Thịnh Hành 5/2024 # Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Tê Chân # Top 8 Yêu Thích

Bệnh tê chân là triệu chứng mà hầu hết ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần. Bệnh gặp ở các đối tượng, ở mọi lứa tuổi. Tê chân có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác khó chịu do bệnh gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày, để lâu, tê buồn chân tay có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như liệt cảm giác, chấn thương, nhiễm trùng do mất cảm giác.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tê chân còn phản ánh vấn đề về sức khỏe hoặc là triệu chứng sớm của các bệnh rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh, bệnh hệ thống, một số bệnh về xương khớp hay di chứng đái tháo đường, Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh tê buồn chân để sớm khỏi bệnh và phòng tránh những biến chứng do bệnh gây ra.

Theo các bác sỹ chuyên khoa, có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tê chân là nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý:

Nguyên nhân cơ học: triệu chứng tê chân thường xuất hiện sau khi ngồi lâu một tư thế, khi thay đổi từ ngồi chuyển sang đứng, sau khi mang vác vật nặng hoặc đứng lâu, nằm lâu, bắt chéo chân quá lâu,… Những trường hợp tê chân cơ học như thế này thường nghỉ ngơi sẽ hết.

Nguyên nhân bệnh lý: Bệnh tê chân có thể là triệu chứng của các bệnh lý như:

Chấn thương: chấn thương cột sống cổ, thắt lưng hoặc xương khớp vùng cằng chân, cổ chân có thể dẫn đến hiện tượng tê bì chân.

Thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, hoặc các bệnh tại cột sống thắt lưng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tê chân, thường bệnh nhân sẽ tê từ vùng lưng xuống mông, đùi và chân, có thể tê 1 hoặc 2 chân tùy thuộc vào mức độ chèn ép.

Đau thần kinh tọa: Các nguyên nhân làm đau thần kinh tọa cũng có thể dẫn đến tê chân.

Di chứng của bệnh đái tháo đường: Lượng đường trong máu cao và kéo dài có thể gây nên những tổn thương thần kinh ngoại vi, vì vậy gây nên triệu chứng tê bì chân tay. Nhiều người cho rằng đây là các biểu hiện sớm của những di chứng thần kinh ngoại biên của đái tháo đường. Lâu ngày, chính những rối loạn thần kinh ngoại vi này có thể gây nên những bệnh như biến chứng bàn chân đái tháo đường, bệnh nhân mất cảm giác bàn chân nên thường gặp phải những tổn thương bàn chân.

Đau xơ cơ hóa hoặc đa xơ cứng là các bệnh mạn tính gây nên triệu chứng tê chân.

Rối loạn thần kinh, suy giảm dẫn truyền thần kinh do sử dụng quá nhiều rượu bia cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp của bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tê chân

Trong đó, tê buồn chân tay là một trong những biến chứng thần kinh phổ biến ở các bệnh nhân bị đái tháo đường, đặc biệt là những người không kiểm soát tốt đường máu. Theo báo Dân Trí, tính chung có khoảng 60 – 70% người mắc đái tháo đường có biến chứng tê buồn chân tay. Đáng chú ý, ngay tại thời điểm mới phát hiện bệnh đái tháo đường, đã có gần 10% số người bệnh có biến chứng này với những biểu hiện cụ thể như cảm giác tê bì, kim châm, kiến bò, đau cơ; tê lạnh hoặc nóng bỏng, thậm chí là rát bỏng ở đầu ngón chân, ngón tay.

Thông thường, các nguyên nhân gây ra chứng tê buồn chân tay có thể được chia làm 2 loại chính và phải xác định được nguyên nhân cụ thể thì mới có cách điều trị và phòng ngừa tê buồn chân tay thích hợp:

– Do sinh lý: Là chứng tê buồn chân tay đột ngột mắc phải do giữ nguyên một tư thế quá lâu mà không đổi sang tư thế khác. Để khắc phục tình trạng này, chỉ cần thực hiện một vài động tác vận động, không cần dùng tới thuốc.

