trị với thuốc hiện nay vô cùng khó khăn.