Xu Hướng 5/2024 # Cách Trị Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Mà Bố Mẹ Nên Biết # Top 4 Yêu Thích

Trong bài viết trước, ODPHUB đã cùng bố mẹ tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Khi thấy trẻ sơ sinh bị vàng da, vàng mắt, bố mẹ không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh theo dõi về tình trạng bệnh của con, từ đó đưa ra những phương pháp hỗ trợ phù hợp và kịp thời. Lúc này, nhiều bố mẹ hẳn sẽ băn khoăn không biết đâu là cách trị vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Cách chăm sóc trẻ bị vàng da

Thông thường, vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý thường gặp và bố mẹ không nên quá lo lắng hay bối rối. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên lưu ý một vài điều nhất định khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da tại nhà:

Cho trẻ ăn uống đầy đủ: Mẹ nên chú ý tới lượng sữa tiêu chuẩn mỗi ngày của bé để cho con bú đủ sữa. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho con bú sau mỗi 2 đến 3 giờ đồng hồ.

Tái khám thường xuyên (tốt nhất là mỗi ngày) cho đến khi trẻ hết bị vàng da (Khoảng thời gian này thường kéo dài 1-2 tuần).

Chú ý quan sát và theo dõi diễn biến bệnh vàng da ở trẻ để phát hiện kịp thời nếu có điều bất thường xảy ra, ví dụ như trẻ bỏ bú, ngủ gà, thường xuyên khóc thét, sốt, co giật, tăng hoặc giảm trương lực cơ…

Ngay lập tức đưa trẻ đi khám khoa nhi nếu thấy con có biểu hiện bệnh vàng da nặng hơn.

Nhiều bố mẹ cho rằng phơi nắng có thể giúp giảm triệu chứng bệnh vàng gia ở trẻ em, nhưng đây là quan điểm sai lầm vì phơi nắng không có tác dụng làm giảm hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mỗi ngày, bố mẹ có thể quan sát da của trẻ dưới ánh mặt trời để xem trạng thái màu da của con ra sao. Nếu trẻ có dấu hiệu da màu vàng chanh, màu vàng tươi, da vàng nhiều đến bụng hoặc đến bàn chân thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Làm sao để biết trẻ có bị vàng da hay không?

Sau khi trẻ chào đời, các bác sĩ sẽ thăm khám để xem con có bị vàng da hay không. Đa số các bác sĩ sẽ có thể đưa ra kết luận trẻ có bị vàng da bệnh lý hay không khi trẻ được khoảng 3-5 ngày tuổi. Đây là lúc nồng độ bilirubin trong máu của trẻ đạt đến đỉnh.

Tuy nhiên, trong trường hợp bố mẹ cho trẻ ra viện sớm (ngay sau khi sinh) hoặc nếu hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện muộn thì bố mẹ nên chú ý để xem trẻ có bị vàng da hay không bằng cách theo dõi và đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu con có những biểu hiện sau:

Vàng da ở các vùng cánh tay, bụng và chân.

Hiện tượng vàng da kéo dài hơn 1 tuần (đối với trẻ sinh đủ tháng) và hơn 2 tuần (đối với trẻ sinh non).

Tròng trắng của mắt trẻ chuyển vàng.

Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, khó tỉnh dậy.

Trẻ lười bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, không tăng cân.

Trẻ thường xuyên quấy và khóc thét.

Do vậy, bố mẹ nên nắm vững cách tự kiểm tra tại nhà để xem trẻ có bị vàng da hay không bằng các biện pháp:

Kiểm tra màu da của trẻ dưới ánh sáng tự nhiên hoặc dưới ánh đèn huỳnh quang.

Trong trường hợp trẻ có làn da trắng, bố mẹ ấn nhẹ nhàng ngón tay của bố mẹ lên ngực, mũi hoặc trán của trẻ, sau đó thả tay ra xem vùng da vừa ấn có màu vàng hay không. Đối với trẻ có làn da tối, bố mẹ có thể tìm màu vàng trên nướu hoặc tròng trắng mắt của trẻ.

Cách điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Cách điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh diễn ra như thế nào phu thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh vàng da ở trẻ.

Khi trẻ bị vàng da sinh lý thì hiện tượng vàng da sẽ tự biến mất sau khoảng 1-2 tuần (1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh non). Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian trên mà dấu hiệu bệnh vẫn còn hay thậm chí chuyển nặng hơn thì trẻ cần được áp dụng các biện pháp điều trị đặc biệt sau.

Phương pháp quang trị liệu

Hiện nay, phương pháp quang trị liệu là phương pháp đơn giản, an toàn và đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị vàng da trẻ sơ sinh. Đối với phương pháp này, trẻ sơ sinh được nằm ở trong nôi, để trần mình dưới án đèn huỳnh quang. Lúc này, trẻ sẽ được che mắt lại để bảo vệ mắt dưới ảnh đèn trong quá trình điều trị.

Khi áp dụng phương pháp này, ánh sáng sẽ giúp chuyển bilirubin dạng không kết hợp thấm vào mô não và da sang dạng kết hợp để có thể dễ dàng vận chuyển trong máu và thải ra nước tiểu. Từ đó, tình trạng vàng da ở trẻ sẽ được cải thiện hơn.

Phương pháp Immunoglobulin truyền tĩnh mạch

Phương pháp Immunoglobulin truyền tĩnh mạch sẽ được áp dụng để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh trong trường hợp trẻ và mẹ có nhóm máu khác nhau, tức là máu của trẻ sẽ mang theo các kháng thể của cơ thể mẹ. Những kháng thể này khi vào cơ thể của trẻ sẽ làm phá vỡ các thế bào hồng cầu. Immunoglobulin là chất sinh học có tác dụng hạn chế những kháng thể này trong cơ thể trẻ, từ đó giúp giảm tình trạng trẻ bị vàng da.

Phương pháp thay máu

Đối với những trẻ bị vàng da ở mức độ nghiêm trọng, trẻ sẽ cần được đưa vào bộ phận chăm sóc đặc biệt để được thay máu. Phương pháp này sẽ giúp thay thế lượng máu có nồng độ bilirubin cao trong máu của trẻ bằng máu được hiến có nồng độ bilirubin bình thường.