Xu Hướng 5/2024 # Quy Trình 4 Bước Đi Khám Tại Bệnh Viện Việt Đức # Top 5 Yêu Thích

Ưu điểm khi đi khám tại Bệnh viện Việt Đức?

Khi khám tại Bệnh viện, người bệnh sẽ nhận được dịch vụ khám chữa bệnh với một số ưu điểm sau:

1. Bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt của cả nước

Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt (cả nước hiện nay có 5 bệnh viện hạng đặc biệt gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy).

Bệnh viện Việt Đức có uy tín lâu năm và được người bệnh tin tưởng, đánh giá cao.

2. Được khám với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao

Bệnh viện Việt Đức có đội ngũ y bác sĩ hùng hậu, nhiều người kiêm là cán bộ giảng dạy tại Đại học Y khoa Hà Nội, Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong số họ nhiều người là chuyên gia đầu ngành và bác sĩ giàu kinh nghiệm ở các chuyên khoa khác nhau.

Khi sử dụng Dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện Việt Đức, người bệnh sẽ có cơ hội tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm, mang lại sự yên tâm, tin tưởng cho người bệnh.

3. Được áp dụng các kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán tiên tiến

Bệnh viện Việt Đức được trang bị hầu hết các trang thiết bị hiện đại hàng đầu hiện nay phục vụ trong chẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm kỹ thuật cao như các xét nghiệm theo dõi bệnh nhân ghép tạng, các xét nghiệm chỉ điểm khối u.

Xquang số hóa

Máy siêu âm

Máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy CT Scan

Máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla

Hệ thống chụp mạch máy chuyên dụng

Hệ thống PET/CT phát hiện ung thư sớm và đánh giá các bệnh lý tim mạch, thần kinh

Hệ thống máy sinh hóa miễn dịch tự động, máy sinh hóa tự động, máy xét nghiệm huyết học, xét nghiệm đông máu tự động

Một số bác sĩ giỏi hiện đang công tác tại Bệnh viện Việt Đức

1. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Văn Toàn

Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức

Nguyên Viện phó Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức

Chuyên gia đầu ngành về chấn thương chỉnh hình tại Việt Nam

Được nhận Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân

Nguyên Tổng thư kí Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam

Công tác tại khoa Phẫu thuật chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện Việt Đức

Hiện đang là Trưởng khoa Phẫu thuật chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện Việt Đức

Hiện đang là Phó Viện trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức

Đặt khám với chúng tôi Nguyễn Mạnh Khánh

3. Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Hoàng Giang

Bệnh viện Việt Đức ở đâu? Bản đồ Bệnh viện?

Địa chỉ: Số 16-18 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Khi đi khám, bệnh nhân nên vào từ cổng ở địa chỉ trên vì đây là cổng dành cho người dân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện, đồng thời gần khu khám bệnh giúp người bệnh giảm thiểu thời gian di chuyển.

Trên website Bệnh viện và nhiều kênh thông tin trên diễn đàn thường để địa chỉ Bệnh viện Việt Đức là 40 Tràng Thi. Đây là cổng chính nhưng bệnh nhân đến khám không nên qua cổng này (thường dành cho công việc hành chính).

Vì Bệnh viện Việt Đức nằm ở quận Hoàn Kiếm, khu vực nhiều đường một chiều cùng với nguy cơ trộm cắp hay xảy ra, người bệnh cần lưu ý nghiên cứu kĩ đường đi và bảo đảm an toàn tài sản trước, trong và sau khi đến khám tại Bệnh viện.

Hiện Bệnh viện chỉ nhận các trường hợp cấp cứu 24/7, cả vào thứ 7, chủ nhật, còn các trường hợp bệnh nhân đến khám chữa bệnh thì vào các ngày trong tuần. Nếu đến khám tại Khoa Điều trị theo yêu cầu 1C thì có khám cả ngày thứ 7 (chủ nhật nghỉ).

Người bệnh có thể đăng kí khám với các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vào các ngày trong tuần từ thứ 2 – thứ 6, trong giờ hành chính, cụ thể:

Sáng: 7h00 – 12h00

Chiều: 13h30 – 16h00

Thông thường, Bệnh viện tiếp nhận đông bệnh nhân đến khám vào đầu giờ sáng, người bệnh nên đến đăng kí khám sau 9h00 sáng để giảm thiểu được thời gian chờ đợi.

Các tuyến xe bus qua Bệnh viện Việt Đức

Với những người bệnh ở các tỉnh xa thì phương tiện di chuyển chủ yếu là xe bus, có một vài lưu ý cho người bệnh khi sử dụng phương tiện này như sau:

Giá vé xe bus, mỗi lượt là 7.000 đồng

Hạn chế mang vác đồ dùng quá cồng kềnh, phụ xe có thể từ chối nhận chở

Đề phòng trộm cắp tài sản trên những chuyến xe đông người

Đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai cần có người đi cùng và có thể đề nghị những người trên xe nhường ghế nếu có bất tiện

Từ bến xe Giáp Bát (6km):

Cách 1: Đi bộ đến điểm bus đối diện bến xe Mỹ Đình để đón xe số 34 và xuống ở điểm số 7 Nguyễn Thái Học và đi bộ vào đường Phủ Doãn (khoảng 600m).

Cách 2: Lên xe bus số 30 tại bến xe Mỹ Đình, đến điểm dừng Ngõ Văn Chương – Khâm Thiên, sau đó đón xe bus số 01, đi qua 4 điểm dừng thì xuống và đi bộ vào viện (khoảng 300m).

Đón xe bus số 32 tại bến xe Giáp Bát, đi qua 9 điểm dừng, đến điểm Chùa Quán sứ thì xuống và đón xe số 01, đi qua 1 điểm dừng, đến Bệnh viện Việt Đức thì xuống.

Quy trình 4 bước đi khám tại Bệnh viện Việt Đức

Đối tượng áp dụng:

1. Đối với bệnh nhân khám BHYT

Quy trình khám:

Người bệnh có thẻ BHYT và có giấy chuyển viện đúng tuyến.

Người bệnh nằm viện được hưởng BHYT đúng tuyến, tái khám lần đầu theo đúng lịch hẹn.

Người bệnh mắc các bệnh phải điều trị dài ngày (theo quy định BHYT).

Bước 1: Đăng kí khám và nộp phí khám

Người bệnh đến cửa Bảo hiểm ngoại trú làm thủ tục.

Đối với người bệnh có chỉ định chụp PET/CT, thận lọc máu đến cửa 21 làm thủ tục.

Bước 2: Khám lâm sàng

Người bệnh đến các phòng khám chuyên khoa tại tầng 1-2 nhà C2 để khám và nhận các chỉ định.

Người bệnh cần đóng dấu BHYT tại cửa Bảo hiểm ngoại trú nếu có một trong các chỉ định sau: Chụp CT thường, CT 64 dãy, Cộng hưởng từ, Nội soi, Đo loãng xương.

Bước 3: Khám cận lâm sàng

Người bệnh đến các phòng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh ngồi đợi nhận kết quả chụp chiếu.

Bước 4: Nhận kết quả cận lâm sàng và mua thuốc

Người bệnh mang kết quả xét nghiệm, chụp chiếu đến phòng khám ban đầu gặp bác sĩ để được tư vấn.

Rút thẻ BHYT và thanh toán tại cửa BHYT ngoại trú.

Nếu có đơn thuốc BHYT, người bệnh đóng dấu BHYT, lấy thuốc tại tầng 1 nhà A3.

Đối tượng áp dụng:

2. Đối với bệnh nhân không khám BHYT

Quy trình khám:

Người bệnh không có thẻ BHYT

Người bệnh có thẻ BHYT nhưng không có giấy chuyển tuyến

Bước 1: Đăng kí khám và nộp phí khám

Đăng kí khám bệnh và nộp lệ phí tại cửa tiếp đón số 24, 25. Riêng cửa tiếp đón số 23 dành cho đối tượng được ưu tiên: trẻ em dưới 6 tuổi, người già trên 75 tuổi …

Đối với đăng kí khám tại phòng khám Nam học và Tai Mũi Họng, người bệnh nộp lệ phí khám bệnh tại cửa 1-7.

Bước 2: Khám lâm sàng

Người bệnh đến các phòng khám chuyên khoa tại tầng 1-2 nhà C2 đế khám và nhận các chỉ định các phòng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh ngồi đợi nhận kết qủa chụp chiếu.

Nộp viện phí thực hiện xét nghiệm tại cửa 1-7. Nếu có chỉ định làm các xét nghiệm tại khu điều trị 1C, người bệnh di chuyển sang khu 1C để nộp viện phí. Nếu có chỉ định Nội soi, người bệnh di chuyển lên tầng 3 nhà D trước khi nộp viện phí.

Bước 3: Khám cận lâm sàng

Người bệnh di chuyển đến các phòng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bước 4: Nhận kết quả cận lâm sàng và mua thuốc

Người bệnh mang kết quả xét nghiệm, chụp chiếu đến phòng khám ban đầu gặp bác sĩ để được tư vấn.

Mua thuốc tại bệnh viện.

Đặt khám với bác sĩ giỏi và chuyên gia

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Văn Toàn (Tại đây)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Khánh (Tại đây)

Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Hoàng Giang (Tại đây)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang (Tại đây)

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Khánh (Tại đây)

1. http://benhvienvietduc.org/so-do-quy-trinh-kham-benh-bao-hiem-y-te.html 2. http://benhvienvietduc.org/benh-vien-huu-nghi-viet-duc.html