Xem Nhiều 5/2024 # Cách Trị Bệnh Vảy Nến Bằng Dầu Dừa Có Khỏi Không? # Top 1 Yêu Thích

Dầu dừa là sản phẩm được chiết tách từ cùi dừa già. Nguyên liệu này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ ẩm thực cho đến làm đẹp và cả trong điều trị bệnh. Trong dân gian, dầu dừa được dùng như một phương thuốc tự nhiên giúp khắc phục hầu hết các vấn đề về da liễu như viêm da, á sừng, nổi mẩn ngứa và cả bệnh vảy nến.

Đối với người bị vảy nến, dầu dừa cung cấp nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe cũng như làn da của người bệnh như:

Vitamin C: Có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, kích thích sản xuất collagen làm tăng độ đàn hồi của d. Chất này được bổ sung đầy đủ cũng giúp người bị vảy nến bảo vệ da hữu hiệu hơn trước tác hại của ánh nắng mặt trời, vi khuẩn, virus và các gốc tự do.

Vitamin E: Chất này được biết đến với khả năng chống oxy hóa, làm mềm vảy, tăng tính liên kết giữa các mô da khỏe mạnh. Qua đó làm giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị tổn thương.

Các loại axit: Axit lauric hay axit capric và hơn 20 loại khác được tìm thấy trong dầu dừa thể hiện rõ đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, tiêu viêm. Chúng giúp ức chế hoạt động của các tác nhân gây hại, ngăn ngừa nhiễm trùng da và nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân bị vảy nến.

Protein: Trong dầu dừa còn có nhiều protein. Đây là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và nuôi dưỡng các tế bào da để tổn thương do bệnh vảy nến gây ra nhanh được chữa lành.

Mặc dù có nhiều tác dụng tốt với người bệnh vảy nến nhưng dầu dừa cần phải được sử dụng đúng cách mới phát huy được hiệu quả tối ưu.

9 cách trị vảy nến bằng dầu dừa

Dầu dừa có thể được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến theo đường miệng và cả đường bôi ngoài da.

1. Chữa vảy nến từ bên trong bằng dầu dừa

Thêm dầu dừa vào trong chế độ ăn là một cách đơn giản để chống lại bệnh vảy nến từ bên trong cơ thể. Các dưỡng chất có trong dầu dừa khi được cơ thể hấp thụ sẽ hoạt động bằng cách khác viêm, kích thích tái tạo tế bào da mới để sửa chữa những tổn thương trên da do bệnh vảy nến gây ra.

Người bệnh có thể ăn dầu dừa theo những cách sau:

Nuốt trực tiếp 1 – 2 thìa cà phê dầu dừa mỗi ngày hoặc pha vào nước ấm uống trước khi ăn sáng khoảng 30 phút.

Dùng dầu dừa xào nấu món ăn

Thêm dầu dừa vào trong các món salad, rau củ trộn.

** Lưu ý:

Tránh ăn dầu dừa quá nhiều. Lượng tiêu thụ mỗi ngày không nên vượt quá 3 thìa dầu

Không chế biến dầu dừa ở nhiệt độ cao khiến dầu dừa bị biến chất

Khi dùng dầu dừa nên cắt giảm nguồn chất béo từ dầu thực vật khác.

2. Trị vảy nến bằng dầu dừa nguyên chất

Dầu dừa có thể được sử dụng đơn độc như một loại thuốc bôi trị bệnh vảy nến. Hình thức này khá đơn giản, không mất nhiều thời gian nên được đông đảo bệnh nhân lựa chọn.

– Chuẩn bị:

Dầu dừa nguyên chất, lượng dầu nhiều hay ít tùy thuộc vào diện tích da bị bệnh.

– Cách sử dụng:

Trước tiên, hãy làm sạch vùng da cần điều trị với nước ấm, dùng khăn lau hoặc để khô tự nhiên. Gạn một ít dầu dừa ra chén, lấy miếng bông gòn thấm đẫm dầu và nhẹ nhàng thoa lên những chỗ da bị viêm hoặc đóng vảy. Mát xa nhẹ nhàng vài phút để dầu thẩm thấu hết vào trong da và làm mềm các mảng vảy, kích thích tế bào chế bong tróc ra ngoài một cách tự nhiên.

