Thịnh Hành 5/2024 # Trẻ Sơ Sinh Bị Thở Khò Khè, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 8 Yêu Thích

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy). Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.Khi bé thở khò khè thường kèm theo tiếng rít.

Nguyên nhân trẻ bị thở khò khè

Thở khò khè là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều loại bệnh, có bệnh nguy hiểm, có bệnh không nguy hiểm. Do đó, để tìm ra biện pháp điều trị phù hợp, các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân tạo ra tiếng thở khác lạ của trẻ.

Thở khò khè là dấu hiệu thường gặp nhất của các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn.

Trẻ em bị dị ứng, hay có biểu hiện trào ngược dạ dày cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thở nên cũng tạo ra tiếng khò khè khi ngủ.

Nếu trẻ còn nhỏ, dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh thở khò khè còn là dấu hiệu của việc bị mềm sụn thanh quản, hoặc các mạch máu lớn chèn vùng thanh quản của bé làm cho bé khó thở. Nếu bé bị viêm thanh phế quản cấp tính thì ngoài thở khò khè, bé còn có các dấu hiệu khác như ho nhiều và bị khàn tiếng.

Bé bị viêm amidan cấp tính sẽ bị hò kèm theo đờm dính và có thể có dấu hiệu sưng phù ở vòng cằm, họng.

Những bệnh viêm, virus thông thường như cảm cúm, sốt cũng làm cho trẻ khó thở. Lúc đầu dấu hiệu có thể chỉ là ho, nhưng khi bé bị ho nhiều, đặc biệt có đờm dịch thì bé rất dễ thở khò khè. Những lúc này, bé thường có những biểu hiện khác như phổi phập phồng, cánh múi cũng phập phồng, tiếng thở ro ro bất thường. Trường hợp này các mẹ nên đưa bé đi khám vì có thể bé bị viêm phổi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị thở khò khè

Thở nhanh, hơi thở khò khè nặng nề: Đây là 2 trong số những triệu chứng có thể xuất hiện do viêm phổi. Trường hợp này rất nghiêm trọng. Thêm vào đó, nếu con yêu đang trong trạng thái thở gấp (nhịp thở trên 60 lần/phút) thì cần đưa bé đi điều trị ngay lập tức. Trẻ sơ sinh có thân nhiệt quá cao hoặc bị kích động thì sẽ hô hấp nhanh trong một hoặc hai phút và sau đó sẽ từ từ chậm dần lại khi bé được hạ nhiệt cũng như bình tĩnh hơn.

Lỗ mũi đỏ, nở ra: Trẻ sơ sinh sẽ có hiện tượng này nếu không được cung cấp đủ khí, khi đó 2 cánh mũi bé có thể đỏ lên và nở ra theo từng nhịp thở. Lồng ngực bé cũng sẽ co thắt lại và cho thấy rõ xương ngực. Khi con có triệu chứng như vậy, bố mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được theo dõi.

Da có màu tái: Mặc dù làn da mỏng manh của trẻ trông có thể xanh xao một chút ở quanh bàn tay và bàn chân, nhưng nếu hiện tượng này xuất hiện tại khu vực quanh miệng, mũi hoặc thân thì có thể là biểu hiện của việc trẻ không nhận được đủ lượng oxy cần thiết.

Trẻ khó chịu: Khi thở, con sẽ tỏ ra khó chịu đôi chút, đây có thể là dấu hiệu cho việc bé đang gặp phải những vấn đề về đường thở.

Tiếng rít: các tiếng rít trong phổi khi bác sĩ kiểm tra bằng ống nghe có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi.

Sốt, bơ phờ hoặc hôn mê kết hợp với những triệu chứng trên có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Trẻ bị thở khò khè ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Với những bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả lâu dài vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng phổi của bé cũng như là sự trưởng thành ở phổi.

Chính vì thế, điều quan trọng nhất khi thấy tình trạng khò khè ở trẻ em là phải biết được nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là gì để có thể điều trị một cách tận gốc.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu thở khò khè?

Trong quá trình chăm sóc bé bị khò khè, nếu con có biểu hiện nặng hơn, tình trạng khò khè không dứt, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được điều trị kịp thời, nhất là các trường hợp sau:

Khi nào cần đưa trẻ đi khám

– Trẻ lần đầu tiên thở khò khè kèm khó thở, tím tái.

