Đề Xuất 4/2024 # Những Thắc Mắc Thường Gặp Quanh Việc Ăn Cá: Ăn Sao Để Tốt Cho Sức Khỏe? # Top 3 Yêu Thích

Nhiều loại thực phẩm, từ rau, củ, quả tới các sản phẩm bơ sữa và thịt, có thể bị nhiễm độc hóa chất và những thứ không lành mạnh khác. Cá cũng vậy, vì chúng có thể nhiễm độc thủy ngân và các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy PCB. Tuy nhiên, các chuyên gia tuyên bố rằng những lợi ích từ việc ăn cá dường như vượt xa các nguy cơ.

Cá là thực phẩm mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách cũng có thể gây hại cho cơ thể, việc bổ sung cá thế nào vào bữa ăn vẫn là điều khiến các bà nội trợ băn khoăn. Do đó, để tăng cường lợi ích của cá đối với sức khỏe, bạn cần tránh những điều sau:

1. Có thể ăn cá mỗi ngày được hay không?

Nhìn chung, bạn hoàn toàn có thể ăn cá mỗi ngày. Tuy nhiên, có một số loại cá bạn không nên ăn hằng ngày như cá bơn, cá bơn lưỡi ngựa, cá hồi đá, cá tráp biển hay cá vược…. Nguyên do là thịt của những loại cá này có chứa một số kim loại nặng, ăn nhiều có thể gây tích tụ và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

2. Ăn nhiều cá trong thời kỳ mang thai có an toàn hay không?

Axit béo omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, bà bầu nên tạo thói quen ăn các loại cá giàu omega-3. Tuy nhiên, nên tránh một số loại cá chứa nhiều thủy ngân và các loại kim loại nặng khác. Ngoài ra, các món ăn từ cá chưa được nấu chín như trong món sushi không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai vì chúng có chứa các vi sinh vật có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Ăn cá sống, ăn gỏi cá là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, thói quen ăn cá sống thường xuyên sẽ làm cho gan nhiễm ký sinh trùng, thậm chí có thể dẫn đến ung thư gan. Vì dù cá nuôi hay cá tự nhiên thì trong cơ thể cá đều có chứa ký sinh trùng, vi khuẩn có hại cho cơ thể.

Cá nước ngọt có nguy cơ này cao hơn cả. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây.

Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2m và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu.

Vậy nên, để đảm bảo an toàn thực phẩm, giữ gìn sức khỏe, bạn nên chế biến cá thành những món ăn chín thơm ngon và nhiều dinh dưỡng.

Mà sự tổn thương mô lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Ăn cá khi đói bụng sẽ làm phát tác bệnh gout, nguyên nhân là do nhân purine tăng và làm tăng acid uric, từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Hầu hết trong thành phần của cá hàm lượng purine đều khá cao. Nếu như ăn nhiều cá trong tình trạng bụng đói, do không đủ carbohydrate để phân giải, cơ thể dễ dẫn đến mất cân bằng axit, dẫn đến gout hoặc làm cho tình trạng gout trầm trọng hơn.

Do đó, với những người muốn giảm cân, cần tránh để bụng đói khi ăn cá để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh gout. Ngoài ra, với những bệnh nhân gout, cần hạn chế ăn các loại cá biển nhằm ngăn ngừa các cơn đau tái phát.

5. Không ăn trực tiếp mật cá

Trong Đông y, mật cá là một vị thuốc để chữa trị đau mắt đỏ, đau mật, viêm, lở loét… Dân gian thường truyền tai nhau cách ăn mật cá trực tiếp, ngâm rượu uống để sáng mắt, thanh nhiệt giải độc, tăng cường sức khỏe…

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo, ăn mật cá rất dễ gây ra trúng độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép.

Bởi vì trong dịch mật cá chứa độc tố có độc tính cao như Sodium 2-ethylhexyl sulfate…Những độc tố này chịu được nhiệt lại không bị phá hủy bởi rượu, do đó cho dù mật cá có nấu chín, hay nuốt sống, hoặc là uống cùng với rượu đều vẫn có khả năng xảy ra ngộ độc.

Ngoài ra mật cá còn có chất tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi… Do đó, việc sử dụng mật cá để chữa bệnh cần tham vấn ý kiến của các bác sỹ

6. Cá tươi không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe hơn so với cá đông lạnh

Trừ khi bạn biết chắc chắn cá tươi có chất lượng cao, hãy dùng cá đông lạnh. Rất nhiều loại cá được ướp lạnh chớp nhoáng trên tàu ngay sau khi đánh bắt. Sau khi rã đông, cá vẫn trong tình trạng khá tốt. Ngược lại, cá “tươi” chưa từng qua đông lạnh có thể đã phải mất vài ngày trong kho giữ bốc mùi trên thuyền cho tới khi bạn mua nó. Thực tế, một số loại cá “tươi” có thể đã qua đông lạnh và sau đó được rã đông khi được bày bán tại siêu thị.

9. Nên ăn cá sinh trưởng tự nhiên, đánh bắt bên ngoài

Cá sinh trưởng tự nhiên, đánh bắt bên ngoài luôn tốt hơn cá được nuôi nhốt trong lồng. Do các nuôi nhốt thường được ăn các loại thực phẩm cám có thể không an toàn, giúp lớn nhanh nhưng không có nhiều dưỡng chất bằng loại cá bên ngoài. Cá được nuôi cũng có lượng axit béo – omega 3 thấp hơn.

10. Người đang dùng thuốc đặc trị

Những người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc để điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng… Bởi trong cá biển có chứa nhiều histamine.

Khi lượng chất này được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamin.

Người bình thường ăn cá biển sẽ không có tình trạng trên bởi trong đường ruột và gan có chứa chất monoamine có tác dụng ức chế histamine đi vào tuần hoàn máu.

Tuy nhiên, trong thuốc ho chứa chất ức chế monoamine, sẽ kiểm soát quá trình gan và đường ruột tiết ra chất này nên người uống thuốc ho mà ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng và còn gây hại khác cho cơ thể.

Nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc này để điều trị bệnh, bạn nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh.

11. Người mắc bệnh rối loạn chức năng máu

Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh.

Vì vậy những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như: như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong do thiếu vitamin K… nên ăn ít hoặc không nên ăn cá.

12. Bệnh nhân lao

Người mắc bệnh lao nếu ăn nhiều cá cùng lúc dễ bị dị ứng, nhẹ thì buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, xung huyết, nặng thì tim đập nhanh, sưng môi và mặt, phát ban, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, huyết áp tăng đột ngột, thậŭ chí là xuất huyết não.

Những lưu ý khi ăn cá sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức trong việc chọn lựa thực phẩm và có cách ăn đúng phương pháp. Thường xuyên ăn cá sẽ rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy biết cách ăn đúng phương pháp để có thể hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng từ cá nhiều hơn.

Tổng hợp từ nhiều nguồn.

Phòng khám Quốc tế EXSON722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.Điện thoại: 028 38 570 670