Xem Nhiều 5/2024 # # 1【Những Mốc Khám Thai Sản Quan Trọng】 Sản Phụ Khoa # Top 1 Yêu Thích

24/09/2024 81.547 lượt xem

Khám thai định kỳ là việc làm cần thiết và quan trọng với mỗi mẹ bầu. Đặc biệt mẹ tuyệt đối không nên bỏ lỡ những mốc khám thai sản quan trọng như lần khám thai đầu tiên, tuần 12, tuần 22, tuần 32… để nắm bắt được tình hình phát triển về sức khỏe cũng như hình thái của thai nhi

Khám thai lần đầu (Thai từ 8 – 11 tuần)

Khi phát hiện các dấu hiệu có thai (trễ kinh 1 tuần, thử que lên 2 vạch màu hồng), chị em nên đi khám thai càng sớm càng tốt. Lần khám thai đầu tiên này rất quan trọng, giúp xác định đã có thai hay chưa, loại trừ trường hợp mang thai ngoài tử cung …

Trong lần khám thai này, mẹ bầu nên:

Đem theo danh sách các loại thuốc mình đang sử dụng để bác sĩ đánh giá mức độ an toàn.

Ghi chú lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để bác sĩ tính ngày dự sinh.

Tìm hiểu về tiền sử bệnh lý của gia đình mình và gia đình chồng để bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán, lời khuyên.

Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, mẹ bầu sẽ được kiểm tra cân nặng, huyết áp, nước tiểu, đo kích thước bụng, kiểm tra vị trí thai nhi, nghe nhịp tim thai và được yêu cầu thực hiện những xét nghiệm thích hợp. Nếu có các biểu hiện bất thường, mẹ sẽ được theo dõi sát sao và can thiệp khi cần.

Khám thai lần thứ 2 (Thai từ 12 – 15 tuần)

Đây là thời điểm duy nhất để thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán dị tật thai nhi, nếu sớm hơn hoặc trễ hơn, kết quả sẽ không còn chính xác.

Các xét nghiệm sẽ được thực hiện khi đi khám thai tuần 12 – 15 tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc:

Siêu âm thai 4D: Với hệ thống máy siêu âm hiện đại, tiên tiến, việc siêu âm 4D sẽ giúp cho mẹ và bác sĩ thấy được sự phát triển về sức khỏe và hình thái của thai nhi. Đặc biệt xác định được cân nặng, kích thước chiều dài của thai nhi, ngoài ra, ngày sự sinh của mẹ cũng được bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn qua lần siêu âm này.

Xét nghiệm Double test – Đo độ mờ da gáy: giúp tầm soát nguy cơ phát triển hội chứng Down, Edward hoặc Patau. Tuần 12 là cơ hội duy nhất để bác sĩ tiến hành đo độ mờ da gáy, chẩn đoán nguy cơ xuất hiện nhiễm sắc thể bất thường, nếu mẹ vô tình quên mất xét nghiệm này thì tất cả các kết quả ở những thời điểm khác đều không mang lại kết quả chính xác.

Xét nghiệm máu cơ bản để kiểm tra chỉ số glucose, ure, chức năng gan – thận… Đồng thời, nó giúp xác định nhóm máu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, giúp pháp hiện các bệnh như AIDS, giang mai, herpes, viêm gan B, C…

Khám thai lần thứ 3 (Thai từ 16 – 21 tuần)

Mốc khám thai này giúp dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai thông qua xét nghiệm Triple test. Xét nghiệm này chỉ có giá trị khi được thực hiện vào tuần thai 16-18. Đây là một xét nghiệm mang tính chất sàng lọc, có khả năng dự báo nguy cơ chứ không mang tính chất xác định chính xác.

Triple test được thực hiện bằng cách lấy máu của mẹ, nhằm tầm soát trước sinh, phát hiện một số nguy cơ dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, Edward, dị tật ống thần kinh. Đối tượng nên làm xét nghiệm Triple test là mẹ bầu mà gia đình có tiền sử bị dị tật bẩm sinh, mẹ trên 35 tuổi, bị tiểu đường, bị nhiễm virus trong thời gian mang thai, tiếp xúc với phóng xạ liều cao. Ngoài ra, nếu mẹ bỏ lỡ việc thực hiện xét nghiệm Double test ở tuần khám thai thứ 12 hoặc xét nghiệm Double test ở tuần đó có vấn đề thì sẽ được bác sĩ tư vấn thực hiện xét nghiệm Triple test thêm ở lần thăm khám này.