– Tần suất thực hiện:

Thoa dầu dừa lặp lại mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Sau đó nên tránh nước để dầu dừa lưu lại trên da lâu hơn. Trường hợp bôi dầu dừa vào buổi tối, bạn có thể thực hiện trước khi đi ngủ và để như vậy sáng hôm sau mới rửa lại.

3. Mẹo chữa vảy nến bằng dầu dừa và tỏi

Tỏi cũng là một trong những nguyên liệu thiên nhiên được xem như khắc tinh của bệnh vảy nến. Loại gia vị này có đặc tính kháng sinh nhờ chứa chất allicin. Kết hợp tỏi với dầu dừa sẽ làm tăng công dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn ở nơi bị tổn thương, đồng thời giúp cải thiện sức đề kháng cho làn da của người bị vẩy nến.

– Chuẩn bị: – Cách sử dụng:

Tỏi lột vỏ, giã nát, bỏ vào trong một cái chén sạch. Thêm dầu dừa vào, trộn đều hỗn hợp. Cuối cùng đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh vảy nến khoảng 15 phút mới rửa lại.

– Tần suất áp dụng:

Khi trị vảy nến bằng dầu dừa theo cách này, bạn nên chăm chỉ thực hiện mỗi ngày 1 lần. Sau khoảng một tuần sẽ thấy làn da có sự thay đổi tích cực.

4. Bí quyết chữa vảy nến bằng dầu dừa kết hợp mật ong

Mật ong được biết đến với tác dụng dưỡng ẩm, sát trùng, làm nhanh lành tổn thương trên da. Bạn có thể tận dụng những đặc tính tốt này bằng cách kết hợp chung với dầu dừa để gia tăng sức mạnh điều trị, giúp việc chữa bệnh vảy nến tại nhà đạt hiệu quả tốt hơn.

– Chuẩn bị:

– Cách sử dụng:

Trộn hai nguyên liệu đã chuẩn bị cho đều. Trường hợp bị vảy nến ở nhiều nơi cùng lúc thì có thể tăng lượng dầu dừa và mật ong lên theo tỷ lệ đã hướng dẫn. Thoa một lớp mỏng hỗn hợp vừa tạo lên da sẽ giúp khu vực tổn thương mềm hơn và bớt viêm ngứa. Để ít nhất 30 phút đến 1 tiếng sau mới được lấy nước ấm rửa sạch lại da.

– Tần suất thực hiện:

Áp dụng đều đặn 3 – 4 lần trong tuần.

5. Điều trị vảy nến bằng dầu dừa và lỏng đỏ trứng gà

Thành phần vitamin D, K và protein có trong lòng đỏ trứng gà giúp có khả năng kích sản sinh collagen làm tăng độ đàn hồi cho da, giúp những vùng da bị tổn thương do bệnh vảy nến nhanh lành. Ngoài ra, nguyên liệu này cũng giúp dưỡng ẩm, xoa dịu kích ứng và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da cho người bệnh.

– Chuẩn bị: – Cách sử dụng:

Trứng gà tách lấy lòng đỏ rồi đem trộn chung với dầu dừa cho hai nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Sử dụng hỗn hợp này như một loại kem bôi để trị bệnh vảy nến. Sau khi thoa lên da, cố gắng giữ trong 20 phút trước khi rửa sạch da.

– Tần suất áp dụng:

Với cách trị vảy nến bằng dầu dừa và lòng đỏ trứng gà, cứ cách ngày người bệnh nên áp dụng một lần. Duy trì cho đến khi các triệu chứng chấm dứt hẳn thì ngưng.

