Xu Hướng 5/2024 # Những Điều Cần Biết Về Hóa Chất Điều Trị Ung Thư Thực Quản # Top 4 Yêu Thích

1. Hóa chất điều trị ung thực quản là gì?

Hóa chất điều trị ung thư thực quản là phương pháp sử dụng thuốc hoặc hóa chất để ngăn chặn sự lan rộng, làm chậm lại sự phát triển, giảm bớt kích thước khối u tạo thuận lợi cho phẫu thuật hoặc xạ trị. Hóa trị còn tiêu diệt những tế bào ung thư di căn đến các cơ quan của cơ thể hoặc làm giảm bớt những triệu chứng gây ra bởi tế bào ung thư. Đồng thời, hóa trị còn được sử dụng trong trường hợp không thể mổ được hoặc khi khối u tái phát sau mổ và sau xạ trị.

Đối với ung thư thực quản thuốc điều trị được sử dụng bằng:

– Đường tiêm tĩnh mạch: Hầu hết các loại thuốc hóa trị đưa vào trong cơ thể thông qua tiêm tĩnh mạch. Có thể là tiêm trực tiếp hoặc pha trộn hóa chất với các dịch truyền rồi đưa vào cơ thể. Khi tiêm chỉ mất khoảng vài phút nhưng nếu truyền hóa chất thì mất thời gian lâu hơn có thể kéo dài từ vài tiếng đến 24 tiếng.

– Đường uống: Một số ít người bệnh ung thư thực quản có thể sử dụng thuốc uống ở dưới dạng viên hoặc dạng nước. Đối với các loại thuốc uống giá thành thường rẻ, người bệnh có thể sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít loại thuốc uống trong điều trị ung thư, việc sử dụng các loại thuốc uống người bệnh cần phải được hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng liều, đúng thời gian.

2. Hóa chất điều trị ung thư thực quản thực hiện trong trường hợp nào?

2.1. Hóa trị kết hợp trước khi phẫu thuật

Đây là phương pháp được thực hiện nhằm thu nhỏ khối u, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật dễ dàng hơn.

2.2. Hóa trị kết hợp sau khi phẫu thuật

Nhằm loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc tế bào ung thư quá nhỏ không nhìn được bằng mắt thường. Điều này giúp giảm nguy cơ ung thư sẽ tái phát.

2.3. Hóa trị điều trị triệu chứng

Đây là phương pháp được thực hiện nhằm làm giảm bớt các triệu chứng khi ung thư di căn đến các cơ quan khác hoặc giảm bớt kích thước khối u hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, tăng thời gian sống cho người bệnh.

Nhìn chung, thời gian điều trị cũng như số lần tiến hành hóa trị lâu hay nhanh, nhiều hay ít của người bệnh ung thư thực quản tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, kích thước khối u, loại thuốc được dùng và phản ứng của cơ thể đối với loại thuốc. Tuy nhiên thông thường những đợt hóa trị sẽ diễn ra theo một chu kỳ nhất định, có thể kéo dài 01 ngày, 02 ngày, 03 ngày… thậm chí cả tuần lễ, sau đó là quãng thời gian nghỉ ngơi để những tế bào bình thường khỏe mạnh trở lại trước khi bắt đầu bước vào những đợt hóa trị tiếp theo. Trong trường hợp ung thư tái phát sau khi điều trị, hóa trị có thể được dùng tiếp tục từ đó khiến thời gian tiến hành hóa trị của bệnh nhân kéo dài hơn.

3. Hóa chất điều trị ung thư thực quản gây tác dụng phụ như thế nào?

Khi điều trị ung thực quản bằng phương pháp hóa trị có thể ảnh hưởng đến cơ quan bình thường, đồng thời người bệnh phải chống chọi những tác dụng phụ với các triệu chứng như sau:

3.1. Buồn nôn, nôn

Buồn nôn và nôn là những tác dụng phụ xuất hiện trong quá trình điều trị ung thư mà các bệnh nhân ung thực quản thường gặp phải. Nôn mửa có thể xuất hiện ngay sau khi điều trị trong vòng 24 giờ hoặc nhiều ngày sau điều trị.

