Đề Xuất 5/2024 # Mắc Bệnh Ung Thư Thực Quản Có Chữa Được Không? # Top 2 Yêu Thích

1.Ung thư thực quản là gì? Các triệu chứng để nhận biết mắc bệnh

1.1. Ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản là một trong những bệnh lý ung thư tiêu hóa phổ biến và nguy hiểm đứng sau ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư gan. Đây là bệnh lý ung thư phát sinh từ thực quản – đoạn ống tiêu hóa giữa cổ họng và dạ dày. Khối u ác tính thường xuất hiện ở các tế bào biểu mô ở thực quản.

Ung thư thực quản có hai loại chính là: ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến.

1.2. Các triệu chứng để nhận biết mắc bệnh

Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính đường tiêu hóa phổ biến xảy ra khi có sự phát triển bất thường ở bất kì vị trí nào thực quản nhưng chủ yếu là 1/ 3 thực quản giữa và 1/3 thực quản dưới. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, triệu chứng bệnh ung thư thực quản có thể khác nhau về mức độ biểu hiện. Một số triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân ung thư thực quản là:

– Nôn, trớ: đây là triệu chứng của người bệnh mắc ung thư thực quản, khi bệnh nhân ngủ dịch thức ăn trong lòng thực quản có thể trớ ngược ra ngoài.

– Nước bọt tiết nhiều và không rõ nguyên nhân: nguyên nhân của tình trạng này khi bệnh nhân bắt đầu khó nuốt, hay nghẹn thì nước bọt hầu như không được đẩy xuống dạ dày.

– Nuốt nghẹn, khó nuốt: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân ung thư thực quản. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, có đến khoảng 74% bệnh nhân ung thư thực quản có triệu chứng này. Cảm giác nuốt nghẹn và khó nuốt lúc đầu không có biểu hiện rõ ràng nhưng sau ngày càng nặng. Ở giai đoạn muộn, khối u phát triển to hơn, tình trạng nuốt nghẹn sẽ rõ rệt hơn, thậm chí nuốt đồ ăn lỏng hoặc nuốt nước bọt cũng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, nguyên nhân của tình trạng này là do hoại tử u trong lòng thực quản.

– Sụt cân: Đây là hệ quả của chứng nuốt nghẹn, đau rát cổ họng khiến người bệnh không thể ăn uống được. Vì thế, người bệnh sụt cân nhanh chóng, cơ thể hốc hác, xanh xao, thiếu sức sống, suy nhược cơ thể trầm trọng.

– Miệng có mùi hôi khó chịu: Khối u ở thực quản khiến thức ăn bị ứ đọng và có thể trào ngược ra ngoài khiến miệng người bệnh luôn có mùi hôi. Ngoài ra, khi khối u hoại tử cũng sẽ khiến miệng người bệnh có mùi khó chịu.

– Bị khàn giọng: Một số trường hợp người bệnh sẽ bị khàn giọng, mất giọng do khối u ở thực quản di căn vào khí quản, phế quản.

Ở giai đoạn cuối, khi khối u di căn đến các cơ quan trên cơ thể, người bệnh thường có triệu chứng như: di căn xương gây đau xương, xương yếu, dễ gãy, tăng canxi huyết khiến người bệnh mệt mỏi, di căn đến phổi gây đau tức ngực, khó thở, tràn dịch màng phổi, di căn gan gây chướng bụng, buồn nôn, nôn ói, da vàng…

Để trả lời cho câu hỏi này, theo các chuyên gia y tế việc chữa khỏi ung thư thực quản còn tùy thuộc vị trí khối u, triệu chứng, giai đoạn phát triển của bệnh và phương pháp điều trị:

– Giai đoạn 1 và 2: Bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật sớm để loại bỏ triệt để tế bào ung thư khỏi thực quản kết hợp với sử dụng hóa chất, chiếu xạ và nâng đỡ toàn trạng tích cực.

– Giai đoạn 3: Phẫu thuật trong giai đoạn này thường không thể loại bỏ hoàn toàn được khối u nên biện pháp sử dụng chủ yếu là hóa trị và xạ trị. Có thể kết hợp chiếu xạ và sử dụng hóa chất trước và sau phẫu thuật.

– Giai đoạn 4: Bệnh ung thư thực quản lúc này đã tiến triển nặng nên đòi hỏi cần phải kết hợp đa dạng các phương án điều trị. Phương pháp thường được sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu nhằm mục đích kéo dài sự sống và kiểm soát các triệu chứng, gồm một số phương pháp như:

+ Hóa trị kết hợp phẫu thuật: được dùng cho những bệnh nhân mắc ung thư thực quản giai đoạn IVA.

+ Liệu pháp quang động: Đây là một lựa chọn chăm sóc giảm nhẹ hoặc hỗ trợ để giúp người bệnh dễ nuốt hơn, đặc biệt là cho những người không thể hoặc không muốn làm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Đối với phương pháp này, một chất nhạy sáng sẽ được tiêm vào khối u để phá hủy các tế bào ung thư.

+ Hóa trị: là sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, thường là bằng cách ngăn chặn khả năng tăng trưởng và phân chia tế bào ung thư tránh di căn đến những cơ quan khác trên cơ thể.

Trước đây, tỉ lệ sống của bệnh nhân ung thư thực quản khá thấp, chỉ khoảng 15 – 20% bệnh nhân sống được trên 5 năm mặc dù được chẩn đoán vào giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, ngày nay nhờ những tiến bộ khoa học, tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh mắc ung thư thực quản đã tăng lên.

Theo đó, tỉ lệ sống sau 5 năm theo từng giai đoạn phát triển của bệnh là: Ở giai đoạn 1, tỷ lệ sống là 72%, giai đoạn 2 là 64%, giai đoạn 3 là 50%, giai đoạn 4 chỉ còn 38%. Nhìn chung, ở giai đoạn cuối, tỉ lệ sống của người bệnh mắc ung thư thực quản là khá thấp, do lúc này khối u đã di căn đến các cơ quan trong cơ thể. Một số trường hợp mắc ung thư giai đoạn cuối có thể tử vong chỉ vài tuần ngay sau khi được chẩn đoán bệnh hoặc chỉ kéo dài sự sống được thêm vài tháng. Ở giai đoạn cuối thời gian sống trung bình chỉ từ khoảng 4 – 6 tháng, rất khó kéo dài được đến 5 năm.

Như vậy, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn nào và tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ đã trả lời cho câu hỏi ung thư thực quản có chữa được không? Trước tình trạng ngày càng nhiều người mắc và chết vì căn bệnh ung thư thực quản, các chuyên gia cảnh báo, mọi người hãy nên từ bỏ các thói quen uống rượu, bia, hút thuốc lá. Duy trì một trọng lượng hợp lý. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học bằng việc ăn nhiều rau quả, trái cây, kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày, tầm soát sức khỏe định kỳ và thường xuyên. Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng của ung thư thực quản, hãy đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm bởi “ung thư thực quản biết sớm trị lành”.