6. Nha đam kết hợp với dầu dừa trị vảy nến

Nha đam với thành phần giàu axit amin và các loại khoáng tố, nha đam có tác dụng diệt khuẩn, ngừa sẹo và làm mờ vết thâm trên da để lại sau khi bị vảy nến. Sự kết hợp giữa dầu dừa với nha đam là một công thức trị bệnh hoàn hảo người bệnh không nên bỏ qua.

– Chuẩn bị:

1 miếng lá nha đam

Dầu dừa nguyên chất

– Cách sử dụng:

Nha đam gọt vỏ, xay nhuyễn, đem trộn chung cùng với dầu dừa. Cứ 2 phần nha đam thì lấy 3 phần dầu dừa. Sau bước làm sạch da, bạn lấy hỗn hợp vừa chế đắp lên những vị trí bị tổn thương và để 30 phút.

– Tần suất áp dụng:

Nha đam có tính tẩy mạnh nên nếu áp dụng hàng ngày sẽ có thể khiến da bị bào mòn, kích ứng và nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, bạn chỉ nên kết hợp dầu dừa với nguyên liệu này khoảng 2 lần trong tuần. Chú ý che chắn bảo vệ da cẩn thận khi ra nắng.

7. Trị vảy nến bằng nghệ và dầu dừa

Hoạt chất chống oxy hóa curcumin được tìm thấy nhiều trong nghệ sẽ giúp tăng khả năng tái tạo da, làm tổn thương mau khô và nhanh lên da non. Nghệ có thể phối hợp cùng với dầu dừa chữa vảy nến mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho da.

– Chuẩn bị:

Bột nghệ vàng hoặc tinh bột nghệ

Dầu dừa

– Cách sử dụng:

Trộn dầu dừa với bột nghệ sao cho được hỗn hợp sền sệt. Thoa một lớp mỏng vừa phải bao phủ lên toàn bộ vùng da bị ảnh hưởng. Rửa sạch lại da sau đó khoảng 2 giờ.

– Tần suất áp dụng:

Thực hiện cách trị vảy nến bằng dầu dừa và bột nghệ đều đặn mỗi ngày một lần để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

8. Trị vảy nến da đầu bằng dầu dừa

Trường hợp bị bệnh vảy nến da đầu, người bệnh có thể pha dầu dừa vào dầu gội đầu. Cách khác hiệu quả hơn là dùng dầu dừa thay thế cho kem ủ.

– Các bước thực hiện:

Dùng bông gòn thấm dầu dừa thoa lên toàn bộ da đầu, ưu tiên thoa nhiều hơn ở những khu vực bị bệnh vảy nến.

Dùng tay mát xa da đầu nhẹ nhàng trong vài phút để dầu dừa có khả năng thấm sâu vào bên trong phát huy công dụng kháng khuẩn và làm bong tróc vảy ra ngoài.

Sau đó cuốn tóc lại cho gọn gàng và lấy khăn quấn lại

Ủ khoảng 30 phút rồi tiến hành gội đầu lại với dầu gội như bình thường

– Tần suất áp dụng:

Mỗi tuần, người bệnh có thể trị vảy nến da đầu bằng dầu dừa theo cách trên 3 lần.

9. Điều trị vảy nến toàn thân bằng dầu dừa

Đối với người bị vảy nến toàn thân thì việc phải bôi dầu dừa ở nhiều khu vực sẽ thấy rất bất tiện, đặc biệt nếu vùng da bị tổn thương nằm phía sau lưng. Thêm dầu dừa vào trong nước tắm có thể giúp khắc phục nhược điểm trên.

– Chuẩn bị:

1 chậu nước ấm to hoặc xả nước đầy bồn tắm

5 muỗng dầu dừa

– Cách thực hiện:

Để sử dụng, bạn hãy lấy dầu dừa đổ vào chậu nước tắm. Quậy lên cho dầu tan đều vào trong nước. Ngâm mình vào trong chậu hoặc bồn tắm kết hợp mát xa toàn bộ cơ thể khoảng 10 phút. Sau khi tắm xong, lau khô toàn thân rồi mặc đồ vào mà không cần tắm lại với nước.