– Do bệnh lý: Tê buồn chân tay có thể là triệu chứng ban đầu hoặc biến chứng sớm của một số bệnh lý về thần kinh, bệnh nội tiết, bệnh thoái hoá xương khớp, bệnh rối loạn chuyển hoá như cao huyết áp, rối loạn lipid, đái tháo đường,…

Cách điều trị và phòng ngừa tê buồn chân tay

Điều trị tê buồn chân tay

Trong hầu hết các trường hợp, tê buồn chân tay là dấu hiệu cảnh báo sớm các tổn thương thần kinh ngoại vi do những chứng bệnh mãn tính như loãng xương, mỡ máu, đái tháo đường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Chẳng hạn với bệnh đái tháo đường, nếu không phát hiện sớm thì ban đầu sẽ là tê buồn chân tay rồi tới mất hẳn cảm giác, hệ dây thần kinh dẫn truyền máu tới các cơ quan xa nhất như đầu chi không lưu thông được dẫn tới hội chứng hoại tử chân, tay và buộc phải cắt cụt.

Đa các các trường hợp bị tê buồn chân tay đều kéo dài và lặp đi lặp lại hoặc do bệnh lý, vì vậy cần có cách điều trị và phòng ngừa tê buồn chân tay sớm và kịp thời để tránh những biến chứng xấu. Để điều trị các triệu chứng, phục hồi chức năng tay chân và ngăn ngừa biến chứng, người bệnh cần sử dụng những loại thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid (NSAIDS), kết hợp với dùng paracetamol, vitamin B theo đường tiêm hoặc đường uống, thuốc giãn mạch ngoại vi,…

Bên cạnh đó, cần xác định căn nguyên gây bệnh và điều trị tê buồn chân tay dựa theo căn nguyên đó. Chẳng hạn:

– Đái tháo đường: Cần kiểm soát tốt đường huyết.

– Thiếu vitamin: Cần bổ sung vitamin.

– Rối loạn chuyển hóa lipid máu: Cần có biện pháp kiểm soát lipid máu trong ngưỡng an toàn.

– Viêm khớp: Tiến hành điều trị viêm khớp.

– Thoái hoá cột sống: Tiến hành điều trị thoái hoá.

– Nhiễm độc: Điều trị tận gốc nhiễm độc.

Song song với đó, bệnh nhân cần bổ sung các vi lượng và khoáng chất như chondroitin sulfat và vitamin nhóm B như B1, B2, B6 có tác dụng nuôi dưỡng tế bào cơ và thần kinh, bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể có thể phản ứng lại các phản xạ thần kinh tốt hơn, có khả năng dự phòng và cải thiện triệu chứng đau mỏi, tê buồn chân tay do biến chứng thần kinh. Người bệnh cũng nên bổ sung thêm bạch quả Ginkgo biloba để bảo vệ dây thần kinh và tăng cường lưu thông máu, làm giảm những triệu chứng tê buồn chân tay; dùng cao Blueberry để chống lão hoá, ngăn sa sút trí tuệ và các gốc tự do.

Phòng ngừa tê buồn chân tay

Thay đổi lối sống là yếu tố mang tính quyết định trong việc điều trị và phòng ngừa tê buồn chân tay. Nếu là tê buồn chân tay do sinh lý, bệnh nhân chỉ cần vận động và rèn luyện sức khoẻ thường xuyên bằng những bài tập nhẹ nhàng, kết hợp xoa bóp để thư giãn chân tay. Trường hợp tê buồn chân tay do bệnh lý, cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị tận gốc nguyên nhân đó, đồng thời bệnh nhân cũng cần lưu ý một số điều sau:

– Tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục với mức độ vừa phải để cải thiện các triệu chứng của tình trạng tê buồn chân tay. Người bệnh có thể bắt đầu bằng các động tác đơn ginả, nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ mỗi ngày nhưng lưu ý không tập luyện quá sức. Các môn thể thao như bơi lội, đạp xe cũng được chứng minh là có tác dụng tốt với những bệnh nhân bị tê buồn chân tay.

– Ngủ đủ giấc: Điều quan trọng nhất để cơ bắp được thư giãn, nghỉ ngơi là ngủ đủ giấc, ngủ sâu mỗi ngày bởi thiếu ngủ sẽ khiến các triệu chứng của bệnh tê buồn chân tay trầm trọng thêm. Điều kiện lý tưởng cho một giấc ngủ sâu là sự thoải mái và yên tĩnh, đi ngủ đúng giờ và thức dậy sớm, môi trường mát mẻ và sạch sẽ.

– Không dùng các đồ uống chứa caffein: Hạn chế sử dụng các thức uống chứa caffein như nước ngọt, trà, cà phê, sô cô la; không hút thuốc lá và uống rượu bia bởi chứng chất này có thể khiến chứng tê buồn chân tay nặng thêm và dễ gây biến chứng nguy hiểm.

– Massage và thư giãn: Người bệnh có thể thử điều trị và phòng ngừa tê buồn chân tay bằng cách tắm và ngâm mình trong bồn nước ấm, kết hợp với xoa bóp chân tay để giúp cơ bắp được thư giãn. Những kỹ thuật thư giãn như yoga hoặc thiền cũng rất hiệu quả trong việc giảm stress – một trong những nguyên nhân có thể làm chứng tê buồn chân tay nặng thêm.

– Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Bệnh nhân cần tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thiếu hụt về chất và tăng cường uống vitamin bổ trợ như vitamin nhóm B, acid folic, canxi, sắt,…để quá trình điều trị và phòng ngừa tê buồn chân tay hiệu quả hơn.

Khi bị đau cấp tính, người bệnh có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc tân dược có tác dụng giảm đau cấp tốc như Vindermen, Vương Đường Khang,… Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc giảm đau tê buồn chân tay trong thời gian dài để tránh xuất hiện tác dụng phụ, nhất là đối với đường tiêu hoá, thận, gan,…

– Ngải cứu trắng: Lấy lá ngải cứu trắng đem rửa sạch, cho vào nước nóng với một chút muối rồi đắp vào các khớp bị tê mỏi. Mỗi khi bị tê buồn chân tay hoặc sưng khớp, bệnh nhân chỉ cần đáp ngải cứu muối ấm sẽ giúp giảm đau, giảm sưng nhanh chóng. Với những người có nguy cơ cao bị đau khớp như người già, người béo phì,… cũng có thể áp dụng bài thuốc này mỗi ngày để phòng bệnh tê buồn chân tay.

– Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng: Nước muối ấm pha gừng có tác dụng làm dịu cơn đau hiệu quả và phòng ngừa bệnh đau khớp cổ chân. Chỉ cần ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng từ 15 – 30 phút mỗi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn phòng ngừa được rất nhiều bệnh lý khác.

– Mễ nhân sống, đu đủ: Hai thứ rửa sạch rồi cho vào nồi nhỏ với 1 chén nước, đun lửa nhỏ cho tới khi mễ nhân chín mềm thì cho một chút đường kính vào. Kiên trì dùng bài thuốc này trong thời gian dài sẽ giúp điều trị và phòng ngừa tê buồn tay chân, đau lưng hiệu quả.

– Lá lốt: Lá lốt phơi khô 5 – 10 gram (hoặc 15 – 30 gram lá lốt tươi) đem sắc cùng 2 bát nước còn 1/2 bát, dùng trong ngày. Nên uống khi thuốc vẫn còn ấm và nên dùng sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày.

Hoặc dùng rễ các cây cỏ xước, vòi voi, bưởi bung và lá lốt, mỗi vị 30 gram, tất cả đều dùng tươi thái mỏng rồi sao vàng, sắc cùng 600ml nước còn 200ml, chia uống 3 lần trong ngày liên tục trong 7 ngày.

– Cỏ trinh nữ: Dùng rễ trinh nữ thái mỏng, tẩm rượu rồi sao cho thơm. Lấy khoảng 20 – 30 gram rễ trinh nữ đã sao thơm sắc cùng 400ml nước còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể đem nấu thành cao lỏng rồi pha rượu dùng dần.

– Mật ong, bột quế: Cách điều trị và phòng ngừa tê buồn chân tay đơn giản nhất là pha 1 cốc nước nóng với 1 thìa nhỏ bột quế và 2 thìa mật ong, uống 2 lần/ngày. Nếu dùng thường xuyên còn có thể chữa khỏi cả chứng viêm khớp mãn tính.