Đặc biệt, nếu kết quả xét nghiệm Triple test có vấn đề, mẹ bầu sẽ được đề nghị làm thêm xét nghiệm chọc ối.

Ngoài ra, ở tuần thai này, mẹ còn được thực hiện khám thai, siêu âm thai 4D và phân tích nước tiểu bằng máy tự động.

Khám thai lần thứ 4 (Thai từ 22 – 24 tuần)

Đây là mốc khám đặc biệt quan trọng. Trong lần khám này, thai phụ sẽ được siêu âm 4D và làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể phát hiện những bất thường của bánh nhau, nước ối…

Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28. Do đó, mẹ bầu cũng tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua lần khám thai này.

Khám thai lần thứ 5 (Thai từ 25 – 29 tuần) và lần thứ 6 (thai từ 30 – 32 tuần)

Ở tuần thai này, mẹ dường như có thể yên tâm hơn vì bé đã phát triển khá hoàn thiện, mẹ cũng không quá mệt mỏi với những triệu chứng thường gặp trong thai kỳ nữa ngoại trừ việc cảm thấy xuất hiện nhiều cơn nhức mỏi hơn do lúc này, thai nhi đã tăng nhanh về trọng lượng và kích thước.

Khám thai lần thứ 7 (Thai từ 33 – 35 tuần)

Đây là thời điểm vô cùng thích hợp để mẹ tham gia lớp học tiền sản để bổ sung kiến thức thai kỳ cũng như tìm hiểu và trang bị những kỹ năng cần thiết cho quá trình “vượt cạn” và chăm sóc bé sau sinh trong thời gian tới. Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, khi sử dụng dịch vụ thai sản trọn gói, mẹ sẽ được miễn phí tham gia lớp học tiền sản ở tuần thai này. Lớp học được tổ chức với sự giảng dạy của các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa sản – phụ – nhi khoa giàu kinh nghiệm. Chắc chắn, các mẹ sẽ có được khoảng thời gian bổ ích và tự tin hơn trên hành trình chăm sóc bản thân cũng như em bé trong suốt khoảng thời gian từ khi mang thai cho đến khi vượt cạn và sau sinh.

Ngoài ra, khi khám thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc ở tuần thai từ 33 – 35, mẹ bầu còn được thực hiện khám thai, siêu âm 2D, tổng phân tích nước tiểu bằng máy tự động và đặc biệt là thực hiện xét nghiệm tìm vi khuẩn Streptococcus B. Đây là một xét nghiệm dành cho tất cả phụ nữ có thai, bởi khi cơ thể của mẹ vô tình nhiễm phải loại vi khuẩn này, sẽ không có bất cứ biểu hiện nào ra ngoài, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, mẹ có thể truyền nhiễm loại vi khuẩn này sang cho em bé trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt là đối với những mẹ thực hiện sinh thường.

Khám thai lần thứ 8 (Thai từ 36 – 37 tuần)

Ở lần khám thai thứ 8 (thai từ 36 – 37 tuần), mẹ tiếp tục sẽ được thực hiện những thăm khám, kiểm tra cần thiết để nắm bắt được sự phát triển của thai nhi, tình trạng nước ối và một số chỉ số sức khỏe của mẹ

Khám thai: Việc khám thai định kỳ ở tuần thai này không khác gì so với những tuần thai trước đó. Tuy nhiên, nếu có bất cứ bất thường nào trong thai kỳ, mẹ nên trao đổi thẳng thắn với bác sĩ để bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, cũng như đưa ra những lời khuyên hoặc phương án xử trí phù hợp cho từng tình trạng của mẹ.

Khám với bác sĩ gây tế/ gây mê: Đây được cho là một cuộc thăm khám vô cùng quan trọng trước khi sinh của tất cả các mẹ bầu. Qua lần thăm khám này, bác sĩ sẽ xác định mẹ bầu có đủ điều kiện thực hiện gây tê hoặc gây mê trong quá trình chuyên dạ hay không, có bất thường gì về sức khỏe hay có dị ứng, phản ứng gì với các loại thuốc gây tê, gây mê có thể sử dụng trong quá trình “vượt cạn”.

Tổng phân tích nước tiểu bằng máy tự động

Xét nghiệm máu cơ bản: Bao gồm những xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, thời gian đông máu, xét nghiệm glucose, ure, chức năng gan, thận, điện giải…

Điện tâm đồ (6 cần): Việc đo điện tâm đồ không chỉ có tác dụng đo nhịp tim cho mẹ mà còn giúp bác sĩ kiểm tra được nhịp tim của thai nhi, từ đó phát hiện ra những bất thường về tim mạch của cả 2 mẹ con (nếu có).

Khám thai lần thứ 9 (Thai từ 38 – 39 tuần)

Đây là tuần thai khá gần với thời gian chuyển dạ, do đó, mẹ không nên bỏ qua mốc khám này. Ở tuần thai từ 38 – 39 tuần này, mẹ sẽ được các bác sĩ tiến hành khám thai, siêu âm 2D, thực hiện tổng phân tích nước tiểu và đo monitor. Ở tuần thai này, việc đo monitor sẽ giúp bác sĩ có thể theo dõi nhịp tim thai và cơn cơ tử cung của mẹ. Lúc này em bé đã phát triển hoàn thiện, mẹ có thể có dấu hiệu chuyển dạ bất cứ lúc nào. Do đó, mẹ nên chuẩn bị tinh thần để đi sinh bất cứ lúc nào, nhất là đối với các mẹ sinh thường.

Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, khi lựa chọn thai sản trọn gói, mẹ hoàn không cần tay xách nách mang khi nhập viện, toàn bộ đồ dùng cho mẹ và bé trong suốt quá trình lưu viện đều đã được chuẩn bị đầy đủ. Do đó, bất cứ khi nào có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ chỉ cần nhanh chóng nhập viện mà không cần mang bất cứ đồ đạc lỉnh kỉnh gì.

Khám thai lần thứ 10 (Thai trên 40 tuần)

Đây chính là lần khám trước khi mẹ bước vào quá trình “vượt cạn”. Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ sẽ nhập viện, lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, siêu âm thai, tổng phân tích nước tiểu, đo máy monitor cho mẹ. Tất cả các thăm khám, xét nghiệm ở lần khám thai này đều giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe của mẹ và bé, chuẩn bị chu đáo cho quá trình giúp mẹ đón bé một cách an toàn, thuận lợi và nhanh chóng nhất.

Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, khi nhập viện mẹ sẽ được đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng thăm khám, chăm sóc thường xuyên, hướng dẫn mẹ thực hiện tất cả những việc làm cần thiết trước và trong quá trình chuyển dạ do đó mẹ không cần phải quá lo lắng.

Đặc biệt, khi sử dụng dịch vụ thai sản trọn gói tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, ngoài những lần khám thai ở trên, mẹ còn được khám thai không giới hạn với đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành 100% đến từ bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và phụ sản Trung Ương bất cứ khi nào có nhu cầu. Không chỉ có vậy, ngoài việc chăm sóc cho mẹ trong suốt thai kỳ, quá trình sau sinh, mẹ và bé cũng sẽ được bệnh viện hỗ trợ tối đa:

Bé được áp da với cả bố và mẹ

Bé được tiêm vitamin K và vác xin viêm gan B miễn phí

Mẹ và bé được hỗ trợ chăm sóc 24/24 suốt thời gian lưu viện

Mẹ được phục vụ ngày 3 bữa ăn tận giường

Mẹ được vệ sinh tầng sinh môn/ vết mổ, bé được tắm và chăm sóc rốn mỗi ngày

Hỗ trợ áp dụng bảo hiểm – bảo lãnh

Tặng bộ ảnh “vượt cạn” độc nhất cho mẹ và bé

Đặc biệt, mẹ và bé còn có cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp khác như:

Giảm đau cho mẹ sau sinh bằng các phương pháp hiện đại nhất

Chiếu đèn plasma sau sinh giúp mẹ hồi phục vết mổ/ vết khâu tầng sinh môn nhanh chóng

Sàng lọc cho bé trước và sau sinh

Lưu trữ tế bào gốc

Tắm bé tại nhà

Ngoài ra còn vô vàn những dịch vụ tiện ích khác nữa khi đăng ký thai sản trọn gói. Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về những mốc khám thai sản quan trọng, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92, hotline hoặc chat cùng chuyên viên tư vấn để được giải đáp

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc