Xu Hướng 5/2024 # Tại Sao Nên Chọn Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình ? # Top 5 Yêu Thích

TẠI SAO NÊN CHỌN PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH ?

Ngược lại, ở Việt Nam, mô hình bác sĩ gia đình còn khá mới mẻ. Khi có bệnh hoặc nghi ngờ có bệnh, phần lớn người dân tìm đến các Bệnh viện để thăm khám và điều trị. Điều này là dễ hiểu, bởi bệnh nhân không được tư vấn và hướng dẫn, dẫn đến việc bối rối, lúng túng, không biết khám và điều trị ở cơ sở nào? Hệ quả là tình trạng khám chữa không đúng chỗ, không đúng chuyên khoa, nên bệnh không hết hoặc kéo dài, khả năng lành bệnh bị hạn chế. Ngoài ra, có trường hợp vào bệnh viện khi chưa thật sự cần thiết, gây tình trạng quá tải, phải chờ đợi, nặng nề về tâm lý và tốn kém thời gian, tiền bạc, công sức.

Để giải quyết những vấn đề trên, với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bác sĩ gia đình chính là một giải pháp tối ưu cho việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Vậy chúng ta phải hiểu khái niệm “bác sĩ gia đình” như thế nào cho đúng ?

Để có cái nhìn toàn diện và chuẩn xác hơn về bác sĩ gia đình, Phòng khám Bác sĩ Gia đình Phú Đức xin được chia sẻ một số thông tin hữu ích để khách hàng tham khảo và có thêm sự lựa chọn hoàn hảo về vấn đề chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bản thân và gia đình.

Bác sĩ gia đình (BSGD) là những người được đào tạo để chăm sóc bệnh nhân ban đầu một cách toàn diện trong bối cảnh sức khỏe, gia đình và xã hội của người bệnh. Có thể hiểu BSGĐ là người khám chữa bệnh cho cả người lành và người bệnh.

Việc BSGĐ tới nhà bệnh nhân là một trong những hoạt động cần thiết (khi bệnh nhân không tới cơ sở Phòng khám được) nhưng không có nghĩa BSGĐ là người chăm sóc tại nhà.

1. BSGĐ là người chăm sóc sức khỏe ngay từ ban đầu hay nói cách khác BSGĐ là người đầu tiên tiếp xúc với bệnh nhân, có trách nhiệm sàng lọc và chữa các bệnh thông thường tránh trường hợp bệnh nhân vào viện khi không cần thiết.

​Khi trong gia đình có một người nhập viện, ngoài chi phí khám chữa trị phải chi trả cho Bệnh viện, thì gia đình bệnh nhân còn mất một khoảng chi phí lớn phục vụ cho việc đi lại, ăn uống, sinh hoạt, …của bệnh nhân và cả người thân đi cùng (bởi khi nhập viện, một bệnh nhân sẽ kèm theo vài người thân đi theo chăm sóc).

Vì vậy, có thể thấy, BSGĐ giúp tiết kiệm rất nhiều kinh phí nằm viện. Ngoài ra, còn giảm tình trạng quá tải, ùn ứ tại các bệnh viện tuyến trên.

Mặt khác, đối với các bệnh nan y, thường khi đã mắc bệnh, người bệnh mới tới bệnh viện; nhiều trường hợp đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn, tốn kém và cơ hội sống giảm. Đó là lý do tại sao tỷ lệ sống sót khi mắc bệnh ung thư ở các nước châu Âu cao hơn rất nhiều so với Việt Nam. Đó là nhờ hệ thống BSGĐ theo dõi, tư vấn sức khỏe ban đầu nên bệnh nhân được sàng lọc phát hiện sớm.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, sự can thiệp sớm trong điều trị chính là giải pháp an toàn nhất để tránh các biến chứng, di chứng do bệnh tật và tiết kiệm nhất để điều trị những biến chứng, di chứng đó.

2. BSGĐ là người cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ một cách lâu dài và liên tục.

Khách hàng sẽ được theo dõi và chăm sóc từ khi lọt lòng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay bằng “bệnh án điện tử” thay vì chỉ có hồ sơ theo dõi một căn bệnh nhất định như ở các bệnh viện. “bệnh án điện tử” là một công cụ hỗ trợ y tế mang tính khoa học và tiến bộ. Nó có thể tra cứu bất cứ lúc nào để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Hoặc khi cần thiết, BSGĐ sẽ gửi bệnh án điện tử này cho Bác sĩ chuyên khoa sâu, rút ngắn được rất nhiều công đoạn thăm khám ban đầu, cũng như có cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về tình hình sức khỏe của bệnh nhân để có những quyết định điều trị hiệu quả nhất.

3. BSGĐ là người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện.

Đến với Bác sĩ gia đình, bệnh nhân được thăm khám cẩn thận, đầy đủ. Bệnh nhận sẽ được phân loại tùy theo mức độ nặng nhẹ, để có hướng xử lý phù hợp. Đối với những bệnh chuyên khoa sâu, BSGĐ đóng vai trò là người kết nối, hướng dẫn cho bệnh nhân chọn lựa đúng chuyên khoa và nhập viện đều trị hợp lý. Trong mọi tình huống, ngoài việc giúp bệnh nhân và gia đình vượt qua các khó khăn, bất ổn về bệnh tật, BSGĐ còn là nguồn an ủi, động viên và chăm sóc cho người bệnh đến tận cùng.

4. BSGĐ không chỉ chăm sóc sức khỏe cho riêng người bệnh mà còn cho cả gia đình.

Có gia đình đến 3-4 thế hệ đều do một bác sĩ gia đình săn sóc. Với mối quan hệ thân thiết, gần gũi như người nhà, BSGĐ có cái nhìn thấu đáo mọi vấn đề về tâm lý, tài chính, đặc thù công việc, truyền thống văn hoá,… của bệnh nhân cùng gia đình. Từ đó, việc đưa ra các quyết định về quản lý và xử lý bệnh tật được phù hợp và tốt nhất.

5. Vai trò quan trọng nhất của bác sĩ gia đình là công tác dự phòng bệnh cấp I.

BSGĐ là người vận động thân chủ của mình tham gia chương trình tiêm chủng, tham vấn sức khỏe như: tập thể dục thể thao, vệ sinh môi trường sống, phòng dịch, sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, tránh bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội …

Tóm lại, qua sự phân tích trên, ta thấy được BSGĐ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng với những tiện ích:

Với những tiện ích và hiệu quả thiết thực, thì việc lựa chọn dịch vụ BSGĐ để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình được xem là một giải pháp tối ưu. BSGĐ đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh của khách hàng, giải quyết được những bức xúc, lo ngại khi khám chữa bệnh tại bệnh viện cũng như giảm thiểu tối đa những tổn thất về thời gian, tinh thần, tiền bạc và sức khỏe cho bệnh nhân như tiêu chí mà Phòng khám Bác sĩ Gia đình Phú Đức đã đề ra:

“Sức khỏe là vàng, khách hàng là thượng đế”.