– Tần suất áp dụng:

Thực hiện mỗi ngày một lần để bệnh nhanh chóng có sự chuyển biến rõ rệt.

Trị vảy nến bằng dầu dừa có khỏi không?

Bệnh vảy nến chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Cũng như nhiều biện pháp tự nhiên khác, mẹo trị vảy nến bằng dầu dừa chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, làm giảm bớt các triệu chứng cho bệnh nhân và hạn chế sự lệ thuộc quá mức vào các loại thuốc tây vốn tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ.

Khi được sử dụng theo đường miệng, dầu dừa cung cấp các dưỡng chất có lợi để đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy trên da và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Trong khi đó nếu được sử dụng theo đường bôi, dầu dừa hoạt động bằng cách cân bằng độ ẩm trên da, giảm hiện tượng kích ứng, ngứa ngáy, sưng đỏ da, đồng thời ngăn chặn không cho vi khuẩn phát triển.

Mặc dù rất lành tính nhưng một số người có thể bị dị ứng sau khi dùng dầu dừa. Vì vậy, trước khi thoa dầu dừa trên diện rộng, bạn nên thử bôi một ít vào cổ tay trước. Sau khoảng 24 tiếng nếu không thấy vấn đề gì khác lạ thì mới tiếp tục điều trị.

Ngưng sử dụng ngay khi có dấu hiệu bị bị ứng với dầu dừa như: Da sưng đỏ, nổi phát ban, ngứa ngáy dữ dội hơn…

Trường hợp sau khi đã dùng dầu dừa vài ngày mà bệnh vảy nến vẫn tiếp tục nặng hơn thì cũng nên cân nhắc chuyển phương pháp điều trị khác.

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là vùng da bị bệnh bằng cách tắm rửa, thay quần áo thường xuyên.

Tránh để khu vực bị bệnh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng hay bất cứ chất nào có thể gây kích ứng da.

Tăng cường bổ sung các loại trái cây rau xanh, cá béo vào trong thực đơn cho người vảy nến. Hạn chế bia rượu, đồ ngọt, chất béo, gia vị cay.

Không hút thuốc lá

Tránh căng thẳng, stress

Tham gia các bộ môn thể dục thể thao vừa sức để nâng cao thể trạng tổng thể, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.

Ngoài ra, một vấn đề quan trọng không kém là cần đảm bảo dầu dừa được sử dụng để trị vảy nến phải là loại dầu sạch, nguyên chất, không pha lẫn tạp chất hay hóa chất bảo quản. Tốt nhất, người bệnh nên tự làm cho mình một hũ dầu dừa tại nhà để sử dụng khi cần thiết.

Cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà để trị vảy nến

Cách làm dầu dừa không khó, chỉ cần bỏ ra chút thời gian và sự kiên trì bạn sẽ có ngay một hũ dầu nguyên chất để sử dụng với một chi phí khá rẻ.

– Chuẩn bị:

1 kg dừa nạo

Một cái khăn trắng mỏng để lọc nước dừa

Máy xay sinh tố

– Cách làm:

Dừa nạo chỉ lấy phần cùi màu trắng vì nếu lấy cả cùi lẫn màu đen sẽ cho ra dầu có màu sắc không đẹp mắt

Bỏ hết dừa vào máy xay sinh tố, thêm vào một ít nước ấm xay cho đến khi cơm dừa nhuyễn mịn

Đổ hỗn hợp vào trong miếng khăn sạch đã chuẩn bị sẵn, bọc lại vắt lấy nước cốt dừa, bỏ bã

Đổ nước cốt dừa vào chảo, đun sôi, vặn nhỏ lửa nấu khoảng 1 – 1,5 tiếng nước dừa sẽ cô đặc và nổi phần dầu lên phía trên.

Dầu dừa thành phẩm đạt chuẩn có màu vàng nhạt hoặc vàng sậm, có mùi thơm béo ngậy đặc trưng của dừa. Bạn bỏ dầu vào trong hũ để sử dụng thay thế kem dưỡng ẩm hàng ngày và trị vảy nến mỗi khi bệnh tái phát.