Thịnh Hành 5/2024 # Bệnh Viện Mắt Tp.hcm: Bảng Giá, Quy Trình & Thời Gian Làm Việc # Top 9 Yêu Thích

Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa hạng I về Nhãn khoa tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước. Bệnh viện chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe về mắt cho nhân dân thành phố và người dân trong khu vực.

Tổng quan về Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh

Với tiền thân là Bệnh viện Điện Biên Phủ, được thành lập vào năm 1978, trải qua nhiều thời kỳ phát triển và đổi tên thành Trung Tâm Mắt. Thì tới năm 2002, bệnh viện chính thức mang tên Bệnh viện Mắt Thành Phố Hồ Chí Minh theo quyết định của ủy ban nhân dân Thành phố.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hiện tại Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh có 750 cán bộ bao gồm 1 giáo sư, 3 phó giáo sư, 7 tiến sĩ, 39 thạc sĩ và 37 bác sĩ chuyên khoa cũng với đội ngũ cán bộ y tế chuyên ngành có tâm huyết với nghề. Bệnh viện có 280 giường, 10 phòng chức năng, 14 khoa lâm sàng để đảm bảo công tác khám và điều trị bệnh.

Hiện tại, Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa hạng nhất, thường xuyên có các khóa đào tạo, tập huấn, chuyên sâu về chuyên ngành, cập nhật thường xuyên các công nghệ hiện đại trong việc khám và điều trị như phẫu thuật bằng tia laser điều trị cận thị hay phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể.

Đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện Mắt

Khoa khám và điều trị:

Bác sĩ chuyên khoa II Vũ Anh Lê.

Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Hồng Sơn.

Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Ánh Lan.

Bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Hồng Nhung.

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Thanh Hồng.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Chí Trung Thế Truyền.

Khoa chấn thương: Khoa Dịch kính: Khoa Mắt nhi:

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Kiệt.

Phòng khám Mắt lé:

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Phú Thiện.

Khoa khúc xạ: Khoa Thần kinh nhãn khoa và thẩm mỹ: Khoa Glaucoma:

Bác sĩ chuyên khoa II Trang Thanh Nghiệp.

Thạc sĩ, bác sĩ Tô Thị Kỳ Anh.

Khoa Đáy mắt:

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tú Uyên.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Trải qua quá trình hình thành và phát triển hiện tại Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh đã có 10 phòng chức năng, 11 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng, 1 cửa hàng kính và 1 cửa hàng thuốc.

Về máy móc, bệnh viện được trang bị hầu hết các kỹ thuật nhãn khoa tiến tiến như:

Kính sinh hiển vi phục vụ công tác khám bệnh.

Hệ thống khử trùng hiện đại.

Sinh hiển vi dùng trong phẫu thuật.

Bảng đo sắc giác.

Thiết bị đo khúc xạ.

Bảng kiểm tra thị giác hình nổi.

Bảng đo độ nhạy tưởng phản của mắt.

Máy đo nhãn áp không tiếp xúc.

Máy Laureate.

Máy Infiniti.

Máy siêu âm mắt.

Máy IOL Master.

Máy Javal kế tay.

Máy sinh hiển vi Topcon 3C và 8Z.

Máy sinh hoá 18 thông số.

Máy Visumax.

Máy Femtosecond.

Chuyên khoa của bệnh viện

Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các chuyên khoa:

Các khoa lâm sàng bao gồm:

Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức.

Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế.

Khoa Glaucoma.

Khoa Giác mạc.

Khoa Mắt nhi.

Khoa Tạo hình, thẩm mỹ – Thần kinh nhãn khoa.

Khoa Dịch kính võng mạc.

Khoa Khám mắt.

Khoa Khúc xạ.

Khoa Tổng hợp.

Các khoa cận lâm sàng:

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn mắt.

Khoa xét nghiệm.

Khoa Chẩn đoán hình ảnh.

Khoa Dược.

Quy trình khám chữa bệnh của bệnh viện Mắt thành phố

Để tiết kiệm thời gian khi đến khám tại Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, người bệnh có thể tham khảo quy trình sau:

Bước 1: Đăng ký khám bệnh tại phòng bảo vệ hoặc quầy hướng dẫn.

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin cá nhân vào phiếu đăng ký khám bệnh.

Bước 3: Nộp lại phiếu đăng ký thông tin, chờ đến số thứ tự để thực hiện thủ tục hoàn thành hồ sơ khám bệnh.

Bước 4: Nộp tiền tại quầy thu ngân, nhận sổ khám bệnh và phòng khám.

Bước 5: Đến phòng khám, nộp sổ và chờ đến lượt khám.

Bước 6: Bác sĩ khám và tư vấn bệnh. Sau đó bệnh nhân đến bàn vi tính để nhập dữ liệu.

Bước 7: Bác sĩ kê thuốc, dặn dò.

Lưu ý: Đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế, cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế ngay khi đăng ký khám bệnh kèm giấy tờ tùy thân có ảnh. Nếu bạn vượt tuyến, cần có giấy chuyển viện. Đối với trường hợp tái khám cần có giấy hẹn của bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh có thể tiết kiệm thời gian bằng cách đăng ký khám bệnh qua số tổng đài của bệnh viện.

Đăng ký hẹn giờ khám bệnh:

Bảng giá dịch vụ y tế tại bệnh viện Mắt TP HCM

Thời gian làm việc tại bệnh viện Mắt

Giờ bắt đầu phát số khám bệnh: Bắt đầu từ 5 giờ 30 phút sáng.

Giờ khám bệnh tại Khoa khám Mắt:

+ Thứ hai đến thứ sáu:

+ Thứ bảy – Chủ nhật:

Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ.

Chiều từ 13 giờ đến 19 giờ.

Giờ khám tại Khu khám 2:

+ Thứ hai đến thứ sáu:

Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30.

Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30.

+ Thứ bảy: Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30.

+ Chiều thứ bảy và chủ nhật Khu khám 2 không làm việc.

Giờ làm việc tại Phòng kính:

+ Thứ hai đến chủ nhật: Làm việc từ 6 giờ 30 đến 18 giờ.

Thời gian thăm bệnh:

+ Thứ hai đến chủ nhật: Từ 7 giờ 30 đến 21 giờ.

Địa chỉ liên hệ bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: Số 280 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028 3932 5374 – 028 3932 6732

Fax: 028 3932 6163

Email: [email protected]

Website: benhvienmat.com

# Xem bản đồ đường đi đến Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh: