Đề Xuất 5/2024 # Dấu Hiệu Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Qua Các Giai Đoạn # Top 3 Yêu Thích

Nhận biết dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt qua các giai đoạn sẽ giúp bạn có cơ hội phát hiện bệnh sớm. Cùng với đó đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp, đạt hiệu quả cao.

1. Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt ở các giai đoạn như thế nào?

1.1. Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu (giai đoạn 1, 2a)

1.2. Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, các triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt thường xoay quanh các vấn đề về tình dục và đường tiết niệu. Lưu ý không phải tất cả những bệnh nhân bị chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 đều gặp những dấu hiệu này.

Vấn đề tình dục

Bất lực: sự khó khăn trong vấn đề cương cứng có thể xuất hiện hoặc khả năng duy trì sự cương cứng (gọi chung là rối loạn cương dương)

Hematospermia – một tình trạng có máu trong tinh dịch

Xuất tinh đau

Triệu chứng ở đường tiết niệu

Tiểu yếu

Tiểu bị đau và nóng rát

Có thể có máu trong nước tiểu

Tiểu nhiều

1.3. Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 3

Ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn 3 được coi là giai đoạn bệnh phát triển cục bộ và chưa có ảnh hưởng tới những cơ quan khác của cơ thể trừ túi tinh. Vì thế mà ở giai đoạn 3, ngoài các biểu hiện ở giai đoạn 2 thì các triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt tập trung nhiều vào đường tiết niệu hơn. Bao gồm:

Tiểu đêm

Dòng nước tiểu bị gián đoạn

Khi tiểu có cảm giác đau và nóng rát

1.4. Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 4

Ở giai đoạn 4, đây là giai đoạn khối u di căn và xâm lấn mạnh mẽ tới các bộ phận khác của cơ thể. Tất cả các biểu hiện ở giai đoạn 4 bao gồm giai đoạn 2 và giai đoạn 3 trước đó. Ngoài ra triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 4 còn tập trung vào các cơ quan bị tế bào ung thư xâm lấn, di căn đến.

Với ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 4 người bệnh có thể mất khả năng kiểm soát bàng quang gây ra tiểu không tự chủ, són tiểu, bàn chân có cảm giác tê yếu do các khối u có thể xâm lấn vào khu vực như tủy sống của bạn và gây đau sưng ở chân và bàn chân.

Khi khối u xâm lấn vào trực tràng thì có thể gặp: táo bón, đau bụng, trong phân có máu.

Đau nhức ở háng là biểu hiện của tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết khu vực này. Còn nếu như bạn cảm thấy có các cơn ho và khó thở xuất hiện thì có thể khối u đã di căn tới phổi. Thậm chí bệnh nhân còn có thể bị ho ra máu, nhiễm trùng và thậm chí là xẹp phổi.

2. Các bước chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

2.1 Khám lâm sàng

Thăm trực tràng bằng tay là động tác đơn giản nhưng có giá trị chẩn đoán cao. Qua thăm trực tràng có thể phát hiện thấy khối u, đánh giá tuyến tiền liệt về mật độ, kích thước, mức độ xâm lấn xung quanh, đặc điểm của rãnh giữa, tình trạng của thành trực tràng, sự hẹp lòng trực tràng.

2.2. Khám cận lâm sàng

Định lượng PSA

PSA là dạng kháng nguyên đặc hiệu tổ chức nhưng nó không phải là dạng kháng nguyên đặc hiệu trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Nguyên nhân là PSA cũng có thể tăng lên trong những trường hợp bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt hay bị phì đại tuyến tiền liệt dạng lành tính hoặc ở người đã từng làm những thủ thuật có can thiệp đến tuyến tiền liệt chẳng hạn như làm sinh thiết chẩn đoán hay phẫu thuật cắt u thông qua đường niệu đạo. Giá trị kháng nguyên PSA ở thể bình thường sẽ < 4ng/ mL.

Nếu xét về độ nhạy của dạng xét nghiệm này trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt là khoảng 80% và có độ đặc hiệu từ 15 – 20%. Hiện nay thì xét nghiệm định lượng PSA được ứng dụng như một bài test sàng lọc được kết hợp với việc thăm khám trực tràng bằng tay và đồng thời cũng có giá trị trong việc đánh giá kết quả của việc điều trị cũng như theo dõi sau điều trị.

Siêu âm nội trực tràng

Phương pháp này được ứng dụng trong việc quan sát ở tuyến tiền liệt từ những năm 1980 của thế kỷ XX.

Tính chuẩn xác của phương pháp này được đánh giá là có giá trị chẩn đoán cao hơn hẳn so với thăm trực tràng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc có đánh giá các giai đoạn phát triển của bệnh và hướng dẫn khi sinh thiết khối u thông qua thành trực tràng được chính xác.

Gần đây thì việc siêu âm Doppler nội trực tràng đã được áp dụng trong phép đánh giá làm rõ hơn sự xâm lấn của khối u và những mạch máu lân cận.

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp cắt lớp của vùng tiểu khung sẽ có giá trị trong việc xác định mức độ lây lan ra xung quanh của khối u, vùng di căn hạch chậu.

Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)

Phương pháp này có tác dụng giúp đánh giá được mức độ xâm lấn của những khối u vào tới các tổ chức xung quanh và tới hạch vùng.

Chụp PET (Positron Emission Tomography)

Đây là phương pháp giúp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt bằng hình ảnh nhờ việc sử dụng những chất được gắn đồng vị phóng xạ và mới chỉ được đưa vào ứng dụng tại một vài trung tâm lớn.

Nhưng theo những nghiên cứu mới đây cho biết thì PET không có một vai trò quan trọng lắm trong việc chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

Sinh thiết

Sinh thiết kim đường tầng sinh môn hay thông qua thành trực tràng có hướng dẫn của siêu âm hoặc không có hướng dẫn của siêu âm thì đều có một giá trị chẩn đoán mô bệnh học chính xác. Khi làm sinh thiết thì cần làm với tất cả những điểm nghi ngờ khi quan sát thấy hay sờ được trên lâm sàng, ngoài ra thì bạn cũng cần sinh thiết số lần ít nhất là 6-12 vị trí khác nhau của tuyến tiền liệt để có được chẩn đoán chính xác.

Xạ hình xương

Đánh giá được tình trạng tế bào ung thư tuyến tiền liệt đã di căn xương chính xác hơn so với chụp X quang thông thường.

Một vài xét nghiệm khác giúp đánh giá được tình trạng lan tràn của bệnh ung thư tuyến tiền liệt như siêu âm ở ổ bụng, chụp X quang phổi hay đánh giá chức năng của gan, thận và hệ tạo huyết.

2.3. Chẩn đoán phân biệt

Khi chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, muốn được chắc chắn bạn cần phải làm chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến tiền liệt với bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt, bệnh sỏi, bệnh nang tuyến tiền liệt, bệnh lao tuyến tiền liệt,…

3. Những hiểu lầm thường gặp và cách phát hiện bệnh ung thư tuyến tiền liệt

3.1. Không phải mọi dạng phì đại tuyến tiền liệt đều là ung thư

Ung thư tuyến tiền liệt hình thành do sự phát triển quá mức của các tế bào ung thư trong tuyến tiền liệt. Mặc dù vậy thì không phải lúc nào việc tuyến tiền liệt bị phì đại cũng là ung thư.

Trong tuyến tiền liệt có thể xuất hiện cả hai dạng là phì đại tuyến tiền liệt lành tính và ung thư tuyến tiền liệt. Theo các bác sĩ cho biết thì đây là hai bệnh lý có tính chất riêng biệt khác nhau và phì đại tuyến tiền liệt không phải cứ để lâu là sẽ phát triển thành ung thư.

Ung thư tuyến tiền liệt hầu hết là phát triển chậm và bệnh nhân có tiên lượng sống cao nhưng vì bệnh có có thể sống nhiều năm nhưng vì bệnh này có nhiều dạng diễn biến thất thường nên không nên chủ quan.

Để xác định được nguy cơ phát triển tiếp theo của bệnh cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố như: mức độ lây lan của tế bào ung thư, số lượng tế bào ung thư đang phát triển,…

3.2. Làm thế nào để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt sớm?

Vậy làm thế nào để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt sớm? Các chuyên gia cho biết vì ung thư tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới và thường được tìm thấy ở tuổi trung niên, hơn nữa bệnh lại không có triệu chứng đặc trưng nên để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu thì khi nam giới ở độ tuổi trên 50 cần làm tầm soát ung thư.

Lưu ý thứ hai để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt sớm là nếu như trong gia đình từng có tiền sử mắc ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt là quan hệ huyết thống như: bố – mẹ, anh chị em ruột. Theo khuyến cáo thì từ độ tuổi trên 40, nếu thuộc nhóm nguy cơ này bạn nên mỗi năm khám tổng quát một lần.

Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bạn có bị mắc ung thư tuyến tiền liệt hay không bằng việc thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, chẳng hạn như thăm khám qua trực tràng, qua hậu môn, qua việc sinh thiết tế bào tuyến tiền liệt,.. Hoặc thông qua việc làm xét nghiệm máu hoặc siêu âm.