3.2. Rụng tóc

Rụng tóc có thể là một tác dụng phụ của hóa trị. Nguyên nhân của tình trạng này là do các thuốc hóa trị có tác dụng gây hại đến những cơ quan sinh trưởng nhanh như tế bào ung thư, từ đó gây ảnh hưởng đến tế bào biểu bì cũng như lông tóc trên cơ thể người, từ đấy dẫn đến rụng tóc. Rụng tóc ảnh hưởng đến tâm lý, nhất là đối với bệnh nhân nữ. Thông thường tóc sẽ không bị rụng luôn mà đa phần sẽ rụng sau vài tuần, vài chu kỳ điều trị hóa chất và lượng tóc rụng cũng thay đổi theo từng người. Tóc sẽ bắt đầu mọc trong khoảng từ 1 đến 3 tháng sau khi hóa trị kết thúc. Thông thường sẽ mất từ 6 đến 12 tháng để mọc lại hoàn toàn.

Đây là triệu chứng xảy ra khi thuốc trị ung thư đường tĩnh mạch thoát ra khỏi mạch máu và bị rỉ ra da. Điều này, có thể gây đau, nóng rát và nếu không được điều trị sẽ tạo vết thương hở ra da.

3.4. Mệt mỏi

Mệt mỏi làm cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn và tác động tiêu cực tới các mặt khác của cuộc sống như: tâm trạng và cảm xúc, hoạt động hàng ngày, hiệu quả công việc, giải trí và các thú vui, các mối quan hệ xã hội, sự tuân thủ liệu trình điều trị, niềm hy vọng vào tương lai. Để khắc phục tình trạng mệt mỏi người bệnh có thể tập các bài thể dục yêu thích, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất dinh dưỡng hoặc sử dụng các loại thuốc bổ để làm tăng sức đề kháng.

3.5. Thiếu máu

Hóa trị là một nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, tình trạng thiếu máu sẽ được cải thiện sau vài tháng kết thúc hóa trị. Hóa trị với thuốc platinum có thể gây độc cho thận. Người bệnh giảm tiểu cầu có thể có một số triệu chứng sau: chảy máu mũi hay nướu răng, đau đầu trầm trọng, chóng mặt, đau trong cơ hay khớp, máu kinh nguyệt nhiều hơn, phân đen hay đỏ máu, nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng, nôn ra máu… Thiếu bạch cầu làm bệnh nhân dễ nhiễm khuẩn.

4. Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau khi điều trị hóa chất ung thư thực quản

– Trong quá trình hóa trị người bệnh có thể sẽ bị nguy cơ thiếu máu do hóa trị làm giảm lượng hồng cầu, do vậy khi thấy cơ thể yếu, mệt mỏi, chóng mặt hay khó thở, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người điều dưỡng ở các cơ sở y tế để được kiểm tra và có phương pháp xử lý kịp thời.

– Để giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh cần thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ không nên tiếp xúc với với những người đang có bệnh nhiễm trùng, chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể trong giai đoạn tế bào máu đang giảm.

– Để khắc phục các triệu chứng rụng tóc, sạm da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, người bệnh có thể sử dụng những bộ tóc giả, thường xuyên bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài, tránh ánh nắng mặt trời.

– Để tăng sức đề kháng, ngủ sâu giấc và kiểm soát được triệu chứng nôn người bệnh có thể tập những bài thể dục nhẹ nhàng.

Điều quan trọng nhất khi chăm sóc bệnh nhân điều trị hóa chất ung thư thực quản là xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều bữa. Người bệnh nên uống nước trước khi vào phòng hóa trị. Không ăn những món chiên xào nhiều dầu mỡ, chua, cay. Không sử dụng các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… và tầm soát sớm ung thư thực quản. Khi có những triệu chứng ung thư thực quản hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, bởi ung thư “biết sớm trị lành”.