– Bé dưới 3 tháng tuổi bị khò khè khó thở, thở dốc cần được đưa đến bệnh viện ngay, bởi đây có thể là biểu hiện bệnh nặng khi trẻ ở lứa tuổi này.

– Trẻ thở khò khè kéo dài 3-4 tuần cần được đưa đến khám và làm xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác bệnh.

– Trẻ có tiền sử bị hen suyễn, bỗng khó thở đột ngột, tiếng thở khò khè cần được đi khám sớm.

– Trẻ thở khò khè kèm nôn ói, sốt cao.

– Trẻ thở khó, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở.

– Trẻ thở không đều, khó hít vào và phải gắng sức để thở.

Cách điều trị khi trẻ bị thở khò khè

Thở khò khè có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau. Bởi vậy điều quan trọng nhất là mẹ phải tìm được nguyên nhân và theo dõi tình trạng sức khỏe của bé sát sao. Khi trẻ thở khò khè mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà sau đây.

* Máy giữ ẩm: Sử dụng máy giữ ẩm không khí trong nhà sẽ giúp không khí bớt khô. Từ đó, bé có thể hô hấp dễ dàng hơn.

* Vệ sinh tai mũi họng: Mẹ cần vệ sinh tai mũi họng cho bé sạch sẽ, luôn giữ đường thở của bé thông thoáng, không để các chất đờm ứ đọng trong mũi.

Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi bé. Tuy nhiên, mẹ không nên nhỏ quá nhiều chỉ cần 1 đến 2 giọt là đủ.

Bù nước: Khi bé bị thở khò khè do nhiễm trùng, điều quan trọng nhất là giữ cơ thể bé đủ nước. Mẹ cần cho con bú nhiều hơn bình thường. Việc giữ bé đủ nước sẽ giúp làm giảm chất nhầy và thông thoáng mũi.

Các mẹ có thể tham khảo cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh như sau:

Đặt bé nằm nghiêng, hoặc nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên. Nếu dùng lọ nhỏ thì đặt nghiêng phù hợp với độ nghiêng vừa phải để nước chảy từ từ vào khoang mũi bé. Nếu dùng lọ xịt thì đặt vòi phun ở xa vạch an toàn, sát vạch lỗ mũi.

Nhỏ 2 – 3 giọt vào mũi bé, hoặc ấn nhẹ và nhanh trong 2 – 3 giây

Nghiêng đầu bé về bên còn lại và tiến hành nhỏ hoặc xịt tương tự

Lưu ý, 5 phút sau các mẹ nên dùng các dụng cụ y tế chuyên dụng để hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi, hoặc dùng tăm bông thấm hút lượng nước nhỏ còn ứ đọng.

Mẹ cũng chú ý giữ ấm cho trẻ: chủ động giữ ấm cho trẻ để hạn chế bé sổ mũi, tránh việc các bé hay khịt vào, làm cho nước mũi chảy vào cuống họng gây ra ho.

Cần cho trẻ uống nhiều nước. Uống nước sẽ làm mát và sạch họng bé. Các mẹ có thể pha chút nước chanh vào nước ấm rồi cho con uống để làm sạch dịch hoặc một số đờm còn lại ở cổ họng.

Sử dụng các bài thuốc dân gian bằng gừng và tỏi. Cho 4 tép tỏi xay/băm nhuyễn vào 250ml nước sôi, cho thêm 5ml nước hành và ít muối rồi cho bé uống nước tỏi 2 – 3 lần/ngày.

Mẹ cũng có thể dùng một lát rễ gừng vắt cho vào nước rồi cho bé uống để làm tăng lưu thông vùng mũi. Những cách này làm sạch đường thở, làm giảm nhiệt và điều trị sổ mũi cho bé.

Một phương pháp khác rất hiệu quả là bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé vào mỗi buổi tối, hoặc cho vào chậu nước tắm cho bé để tránh sổ mũi, giúp mũi lưu thông, giữ ấm và làm bé dễ ngủ.

Những bài thuốc hay trị khò khè ở trẻ

Phương pháp 1: Trộn hỗn hợp mật ong, nước ép lựu, và nước ép gừng với tỉ lệ bằng nhau. Uống một muỗng canh hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày.

Phương pháp 2: Trộn ½ chén nước với một thìa cà phê gừng, uống trước khi đi ngủ.

Phương pháp 3: Luộc một ít gừng và ngâm trong 5 phút, để nguội rồi uống nó ngay lập tức.

Phương pháp 4: Đun sôi một muỗng canh hạt cỏ cà ri, mật ong và nước cốt gừng để uống vào buổi sáng và tối.

2. Dầu mù tạt

Bất cứ khi nào bị bệnh hen hay thở khò khè, bạn có thể sử dụng dầu mù tạt để làm thông đường hô hấp và thoát khỏi cảm giác khó chịu do bị tắc nghẽn hơi thở.Đầu tiên, bạn đun nóng một ít dầu mù tạt với một ít long não. Hãy để ấm và chà nhẹ nhàng vào lưng và ngực. Mát xa nhẹ nhàng và bạn có thể làm phương pháp này nhiều lần mỗi ngày để có được kết quả tốt nhất.

3. Quả sung

Quả sung được coi là biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả cho hơi thở khò khè do thành phần dinh dưỡng chứa trong nó. Quả sung có thể làm giảm bớt những khó khăn khi thở, thoát đờm, và cải thiện sức khỏe đường hô hấp.Hãy làm theo giải pháp này để chữa lành bệnh: Ngâm sung qua đêm trong một cốc nước (rửa trái sung trước khi ngâm). Ăn trái sung vào sáng hôm sau và uống nước khi dạ dày của bạn trống rỗng. Sử dụng phương pháp này trong một vài tháng.

4. Dầu khuynh diệp

Một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất khi thở khò khè là dầu khuynh diệp nguyên chất, trị bệnh hen suyễn cực hiệu quả. Lý do là dầu khuynh diệp có chứa chất thông mũi có thể phá vỡ các chất nhầy.

Bạn chỉ cần đặt một vài giọt dầu khuynh diệp trong một chiếc khăn giấy, bên cạnh đầu của bạn khi bạn ngủ và thở. Bạn cũng có thể đun sôi một vài giọt dầu và hít hơi vào. Hãy làm phương pháp này mỗi ngày nếu bạn muốn có được kết quả tốt nhất.

5. Củ hành (hành tây hoặc hành ta)

Củ hành có tác dụng chống viêm, giảm co thắt đường hô hấp và giảm viêm phổi. Thật đơn giản, bạn chỉ cần ăn một ít hành để thông đường dẫn khí và thở dễ dàng. Bạn cũng có thể nấu củ hành nếu con của bạn không thể ăn hành tây sống

6. Chanh

Chanh có hàm lượng vitamin C rất lớn và là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất khi thở khò khè. Chanh có nhiều chất chống oxy hóa và vitamin có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Bạn chỉ cần vắt nước chanh vào một cốc nước để uống thường xuyên. Hãy chắc chắn rằng bạn không uống nước chanh đóng chai.

7. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh

Nếu bạn thở khò khè, bạn nên ăn nhiều trái cây như dâu tây, quả việt quất, đu đủ, cam vì đây là những loại hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng, giúp cải thiện sức khỏe của bạn cũng như khiến bạn thở dễ dàng hơn. Nếu làm cách này, cơ thể bạn sẽ có đầy đủ khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng quan trọng chống lại các bệnh khi bị khò khè.

8. Tỏi

Tỏi là một phương thuốc tuyệt vời hỗ trợ tình trạng tắc nghẽn và làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn cũng như thở khò khè. Bạn có thể đun sôi 2-3 tép tỏi trong ¼ cốc sữa, để nguội tự nhiên và uống nó mỗi ngày để thở dễ dàng hơn. Bạn nên thêm tỏi trong các món ăn lành mạnh.

Trẻ sơ sinh thở khò khè dù không phải là một dấu hiệu quá nặng nhưng tất cả các bệnh có triệu chứng này đều khá nguy hiểm. Các mẹ nên chủ động chăm sóc và điều trị cho bé dứt điểm để tránh những biến chứng không đáng có.

266 views